Bài 6: Giải bài toán bằng cách lập phương trình.

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Đông

Mẫu số của một phân số lớn hơn tử số của nó là 3 đơn vị. Nếu tăng cả tử và mẫu của nó thêm 2 đơn vị thì được phân số mới bằng 1/2. Tìm phân số ban đầu.

Hoàng Anh Thư
7 tháng 2 2018 lúc 21:10

gọi tử số của phân số đã cho là x

thi mẫu số của phân số đã cho là x+3 (đkxđ:x khác -3)

tăng cả tử và mẫu thêm 2 đơn vị phân số mới là 1/2 ta có phương trình:

\(\dfrac{x+2}{x+3+2}=\dfrac{1}{2}< =>\dfrac{x+2}{x+5}=\dfrac{1}{2}=>2x+4=x+5\)

<=>x=1 (TMĐK)

vậy tử số là 1, mẫu số là 1+3=4,phân số đã cho là 1/4

Mai Euphemia
7 tháng 2 2018 lúc 21:11

gọi tử số là x(x thuộc Z,x khác -3) thì theo bài ra mẫu là x+3.

nếu tăng cả tử và mẫu của nó thêm 2 đơn vị thì ta được:

\(\dfrac{x+2}{x+3+2}\)=\(\dfrac{x+2}{x+5}\)

theo đề bài ta có phương trình:

\(\dfrac{x+2}{x+5}\)=\(\dfrac{1}{2}\)

<=>\(\dfrac{\left(x+2\right).2}{\left(x+5\right).2}\)=\(\dfrac{x+5}{\left(x+5\right).2}\)

=>(x+2).2=x+5

<=>2x+4=x+5

<=>2x-x=5-4

<=>x=1(thỏa mãn điều kiện)

ta có:tử số bằng 1

=>mẫu số bằng 1+3=4

vậy phân số ban đầu là \(\dfrac{1}{4}\)

Phạm Linh Phương
7 tháng 2 2018 lúc 21:13

Gọi tử số của phân số đó là x (đơn vị)

-Điều kiện thích hợp:x\(\in\)Z

Ta có phân số ban đầu\(\dfrac{x}{x+3}\)

Theo đề bài,nếu tăng cả tử và mẫu thêm 2 đơn vị thì được phân số mới là\(\dfrac{x+2}{x+5}\) và bằng \(\dfrac{1}{2}\) nên ta có phương trình sau:

\(\dfrac{x+2}{x+5}=\dfrac{1}{2}\)

\(\Leftrightarrow2\left(x+2\right)=x+5\)

\(\Leftrightarrow2x-x=1\)

\(\Leftrightarrow x=1\)

Vậy tử số của phân số ban đầu là 1

Thay:

\(\dfrac{x}{x+3}=\dfrac{1}{1+3}=\dfrac{1}{4}\)

Vậy phân số ban đầu là\(\dfrac{1}{4}\)

kuroba kaito
7 tháng 2 2018 lúc 21:14

gọi mẫu số là x(x≠0)

=> tử là x-3

nếu tăng cả tử và mẫu lên 2 đơn vị thì ta có mẫu mới là x+2

=> tử là x-3+2=x-1

khi đó ta được 1 phân số mới =\(\dfrac{1}{2}\) nên ta có pt

\(\dfrac{x-1}{x+2}=\dfrac{1}{2}\)

⇒x+2=2(x-1)

⇔x+2=2x-2

⇔x-2x=-2-2

⇔-x=-4

⇔x=4

vậy mẫu là 4

=> tử là x-3=4-3=1

phân số cần tìm là \(\dfrac{1}{4}\)


Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Kii
Xem chi tiết
Đã Ẩn
Xem chi tiết
Dang Thi Thao
Xem chi tiết
Đã Ẩn
Xem chi tiết
Vũ Thị Bích Phượng
Xem chi tiết
Diệp Đoàn Văn
Xem chi tiết
Harold Joseph
Xem chi tiết
tuimunhoi
Xem chi tiết