Ôn tập cuối năm phần hình học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
trâm lê

Tam giác ABC vuông tại A.( AC>AB). AH là đường cao. Từ trung điểm I của cạnh AC ta vẽ ID vuông góc với cạnh huyền BC. Biết AB=3cm, AC=4cm

a/ Tính độ dài cạnh BC

b/ Chứng minh tam giác IDC đồng dạng tam giác BHA

c/ Chứng minh hệ thức BD2-CD2=AB2

Nguyễn Lê Phước Thịnh
22 tháng 6 2020 lúc 18:22

a) Áp dụng định lí pytago vào ΔABC vuông tại A, ta được:

\(BC^2=AB^2+AC^2\)

\(\Leftrightarrow BC^2=3^2+4^2=25\)

hay \(BC=\sqrt{25}=5cm\)

Vậy: BC=5cm

b) Ta có: ID⊥BC(gt)

AH⊥BC(gt)

Do đó: ID//AH(định lí 1 từ vuông góc tới song song)

Xét ΔCAH có ID//AH(cmt)

nên ΔCID∼ΔCAH(định lí tam giác đồng dạng)

hay ΔIDC∼ΔAHC(1)

Xét ΔAHC và ΔBHA có

\(\widehat{AHC}=\widehat{BHA}\left(=90^0\right)\)

\(\widehat{HAC}=\widehat{HBA}\)(cùng phụ với \(\widehat{C}\))

Do đó: ΔAHC∼ΔBHA(g-g)(2)

Từ (1) và (2) suy ra ΔIDC∼ΔBHA(tính chất bắc cầu)

c) Ta có: \(AB^2=3^2=9\)(3)

Ta có: I là trung điểm của AC(gt)

\(CI=AI=\frac{AC}{2}=\frac{4}{2}=2cm\)

Xét ΔABH và ΔCBA có

\(\widehat{AHB}=\widehat{CAB}\left(=90^0\right)\)

\(\widehat{B}\) chung

Do đó: ΔABH∼ΔCBA(g-g)

\(\frac{AB}{CB}=\frac{AH}{CA}=\frac{BH}{BA}\)

hay \(\frac{3}{5}=\frac{AH}{4}=\frac{BH}{3}\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}AH=\frac{3\cdot4}{5}=2,4cm\\BH=\frac{3\cdot3}{5}=1,8cm\end{matrix}\right.\)

Ta có: HB+HC=BC(H nằm giữa B và C)

hay HC=BC-HB=5-1,8=3,2cm

Ta có: ΔCID∼ΔCAH(cmt)

\(\frac{CI}{CA}=\frac{CD}{CH}\)

\(\Leftrightarrow\frac{2}{4}=\frac{CD}{3,2}\)

hay \(CD=\frac{2\cdot3,2}{4}=1,6cm\)

Ta có: CD+BD=BC(D nằm giữa B và C)

hay BD=BC-CD=5-1,6=3,4cm

Ta có: \(BD^2-CD^2=\left(3.4\right)^2-\left(1.6\right)^2=9\)(4)

Từ (3) và (4) suy ra \(BD^2-CD^2=AB^2\)

Sự tâm
22 tháng 6 2020 lúc 18:41

C A B H D 4 3 I

a)xét \(\Delta ABC\) có:

Áp dụng định lí pitago ta có:

\(CB^2=AB^2+AC^2\)

\(\Leftrightarrow BC=\sqrt{AB^2+AC^2}\)

\(BC=\sqrt{3^2+4^2}=5\)

b)xét \(\Delta ABC\)\(\Delta ICD\)

\(\widehat{A}=\widehat{D}=90\)

\(\widehat{C}\) chung

\(\Rightarrow\Delta ABC\sim\Delta ICD\)

chứng minh tương tự ta có \(\Delta ABC\sim\Delta AHC\)

\(\Rightarrow\Delta ACD\sim\Delta AHB\left(\sim\Delta ABC\right)\)

C)Dễ dàng chứng minh DIDI là đường trung bình △AHC△AHC
⇒HD=DC⇒HD=DC
Mặt khác, ta cũng có BD2−CD2=(BD−CD)(BD+CD)=BC.BH=AB2BD2−CD2=(BD−CD)(BD+CD)=BC.BH=AB2 (hệ thức lượng cơ bản)


Các câu hỏi tương tự
Bts Taraexid
Xem chi tiết
Bts Taraexid
Xem chi tiết
Ctuu
Xem chi tiết
Tham Nguyen
Xem chi tiết
Tien Pham
Xem chi tiết
Vô Danh
Xem chi tiết
Whiteboy VN
Xem chi tiết
Nguyễn Mỹ
Xem chi tiết
Whiteboy VN
Xem chi tiết