Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Đề bài : Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngọc Bùi Phan Bảo

Giải thích nội dung câu ca dao đi một ngày đàng học một sàng khôn

Đỗ Thanh Thu
15 tháng 3 2017 lúc 8:37

Với câu ca dao này, ông cha ta khuyên dạy chúng ta rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải đi nhiều, phải đi đây đi đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình. Cũng cùng nội dung này , tục ngữ có câu ngắn gọn hơn : “Đi một ngày đàng học một sàng khôn .” Sau đậy , chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ .

Câu tục ngữ trên có nghĩa là gì ? Câu tục ngữ này có từ ngữ tương đối dễ hiểu chỉ có từ “sàng khôn ” và từ “ngày đàng” . Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Ngày đàng là từ biến âm của đường , cách dùng thời gian để đo đường đi . Còn sàng khôn là dụng cụ bằng tre , nứa dùng để sàng , sấy gạo. ” Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải học ngoài xã hội , chứ không chỉ học ở trong trường, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

Trong thực tế , nhiều người đã áp dụng câu tục ngữ và thành công trên đường đời . Hồi xưa , nhân dân ta không có cơ hội ra nước ngoài mà chỉ ở một chỗ để làm việc nên họ không có nhiều kinh nghiệm , những kĩ thuật tiên tiến của các nước khác . Ngày nay , một số nơi đã thay đổi , họ thu hoạch được sản lượng tốt nhiều hơn là do họ học được những phương pháp trồng trọt tốt của nước ngoài . Sách vở không phải là đầy đủ những kiến thức ta cần . Có những cái mà chỉ có tận mắt chứng kiến , tận tai nghe ngóng thì mới có như câu “Trăm nghe không bằng mắt thấy” . Đi thực tế giúp ta hiểu thấu đáo cuộc đời hơn . Không những nó giúp ta trau dồi kiến thức mà còn giúp ta biết cách làm người tốt . Nó giúp ta biết cách đối nhân xử thế , biết cái nào phải cái nào trái để áp dụng vào đời sống . Bác Hồ đã lên tàu sang các nước khác để tìm đường cứu nước . Bác đã học được nhiều chiến thuật , chiến lược hay để tìm đường lối thích hợp chống giặc .

Làm sao để thực hiện đúng câu : “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” ?Người ta vẫn thường nói : “ Học phải đi đôi với hành .” Vì thế , chúng ta phải áp dụng kiến thức vào thực tiễn . Chúng ta phải học cách làm việc để thực hiện mục đích của mình . Chúng ta có đi đâu chăng nữa mà sử dụng phương pháp : “ cưỡi ngựa xem hoa” thì cũng như không đi . Vậy làm sao để khắc phục khuyết điểm đó ? Khi đi , chúng ta phải quan sát kĩ , hỏi mọi người để thấm thía ý nghĩa của cái mình thấy . Sau đó , chúng ta ghi nhớ trong đầu , ghi chép vào sổ tay rồi tìm cách ứng dụng vào thực tế .

Tóm lại , câu tục ngữ trên là một chân lí cho những ai khao khát học hỏi , muốn khám phá những điều mình chưa biết . Xã hội ngày càng phát triển , khoa học kĩ thuật ngày càng cải tiến , bức phá trên nền kinh tế hiện đại hóa này . Vì thế , chúng ta cần đi khắp nơi học hỏi những diều hay , lẽ phải để không bị tụt hậu với thế giới . Nhiều học sinh , sinh viên đang rất cố gắng để được đi du học ở nước ngoài . Đó là những gương điển hình cho câu tục ngữ này . Những người đó sẽ thành công trong tương lai , thực hiện lời mong muốn của Bác Hồ : “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không ? Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cừơng quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công họ tập của các em. .”

​chúc p hk tốt

Trương Hoàng Khánh Linh
8 tháng 4 2017 lúc 20:20

Đề bài: Hãy giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Bài làm:

“Kiến thức”, nó có lẽ là một thứ vô tận mà không ai có thể biết hết được. Khi ta biết hay học được một kiến thức mới nào đó, ta lại tìm tòi, suy nghĩ, và muốn đi sâu hơn những kiến thức ấy. Nó tạo cho ta sự tò mò, muốn biết những gì mà ta chưa biết. Ta lại càng phải học hỏi thêm từ thế giới bên ngoài để mở rộng thêm tầm hiểu biết .Từ đó, ông cha ta đã đúc kết ra một câu nói mà trong đó chứa đựng nhiều giá trị: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Câu nói ấy quả là không sai! Đó là câu nói mà ông cha ta đã đúc kết lại để truyền lại cho con cháu thế hệ đời sau. Kiến thức như đại dương bao la, mà mỗi chúng ta chỉ như là một giọt nước nhỏ bé trong kiến thức bao la ấy. Vì vậy, nếu như ta không muốn thành những giọt nước nhỏ bé ấy, thì điều đầu tiên cần làm là học.

