Đề bài : Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoàng Thùy Linh

lập dàn ý cho đề bài:''Nhân dân ta có câu:"đi một ngày đàng,học một sàng khôn''

B.Thị Anh Thơ
13 tháng 3 2019 lúc 17:31

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”
Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phông phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn” . Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.

II. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”

a. Nghĩa đen
- Đi: đi là đi đây đi đó, đi nhiều nơi, nhiều chỗ,… va tham gia nhiều hoạt động trong xã hội
- Sàng khôn: nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống, trong xã hội, sự tiếp thu khiến thức mới mẻ và nhiều.
b. Nghĩa bóng
- Bên ngoài xã hội có nhiều điều cần phải học tập
- Kiến thức vô cùng phong phú nên chúng ta nên không ngừng học tập
- Luôn biết mở mang kiến thức mọi lúc mọi nơi
- Luôn biết nắm bắt, đúc kết kinh nghiệm học được
- Biết được tầm quan trọng của việc học tập và việc tự học

2. Bình luận về câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”
- Câu tục ngữ có ý nghĩa hoàn toàn đúng
- Nên đi đây, đi đó để trao dồi kiến thức, hiểu biết
- Đi càng nhiều càng tốt,nhưng phải đi đúng cách
- Hiểu biết càng nhiều thì cách xử sự luôn tốt
- Hiểu biết nhiều vấn đề thì rất tốt cho bản thân
- Việc học như vậy sẽ có nhiều kinh nghiệm và giúp sch được cho xã hội

3. Phê phán những phương pháp học sai lầm
- Học vẹt, học tủ,…
- Không có hướng trong học tập, không biết học để làm gi
- Luôn ngại học tập, không có tinh thần học tập

III. Kết bài
- Khẳng định sự đúng đắn của câu tục ngữ
- Xác định mục tiêu học đúng đắn
- Có phương pháp học dúng đắn
Câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một câu tục ngữ khuyên chúng ta phải thường xuyên học hỏi và đúc kết kinh nghiệm. đó là một trong những kinh nghiệm rất có ích và hữu ích cho mỗi chúng ta. Bạn cần nên học hỏi và làm theo câu tục ngữ để có một kết học tập hiệu quả hơn.

Thảo Phương
13 tháng 3 2019 lúc 17:35

1. Mở bài:

- Tri thức rất cần thiết đối với con người.

- Muốn có tri thức thì phải học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống xung quanh.

- Ông cha ta thấy rõ tầm quan trọng của sự học hỏi nên đã khuyên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

2. Thân bài:

a/ Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:

* Nghĩa tường minh:

- Đi một ngày đàng: một ngày đi trên đường.

- Học một sàng khôn: thấy được nhiều điều mới lạ, học được nhiều điều hay, mở mang thêm trí óc.

* Nghĩa hàm ẩn: Tầm quan trọng của việc mở rộng học hỏi ra bên ngoài (về mặt không gian) để nâng cao hiểu biết và vốn sống.

b/ Bình luận:

- Ý nghĩa của câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Có chịu khó đi đó đi đây thì tấm nhìn mới được mở rộng, hiểu biết mới được nâng cao, con người sẽ khôn ra.

- Trên khắp các nẻo đường đất nước chỗ nào cũng có những cái hay, cái đẹp của cảnh vật, của con người. Đi nhiều, biết nhiều giúp con người trưởng thành, dày dạn và từng trải.

- Hiểu biết (khôn) càng nhiều, con người càng có cách xử thế đúng đắn hơn; làm việc có hiệu quả cao hơn; quan hệ với gia đinh và xã hội tốt hơn.

- Trong thời đại hiện nay, việc học hỏi lại càng cấn thiết, vấn đề đặt ra là học những điều mới mẻ, tốt đẹp, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Học là để làm chủ được mình, để đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

3. Kết bài:

- Học hòi là chuyện thường xuyên, trong suốt đời người để không ngừng nâng cao hiếu biết.

- Xác định mục đích của việc học là học điều hay lẽ phải, có ích cho bản thân, gia đình, xã hội.

- Phải có phương pháp học hỏi chủ động, sáng tạo và có chọn lọc: để đạt hiệu quả cao.



nguyễn thu hằng
28 tháng 3 2019 lúc 20:27

Kiến thức là sa mạc, chúng ta chỉ là hạt cát trên sa mạc đó mà thôi, không ai có thể vỗ ngực bảo là mình có thể biết hết mọi thứ trên thế giới. Đến những nhà khoa học người ta cũng mỗi người mỗi lĩnh vực chứ chẳng mấy ai một mình có thể nghiên cứu một lúc nhiều lĩnh vực được. Học chưa bao giờ thừa, chỉ có thể ta lười học hay không có thời gian để học mà thôi. Như Lê nin nói: “học, học nữa, học mãi”.

