Bài 1: Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Akai Haruma
9 tháng 9 2021 lúc 16:42

Bài 2:
Vẽ đường tròn tâm A bán kính 4 cm thì đề phải là xác định vị trí các điểm B,C,D với $(A;4)$ chứ em?

Ta thấy:

$OA=2\sqrt{2}\Rightarrow AC=2OA=4\sqrt{2}$ cm 

Vì $ABCD$ là hình vuông nên $AD=DC$. Xét tam giác vuông $ADC$ và áp dụng định lý Pitago:

$AD^2+DC^2=AC^2$

$AD^2+AD^2=(4\sqrt{2})^2$

$2AD^2=32\Rightarrow AD=4$

Vậy $AB=AD=4=R_{(A)}$ nên $B,D$ thuộc đường tròn $(A)$

$AC=4\sqrt{2}> R_{(A)}$ nên $C$ nằm ngoài đường tròn $(A)$

Akai Haruma
9 tháng 9 2021 lúc 16:44

Hình bài 2:

Akai Haruma
9 tháng 9 2021 lúc 16:51

Bài 3:

Vì $B$ đối xứng với $D$ qua $AC$ nên $AC$ chính là đường trung trực của $BD$

$\Rightarrow AD=AB, CD=CB$

$\Rightarrow \triangle ABC=\triangle ADC$ (c.c.c)

$\Rightarrow \widehat{ADC}=\widehat{ABC}=90^0$

Tứ giác $ABCD$ có tổng 2 góc đối $\widehat{ABC}+\widehat{ADC}=90^0+90^0=180^0$ nên là tgnt

Hay $A,B,C,D$ cùng thuộc 1 đường tròn

b.

$AC=\sqrt{AB^2+BC^2}=\sqrt{6^2+8^2}=10$ (cm) theo định lý Pitago.

Gọi $M$ là trung điểm $AC$. Như vậy, tam giác $ABC$ có $BM$ là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền $AC$ nên $BM=\frac{AC}{2}$

Tương tự, tam giác $ADC$ vuông tại $D$ có $DM$ là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền $AC$ nên $DM=\frac{AC}{2}$

Vậy $BM=DM=\frac{AC}{2}=MA=MC$ nên $M$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác $ABCD$

Bán kính: $R=\frac{AC}{2}=\frac{10}{2}=5$ (cm)

Akai Haruma
9 tháng 9 2021 lúc 16:52

Hình bài 3:


Các câu hỏi tương tự
The Moon
Xem chi tiết
The Moon
Xem chi tiết
The Moon
Xem chi tiết
Trang Nguyễn
Xem chi tiết
Đỗ Quỳnh Anh
Xem chi tiết
TRẦN PHÀM
Xem chi tiết
Gia Bảo
Xem chi tiết