Cái câu nói ấy có hai vế:

+Vế thứ nhất: “Đi một ngày đàng”

Ngày xưa, ông cha ta không có cách đo độ dài của đường họ đi như ngày nay, mà ông cha ta chỉ biết đo đoạn đường họ đi bằng ngày.

+Vế thứ hai: “Học một sàng khôn”

Bạn hãy nghĩ về thứ đơn giản nhất: Sàng gạo! Người nông thôn như chúng ta chắc hẳn ai cũng biết về nó. Sàng gạo là sàng ra những vỏ lúa để lấy ra những hạt gạo thơm ngon, như chúng ta “sàng” ra những kiến thức mới từ trong những kiến thức cơ bản vậy!

Nói chung, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” có hàm ý: Hãy học hỏi thêm, mở rộng hiểu biết thêm từ thế giới bên ngoài. Nhưng trước khi làm việc ấy, ta có thể tìm hiểu thêm những kiến thức mới trong các kiến thức cơ bản mà ta đã biết. Lỡ như ta lại bỏ qua những kiến thức mới mẻ đó thì sao? Chắc gì những kiến thức ngoài cuộc sống bên ngoài lại nhiều hơn những kiến thức mới trong đó?

Tôi nói vậy, chưa chắc gì đúng, cũng chưa chắc gì đã sai. Thật vậy! Nếu như bạn mỏi mệt trước những kiến thức trong sách, thì hãy thư giãn một tí nhé! Hãy ra ngoài của sổ và cảm nhận được sức sống của thiên nhiên. Rồi tự nhiên bạn sẽ thấy có nhiều điều bất ngờ! Kiến thức không phải lúc nào cũng có ở trong sách, mà ngoài tự nhiên, có nhiều điều bất ngờ mà ta có thể không ngờ đến được.

Bây giờ đã là thời hiện đại, không giống như ngày xưa nữa. Bây giờ đã có Internet, muốn biết cái gì thì cứ lên tra Google là biết. Nhưng chưa chắc gì, lúc nào trên mạng cũng đúng nhé! Ở trên đó chỉ là những bàn luận, những suy nghĩ của mỗi người trên mạng mà thôi. Chả lẽ, lúc ta lên mạng để tìm kiếm những kiến thức mới, mà ta gặp phải những ý kiên trái chiều, rồi ta lại bình luận cái này đúng, cái này sai, như vậy đó có phải là tiếp thu thêm kiến thức cho ta không? Đừng có khép kín mình như vậy! Hãy bật ra khỏi giường, ngừng ôm cái laptop, ipad đi! Bạn hãy đi ra thế giới bên ngoài, rồi bạn sẽ biết đó là những kiến thức mà bạn cần hay không.

Đó là một sự khác biệt lớn giữa nhìn nhận thông qua người khác và trực tiếp nhìn nhận từ thế giới bên ngoài.

Kiến thức như một đại dương bao la, từ đại dương này sang đại dương khác, giống như từ kiến thức này sang kiến thức khác, làm cho ta không bao giờ ngừng học hỏi, qua nơi này sang nơi khác để trau dồi thêm kiến thức. Đó cũng là cái “ngại” của một số người. Như vậy, nó cũng chả khác gì như câu nói của người Phương Tây:

“Hỏi một câu chỉ dốt trong chốc lát,

Không hỏi thì sẽ dốt nát cả đời.”

Đi nhiều, học hỏi nhiều là một thứ đáng quý mà ta không nên lãng phí nó trong đời. Nhờ nó, ta có thể xử lí được những chuyện bên ngoài cuộc sống mà không cần ai giúp đỡ hay tư vấn. Hãy tự vận động trí óc của mình để trở thành một con người trưởng thành. Chúng ta chỉ mãi mãi nhỏ bé khi chỉ biết dúi đầu vào máy tính, laptop trong một căn phòng nhỏ bé. Mỗi người chỉ có một lần sống, đừng bao giờ lãng phí thời gian để học hỏi, trau dồi thêm kiến thức mới.