Nếu muốn tồn tại và thành công trong cuộc sống chúng ta cần có kiến thức và hiểu biết về bất cứ thứ gì, càng nhiều càng nhiều càng tốt. Không giới hạn ở đâu, vấn đề gì. Không ngừng học hỏi, không ngừng sáng tạo đó mới là con người có chí, chúng ta không chỉ học lý thuyêt suông, đơn thuần trong sách vở, chường trình học trên ghế nhà trường mà chúng ta cần tìm tòi và phát hiện những vấn đề mới và cần thiết mà chưa ai làm được, chưa tìm ra được, ông cha có câu “ học đi đôi với hành” thì mới nhanh phát triển và nắm kiến thức được, vì ta học và phát minh ra chủ yếu là phục vụ cuộc sống này mà thôi. Học là quá trình không biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ, chỉ khi chúng ta không đủ sức để học chứ còn sức khỏe, còn ham khám phá thì không gì ngăn cản được, đó là động lực, là nguồn cổ vũ to lớn để thứ tỉnh ý thức trong mỗi chúng ta.

Nếu chúng ta cứ ỷ lại, xem đó không phải là công việc của mình thì làm sao mà phát triển được, chỉ có những con người vì nước, vì dân, luôn lấy người thân và bạn bè ra là động lực để phấn đấu học hỏi. Ông cha ta đúc kết biết bao kinh nghiệm, để lại vô số câu ca dao, tục ngữ, đó là cả quá trình lao động và tìm tòi không biết mệt mỏi của nhiều thế hệ con người Việt Nam, học hôm nay chưa đủ thì ngày mai học, học hết cái này thì chuyển sang lĩnh vực khác.

Để đất nước có thể phát triển và sánh vai cùng bốn bể, năm châu thì ai nấy mỗi người mỗi việc, phải ra sức học tập và lao đông thật tốt để tăng thêm vốn hiểu biết và tri thức, góp phần vào vệc nâng cao đời sống tinh và trình độ học vấn, dân trí của nước ta, không những làm đẹp cho chính bản thân mình mà còn tô diểm cho xã hội mà mình đang sống.

Tự thân mỗi người phát tự học hỏi và sáng tạo lấy, đúc rút kinh nghiệm trong đời sống để có thể tự mình nắm vững kiến thức góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp hơn. Bản thân chúng ta phải biết đâu là điểm mạnh của mình để phát huy, đâu là điểm hạn chế để rèn luyện, chỉ có học tập và tôi luyện bản thân thì chúng ta mới có thể thấy được điều đó nó quan trọng đến mức độ nào.

Học, học nữa, học mãi, học tới lúc nhắm mắt xuôi tay, khi không còn gì để học nữa thì chúng ta mới có thể ngừng học, nhưng kiến thức là bao la, là vô tận mà chưa một ai có thể tự tổng hợp và thu nhặt đủ được tất cả kiến thức đó, chỉ có sự cố gắng không mệt mỏi, không ngừng nghỉ thì chúng ta mới có đủ kiến thức để lĩnh hộ hết tất cả kiến thức trong cuộ sống, càng học càng thấy bao la, nhưng nhất định không được nản trí.

Trong xã hôi văn minh của loài người, chỉ có những người có kiến thức và luôn có gắng để học tập và nỗ lực không ngừng để sáng tạo thì mới có thể thành công được, họ mới chính là người làm chủ, còn những người lười học, hay nhục chí thì trở thành chân tay, người làm thuê cho họ mà thôi. Ngoài tiền thì trí tuệ là thứ quan trọng nhất trong chính mỗi con người chúng ta.

Chúng ta những học sinh, sinh viên, những thế hệ tương lai của đất nước, phải quyết tâm học tập thật tốt, không ngừng học hỏi và phát huy sở trường để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp và báo ơn ông bà cha mẹ mình.

” Học cả đời, học nữa, học mãi” xã hội không ngừng phát triển chúng ta không tự mình trau dồi kiến thức ắt sẽ bị tụt hậu lại sau


Các câu hỏi tương tự
Jami Kuromi
Xem chi tiết
Ngô Thành Chung
Xem chi tiết
U Suck
Xem chi tiết
Hoàng Thanh Trúc
Xem chi tiết
Nguyễn Trang Bằng
Xem chi tiết
Ánh Dương Hoàng Vũ
Xem chi tiết
Ngọc Bùi Phan Bảo
Xem chi tiết
Dương Khánh Linh>.
Xem chi tiết
Nguyễn Châu
Xem chi tiết