Ôn thi vào 10

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đỗ Quyên

undefined

[Ôn thi vào 10]

Câu I.

1. Giải các phương trình sau:

a. \(x-5=0\)

b. \(x^2-4x+3=0\)

2. Giải hệ phương trình: \(\left\{{}\begin{matrix}2x-y=1\\3x+y=4\end{matrix}\right.\)

Câu II.

Cho biểu thức: \(A=\left(\dfrac{x\sqrt{x}-1}{x-\sqrt{x}}-\dfrac{x\sqrt{x}+1}{x+\sqrt[]{x}}\right):\dfrac{2\left(x-2\sqrt{x}+1\right)}{x-1}\) (với \(x>0\) và \(x\ne1\))

1. Rút gọn biểu thức \(A\)

2. Tìm các số nguyên \(x\) để biểu thức \(A\) có giá trị nguyên

Câu III. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng (d): \(y=mx+1\) và parabol (P): \(y=2x^2\).

1. Tìm \(m\) để đường thẳng (d) đi qua điểm A (1;3)

2. Chứng minh rằng đường thẳng (d) luôn cắt parabol (P) tại hai điểm phân biệt A (\(x_1;y_1\)), B (\(x_2,y_2\)).

Hãy tính giá trị của biểu thức \(T=x_1x_2+x_2y_2\).

Câu IV.

Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn đường kính AD. Hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại E. Gọi F là điểm thuộc đường thẳng AD sao cho EF \(\perp\) AD. Đường thẳng CF cắt đường tròn đường kính AD tại điểm thứ hai là M. Gọi N là giao điểm của BD và CF. Chứng minh rằng:

1. Tứ giác CEFD nội tiếp đường tròn.

2. FA là đường phân giác của góc BFM.

3. BD.NE=BE.ND

Câu V.

Cho \(a,b,c\) là các số dương thỏa mãn: \(a^2+2b^2\le3c^2\).

Chứng minh rằng: \(\dfrac{1}{a}+\dfrac{2}{b}\ge\dfrac{3}{c}\)

Nguyễn Lê Phước Thịnh
22 tháng 3 2021 lúc 14:02

Câu I

1) 

a) Ta có: x-5=0

nên x=5

Vậy: S={5}

b) Ta có: \(x^2-4x+3=0\)

\(\Leftrightarrow x^2-x-3x+3=0\)

\(\Leftrightarrow x\left(x-1\right)-3\left(x-1\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left(x-1\right)\left(x-3\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x-1=0\\x-3=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=1\\x=3\end{matrix}\right.\)

Vậy: S={1;3}

2) Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}2x-y=1\\3x+y=4\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}5x=5\\2x-y=1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=1\\y=2x-1=2\cdot1-1=1\end{matrix}\right.\)

Vậy: Hệ phương trình có nghiệm duy nhất là (x,y)=(1;1)

Hồng Phúc
22 tháng 3 2021 lúc 16:55

II.

1.

\(A=\left[\dfrac{\left(\sqrt{x}-1\right)\left(x+\sqrt{x}+1\right)}{\sqrt{x}\left(\sqrt{x}-1\right)}-\dfrac{\left(\sqrt{x}+1\right)\left(x-\sqrt{x}+1\right)}{\sqrt{x}\left(\sqrt{x}+1\right)}\right].\dfrac{\left(\sqrt{x}-1\right)\left(\sqrt{x}+1\right)}{2\left(\sqrt{x}-1\right)^2}\)

\(=\left(\dfrac{x+\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}}-\dfrac{x-\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}}\right).\dfrac{\sqrt{x}+1}{2\left(\sqrt{x}-1\right)}\)

\(=2.\dfrac{\sqrt{x}+1}{2\left(\sqrt{x}-1\right)}=\dfrac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}-1}\)

2.

\(A=\dfrac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}-1}=1+\dfrac{2}{\sqrt{x}-1}\)

\(A\in Z\Leftrightarrow\sqrt{x}-1\inƯ_2=\left\{\pm1;\pm2\right\}\)

\(\Leftrightarrow\sqrt{x}\in\left\{0;2;3\right\}\)

\(\Leftrightarrow x\in\left\{0;4;9\right\}\)

Hồng Phúc
22 tháng 3 2021 lúc 17:05

III.