Cuốc sống ngày càng hiện đại, ta ngày một lớn hơn. Vì thế, hãy bắt những chuyến đi xa, để trải nghiệm những chuyến đi ấy bằng cách học tập từ người khác.

Nguyễn Huế
3 tháng 5 2017 lúc 22:20

Ngay cả những người tài giỏi nhất cũng chưa chắc biết hết tất cả mọi điều trên trên thế gian này. Chính vì vậy, kiến thức luôn là một kho tàng mênh mông đối với loài người. Càng tìm hiểu, càng học hỏi chúng ta mới thấy rằng kiến thức rất rộng lớn và sự hiểu biết của chúng ta mới chỉ là một phần rất nhỏ. Chính vì thế mà chúng ta cần phải tìm tòi hơn nữa, học hỏi hơn nữa như câu tục ngữ “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” của cha ông ta ngày xưa để lại.

Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một lời khuyên, lời dạy của cha ông ta trong học tập và cuộc sống. Theo nghĩa tường minh thì “đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là những hiểu biết, học hỏi thêm nhiều điều mới mà ta bắt gặp trên đường đi ấy.

Câu tục ngữ có hai vế “một ngày đàng” và “một sàng khôn” rất đăng đối, cân xứng nhau. Hơn nữa nó còn thể hiện sự tăng tiến đồng đều. Hai vế câu tục ngữ ngữ này cùng nhằm làm sáng lên ý nghĩa: cần phải thoát khỏi vỏ bọc chật hẹp, đi ra ngoài để thăm thú, tiếp xúc với những điều mới mẻ xung quanh, hiểu biết và học hỏi để trở thành người uyên bác hơn, tốt đẹp hơn. Hơn thế nữa “sàng khôn” còn có ý nghĩa thể hiện sự chắt lọc, tiếp nhận những kiến thức tinh túy, tốt đẹp ở bên ngoài để trau dồi sự hiểu biết và kiến thức của bản thân mình. Từ đó việc hỏi học mới là đúng đắn, có ích và có hiệu quả cao.

giai-thich-cau-tuc-ngu-di-mot-ngay-dang-hoc-mot-sang-khon

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” – Văn lớp 7

Trong cuộc sống và đối với mỗi người, câu tục ngữ này thực sự có ý nghĩa rất quan trọng. Sự hiểu biết giúp cho con người trở nên tốt đẹp hơn, sống văn minh hơn. Chính vì thế mà ai cũng muốn bản thân mình hiểu nhiều, biết rộng và trở nên tài giỏi. Muốn vậy thì chúng ta không thể không bước ra khỏi bốn bức tường chật hẹp để đến với thế giới rộng lớn bao la với vô vàn những điều mới mẻ đang chờ đón. Nếu có điều kiện thì hãy đi xa, đến thăm những vùng miền khác nhau để bạn hiểu hơn về con người, về cuộc sống. Nếu không thì cũng không cần đi xa, chỉ cần bước ra đường là bạn cũng có thể học hỏi được một vài điều.

Có thể bạn gặp một cụ già ăn xin, bạn hiểu rằng cuộc sống của nhiều người hãy còn khốn khó, bạn biết trân trọng cuộc sống của mình hơn và giúp đỡ những người nghèo khổ hơn mình. Có thể bạn sẽ gặp một người nào đó vô tình mỉm cười với bạn, và khi ấy, bạn quên đi nỗi buồn của mình, bạn thấy rằng một nụ cười đôi khi cũng giúp cho con người ta có thêm động lực và trở nên lạc quan hơn. Còn rất rất nhiều điều mà khi bạn bước ra ngoài “đường”, ngoài thế giới bạn mới có thể cảm nhận trọn vẹn được. Đôi khi sự học hỏi không chỉ dành cho riêng bản thân bạn mà bạn có thể đem sự hiểu biết của mình truyền giảng cho người khác nữa. Đó cũng là một sự học hỏi có ích cho tất cả mọi người.

Ngày nay, tuy rằng chúng ta đã có thể dễ dàng tìm kiếm, tra cứu các thông tin, kiến thức trên mạng internet nhưng điều đó không có mấy tác dụng đối với sự hiểu biết của chính bản thân chúng ta. Những thông tin đó đa phần là một chiều, là do người khác nói lên. Còn bạn, bạn có cảm thấy như vậy hay không, bạn muốn biết đúng – sai, thực – hư thế nào thì chỉ có cách là bước ra ngoài để tụ trải nghiệm và thực chứng. Điều này sẽ cho thấy rằng, việc ngồi ở nhà lướt net đọc báo và việc bước ra ngoài tự tìm hiểu khác xa nhau vạn dặm. Bởi lẽ đó, con người chúng ta không nên phụ thuộc vào những thông tin có sẵn. Hãy đi để thực nghiệm và học hỏi, tích lũy vốn sống cho chính bản thân mình.

