Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đăng Trần

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

"Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình."

a,Từ "ta" ở đây là ai?Ý nghĩa của hành động "giật mình" của ta?

b,Chỉ ra từ láy trong đoạn thơ và giá trị biểu cảm của chúng

c,"Trăng" được dùng ở đây với nét nghĩa nào?

d,Viết 1 đoạn văn từ 5-7 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.Trong đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú.

Trịnh Ngọc Hân
10 tháng 5 2019 lúc 18:10

a)

-" Ta" ở đây là nhân vật trữ tình đã lãng quên đi quá khứ - tác giả.

- Hành động " giật mình" ở đây không đơn thuần là một phản xạ tự nhiên của con người, mà đó là sự đánh thức làm thức tỉnh những gì trong quá khứ. Để con người nhận ra những giá trị trong quá khứ mà mình đã vô tình lãng quên.

b)

- Từ láy: vành vạnh, phăng phắc.

-Giá trị biểu cảm: Từ láy "vành vạnh" như diễn tả hình ảnh vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng trong thiên nhiên bao la, bên cạnh đó nó còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, vẫn tròn đầy, không hề thay đổi

Từ láy" phăng phắc" như nhân hóa hình ảnh vầng trăng qua một cách nhìn thật nghiêm nghị, song cũng thật bao dung, độ lượng trước những lỗi lầm của con người vô tâm.

Nguyen
11 tháng 5 2019 lúc 19:08

Khổ thơ cuối bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy là triết lí mang hàm ý độc đáo, sâu sắc của bài thơ. Đúng vậy,nghệ thuật ẩn dụ "trăng cứ tròn vành vạnh" tượng trưng cho 1 quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên không thể phai mờ. Phép nhân hóa "trăng im phăng phắc" cho thấy trăng là 1 người bạn, 1 nhân chứng nghĩa tình mà hết sức nghiêm khắc. Trăng ko một lời trách cứ, bao dung, độ lượng. Tấm lòng bao dung, độ lượng mà nghiêm khắc ấy đã nhắc nhở nhà thơ và tất cả chúng ta ko bao h lãng quên quá khứ. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưnng quá khứ thì luôn tròn đầy, thủy chung và bất diệt. Ở trong câu thơ cuối, nhà thơ sử dụng tối đa nghệ thuật đối lập: cái tròn vành vạnh của vầng trăng đối lập vs sự bạc bẽo, vô tình của cong người; cái im phăng phắc của vầng trăng đối lập vs sự giật mình của con người. Cái giật mình nhìn lại thức tỉnh của con người thật đáng quý. Giật mình để nhìn lại chính mình, để cố gắng sống tốt hơn. Cái giật mình của ăn năn tự trách, giật mình để nhắc nhở bản thân ko đc lãng quên quá khứ nghĩa tình. Hình ảnh vầng trăng cuối bài thơ đột ngột bừng sáng thành ánh trăng vô cùng độc đáo, sâu sắc. Ánh tăng là tia sáng tỏa ra từ vầng trăng. Ánh trăng có khả năng soi rọi đến những góc khuất tăm tối nhất của tâm hồn con người, ánh trăng khiếm con người bừng tỉnh nhận ra sai lầm của mình. Trăng cảm hóa con người và nhắc nhở con người phải luôn luôn nhớ về quá khứ, trân trọng quá khứ. Ánh trăng nói riêng và bài thơ nói chung nhắc nhở chúng ta phải sống đúng đạo lí dân tộc: Uống nc nhớ nguồn.
*Mục đích của nghệ thuật là tác động đến tâm hồn của con người, làm thay đổi con người và xã hội theo hướng tích cực. Bài thơ "Ánh trăng" vs đặc sắc riêng biệt về nghệ thuật và nội dung đã hoàn thành nhân vật đó. Bài thơ hàm chứa trong đó bao nhiêu triết lí về cuộc sống và cả sự thức tỉnh đến toàn xã hội chúng ta.


Các câu hỏi tương tự
Lê Ngọc Mai
Xem chi tiết
nguyen huy hoang
Xem chi tiết
Uyên Nguyễn
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Tùng
Xem chi tiết
Thanh Yến
Xem chi tiết
๖ۣۜRαη ๖ۣۜMσɾĭ
Xem chi tiết
vũ đăng khoa
Xem chi tiết
Phương Thu
Xem chi tiết
Hiếu Cốc Cốc
Xem chi tiết