1.

\(A\left(1;3\right)\in\left(d\right)\Rightarrow m+1=3\Leftrightarrow m=2\)

2. 

Phương trình hoành độ giao điểm của \(\left(d\right);\left(P\right)\):

\(2x^2=mx+1\)

\(\Leftrightarrow2x^2-mx-1=0\left(1\right)\)

Vì \(\Delta=m^2+8>0,\forall x\) nên \(\left(1\right)\) luôn có hai nghiệm phân biệt

\(\Leftrightarrow\left(d\right);\left(P\right)\) luôn cắt nhau tại hai điểm phân biệt

Ở đây hình như là \(T=x_1x_2+y_1y_2\) chứ ạ.

Theo định lí Vi-et: \(x_1x_2=-\dfrac{1}{2}\)

\(T=x_1x_2+y_1y_2\)

\(=x_1x_2+4x^2_1x^2_2\)

\(=-\dfrac{1}{2}+4\left(-\dfrac{1}{2}\right)^2=\dfrac{1}{2}\)

Hồng Phúc
22 tháng 3 2021 lúc 17:16

V.

Áp dụng BĐT BSC:

\(\dfrac{1}{a}+\dfrac{2}{b}=\dfrac{1}{a}+\dfrac{4}{2b}\ge\dfrac{\left(1+2\right)^2}{a+2b}=\dfrac{9}{a+2b}\left(1\right)\)

\(\Leftrightarrow\dfrac{b+2a}{ab}\ge\dfrac{9}{a+2b}\)

\(\Leftrightarrow\left(b+2a\right)\left(a+2b\right)\ge9ab\)

\(\Leftrightarrow2a^2+2b^2-4ab\ge0\)

\(\Leftrightarrow2\left(a-b\right)^2\ge0\) đúng với mọi a,b

Ta cần chứng minh \(\dfrac{9}{a+2b}\ge\dfrac{3}{c}\)

Áp dụng BĐT BSC:

\(\dfrac{3}{c}\le\dfrac{3}{\sqrt{\dfrac{a^2+2b^2}{3}}}=\dfrac{3\sqrt{3}}{\sqrt{a^2+2b^2}}\le\dfrac{3\sqrt{3}}{\dfrac{1}{\sqrt{3}}\left(a+2b\right)}=\dfrac{9}{a+2b}\left(2\right)\)

Từ \(\left(1\right);\left(2\right)\Rightarrow\dfrac{1}{a}+\dfrac{2}{b}\ge\dfrac{3}{c}\)

Đẳng thức xảy ra khi \(a=b=c\)

Hồng Phúc
22 tháng 3 2021 lúc 17:42

IV.

1.

 

Ta có \(\widehat{ACD}=90^o\) (Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

\(\Rightarrow\widehat{EFD}=\widehat{ACD}=90^o\)

\(\Rightarrow CEFD\) nội tiếp

2.

Tương tự câu a ta chứng minh được \(ABEF\) nội tiếp

\(\Rightarrow\widehat{AFB}=\widehat{AEB}=\widehat{CED}=\widehat{CFD}=\widehat{AFM}\)

\(\Rightarrow FA\) là đường phân giác góc BFM

3.

Vì FA là phân giác góc BFM nên ta chứng minh được \(\widehat{BCA}=\widehat{MCA}\)

\(\Rightarrow\dfrac{BE}{NE}=\dfrac{BC}{NC}\left(3\right)\)

Mà AC vuông góc với CD nên CD là phân giác ngoài góc C của tam giác BCD

\(\Rightarrow\dfrac{BD}{ND}=\dfrac{BC}{NC}\left(4\right)\)

Từ \(\left(3\right);\left(4\right)\Rightarrow\dfrac{BE}{NE}=\dfrac{BD}{ND}\Rightarrow BD.NE=BE.ND\)


Các câu hỏi tương tự
Thanh Trúc
Xem chi tiết
Đỗ Quyên
Xem chi tiết
Anh Quynh
Xem chi tiết
Pink Pig
Xem chi tiết
Thảo
Xem chi tiết
Ngoc Anh Thai
Xem chi tiết
Đỗ Quyên
Xem chi tiết
Ngoc Anh Thai
Xem chi tiết
chanh
Xem chi tiết