Mặc dù câu tục ngũ xuất hiện từ xa xưa nhưng cho đến hoàn cảnh hiện nay, câu tục ngữ vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập quốc tế, bởi vậy mỗi người chúng ta cũng cần phải có ý thức tự giác học tập, tìm tòi để vươn ra thế giới, hòa nhập với thế giới. Khi còn đang học tập trong các nhà trường thì mỗi học sinh chúng ta được tiếp cận với các tri thức quý giá của nhân loại mọt cách bài bản, có chọn lọc. Bởi vậy, chúng ta cần phải nỗ lực trong học tập và rèn luyện. Hơn nữa, học không chỉ là trong sách vở mà còn là học thầy cô, bạn bè, học từ những điều trong cuộc sống thân quen hàng ngày.

Kiến thức là một kho tàng khổng lồ của nhân loại và việc học là cả một quá trình dài, không bao giờ là thừa, là đủ cả. Chính vì thế, không phải điều nào chúng ta cũng có thể biết hết, học hết được. Hãy học hỏi, tích lũy những điều hữu ích, thiết thực với bản thân, tránh tiếp thu những thói hư tật xấu để trở thành người tốt, làm những việc tốt cho gia đình và xã hội. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” chính là một bài học quý báu đối với tất cả mọi người chúng ta. Việc học hỏi là không ngừng và học hỏi hơn nữa là điều rất cần thiết để hoàn thiện bản thân và xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn.

pham thi binh
20 tháng 3 2018 lúc 19:57

Bài làm

Kiến thức luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm.

Câu tục ngữ có hai vế, hiểu theo nghĩa tường mình thì “Đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là chúng ta biết thêm được một điều gì đó bắt gặp ở trên đường.

Xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng hãy ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không tụt hậu. Thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi.

Câu tục ngữ vừa nói đến thời gian vừa nói đến không gian. Chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ. Chúng ta sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.

Thực sự câu tục ngữ này có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người. Ai cũng muốn bản thân mình hiểu nhiều, biết nhiều, được đi đó đi đây để am hiểu thêm nét văn hóa vùng miền. Vốn sống sẽ được bồi đắp sau mỗi chuyến đi. Không nhất thiết phải đi xa, đi bao lâu, chỉ cần bạn bước chân ra khỏi nhà và nhìn thế giới này đang trôi. Bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển động bất ngờ của kiến thức, nếu bạn không chịu tìm hiểu thì bạn sẽ mãi không trưởng thành được.

Có rất nhiều người bảo rằng bây giờ lên mạng Internet tìm kiếm thì đầy rẫy ra, cần gì phải đi cho mệt, cho tốn thời gian. Nhưng bạn có biết rằng những thông tin đó chỉ một chiều người đi họ cảm nhận được, còn bạn, bạn chỉ biết đọc và thấy rằng ừ nó đúng hoặc ừ nó sai thôi sao. Cùng một sự việc đó nhưng sự khác nhau giữa việc ngồi nhà đọc báo và ra ngoài nghe ngóng, tận mắt chứng kiến thì điều bạn nhận lại sẽ khác hẳn đó.

Đây chính là sự khác biệt giữa thông qua người khác và việc trực tiếp nhìn nhận đánh giá sự việc.

Kiến thức như biển cả mênh mông, đi rồi sẽ đến, đến rồi sẽ biết cần phải làm gì, học gì để có thể tồn tại. Không ngừng học hỏi từ người khác, từ mảnh đất khác để trau dồi thêm kiến thức của bản thân mình. Đây là điều mà rất nhiều người vẫn “ngại” học hỏi.

Việc đi nhiều, tìm hiểu nhiều nguồn kiến thức không những bổ sung thêm cho bạn một hệ thống kiến thức lớn mà còn khiến bạn có thể tự tin để xử lý mọi chuyện. Kinh nghiệm luôn được đúc rút từ những va vấp, từ những chuyến đi như vậy. Chúng ta rồi sẽ trưởng thành khi va chạm nhiều, còn chúng ta chỉ mãi mãi nhỏ bé khi cứ nhốt mình trong một căn phòng, và ôm mớ kiến thức có được trên mạng như thế.

