Phản xạ không điều kiện | Phản xạ có điều kiện |
Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện | Trả lời các kích thích bất kì hay có điều kiện |
Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại |
Có tính chất cá thể và không di truyền được |
Có tính bền vững, tồn tại suốt đời | Có tính tạm thời, dễ mất đi nếu không được củng cố |
Trung ương thần kinh nằm ở trụ não và tủy sống | Trung ương thần kinh nằm ở lớp vở đại não |
Cung phản xạ đơn giản | Hình thành đường liên hệ tạm thời |
Số lượng hạn chế | Số lượng không hạn định |
Bẩm sinh | Được hình thành trong đời sống |
Trên là so sánh nha
Vd: -)PXCĐK:+) Tay chạm vào vật nóng, rụt tay lại
+) Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe lại
-) PXKĐK:+) Đi nắng, mặt đỏ, mồ hôi vã ra
+) Trời rét, môi tím lại, ngời run cầm cập và sởn gai ốc
Sự thành lâp và ức chế PXCĐK đối vs con người
- PXKĐK được hình thành ở trẻ mới sinh từ rất sớm
- ức chế PXCĐK xảy ra nếu PXCĐK đó không cần thiết đối với đời sống
- Sự hình thành và ức chế PXCĐK là 2 quá trình thuận nghịch, quan hệ mật thiết với nhau làm cơ thể thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi
- Ở người: học tập, rèn luyện các thói quen, các tập quán tốt, nếp sống văn hóa chính là kết quả của sự hình thành và ức chế PXCĐK
So sánh phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện ? Cho ví dụ minh họa ?
Phản xạ không điều kiện | Phản xạ có điều kiện |
- Trả lời với kích thích tương ứng (không diều kiện) - Mang tính bám sinh - Bền vững - Có tính chất di truyền - Số lượng hạn chế - Cung phản xạ đơn giản - Trung khu thần kinh: trụ não, tuỷ sống | - Trả lời với kích thích không tương ứng (có điều kiện) - Được hình thành trong cuộc sống (do luyện tập) - Không bền vững nên dễ bị mất khi không được củng cố - Không di truyền - Số lượng không hạn định - Cung phản xạ phức tạp, có đường liên hệ tạm thời - Trung khu thần kinh: vỏ não |
* Ví dụ:
- Phản xạ không điều kiện: Tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại.
- Phản xạ có điều kiện: Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ
Trình bày quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện ?
VD: Phản xạ tiết nước bọt khi có ánh đèn.
Khi bật đèn sáng thì trung khu thị giác hưng phấn (vùng thị giác ở thùy chẩm) làm chó quay đầu về phía ánh sáng (phản xạ không điều kiện) Khi chó ăn thì trung khu điều khiển sự tiết nước bọt ở trụ não bị hưng phấn làm nước bọt tiết ra (phản xạ không điều kiện) đồng thời trung khu ăn uống ở vỏ não cũng bị hưng phấn. Bật đèn chi cho chó ăn thì trung khu thị giác và trung khu ăn uống đều hưng phấn và có sự khuếch tán các hưng phấn đó trong não tạo đường liên hệ tạm thời giữa trung khu thị giác và trung khu ăn uống. Nếu kết hợp bật đèn (trước vài giây) mới cho chó ăn, sự kết hợp lặp đi lặp lại nhiều lần thì ta thành lập được phản xạ có điều kiện ở chó là chỉ bật đèn (không cho ăn) chó vẫn tiết nước bọt.