Đối với những người trẻ thì việc đi và tìm hiểu thông tin, kiến thức lại là rất cần thiết. Vì các bạn đang ở lứa tuổi sống để trải nghiệm, để trưởng thành. Môi trường học đường, bạn bè, và rất nhiều người nữa sẽ khiến cho bạn học hỏi được rất nhiều điều.

Xã hội đang ngày càng phát triển, nhu cầu cần những người hiểu biết ngày càng nhiều. Bởi vậy hãy trải nghiệm bằng những chuyến đi, bằng việc học tập người khác.

Chúc pn hc tốt tick nhá

vu thi thu hien
30 tháng 4 2018 lúc 21:46

Xã hội loài người phát triển được như ngày nay là nhờ quá trinh tìm hiểu nhận thức, tích luỹ và không ngừng nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người. Muốn có tri thức thì phả học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống, ông cha ta xưa kia để nhận thức rất đúng đắn về sự cần thiết của việc mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết đối với mỗi người nên đã khuyên nhủ, động viên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Xã hội Việt Nam trước đây là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ, lạc hậu. Người dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong luỹ tre xanh, ranh giới của cộng đồng làng xã. Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng, số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi. Vì vậy, trình độ hiểu biết của mọi người nói chung rất thấp vá khó mà mở rộng hoặc nâng cao lên được.

Tuy vậy, trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, vẫn loé lên những tia sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chỉ cần đi một ngày đàng (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được một sàng khôn. Đây là hình ảnh cụ thể, gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người. Nếu chịu khó đi xa thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích trong cuộc đời, bởi trên khắp các nẻo đường đất nước, nơi nào cũng có vô vàn những điều hay, điều lạ.

Để động viên tinh thần học hỏi của con cháu, ông cha xưa đã có những câu ca dao nội dung tương tự như câu tục ngữ trên: Làm trai cho đáng nên trai. Phú Xuân cùng trải, Đồng Nai cũng từng; Làm trai đi đó đi đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn. Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hỏi là điều quan trọng, cần thiết và đáng khuyến khích.

Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, giúp ích cho gia đình, xã hội được nhiều hơn. Hiểu biết càng nhiều, con người càng có cách xử thế đủng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội.

Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc học tập để mở mang nhận thức va hiểu biết của mỗi người càng trở nên cấp bách. Muốn xoá bỏ tình trạng lạc hậu, muốn rút ngắn sự cách biệt giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới, chúng ta chỉ có một con đường là học: Học, học nữa, học mãi như lời Lênin đã dạy. Vấn đề đặt ra là phải học những điều hay, lẽ phải, những điều thiết thực, bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Không nên học theo điều dở, điều xấu, có hại đến bản thân, gia đình và xã hội.

Hiện nay, việc đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa. Ai cũng có quyền tự do đi lại, học hành, kể cả ra nước ngoài. Học hỏi bằng con đường tham quan, du lịch; học hỏi bằng con đường du học... Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm, những kiến thức khoa học mới mẻ, tiên tiến của nhân loại, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dân tộc.

Học hỏi không phải là chuyện ngày một, ngày hai mà là chuyện của cả đời người. Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở cuộc sống. Việc nâng cao hiểu biết là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Vì vậy chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao. Có tri thức, chúng ta mới làm chủ được bản thân, mới đóng góp hữu ích cho gia đình, xã hội. Học vấn làm đẹp con người - đó cũng là điều ông cha muốn nhắn gửi đến chúng ta. Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là lời khuyên quý báu của người xưa; đến nay nó vẫn là bài học quý báu đối với tuổi trẻ trên con đường tạo dựng sự nghiệp.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/tuc-ngu-viet-nam-co-cau-di-mot-ngay-dang-hoc-mot-sang-khon-hay-giai-thich-va-binh-luan-cau-tuc-ngu-do-c37a17914.html#ixzz5EAREe5kB


Các câu hỏi tương tự
Jami Kuromi
Xem chi tiết
Nguyễn Trang Bằng
Xem chi tiết
Nguyễn Châu
Xem chi tiết
Ngô Thành Chung
Xem chi tiết
HồngVy________2007
Xem chi tiết
Hoàng Thanh Trúc
Xem chi tiết
Hoàng Thùy Linh
Xem chi tiết
U Suck
Xem chi tiết
Dương Khánh Linh>.
Xem chi tiết