CHƯƠNG IV: OXI - KHÔNG KHÍ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hóa Vui

Giúp mình 3 bài nhé

Bài 1 : Khi nung nóng kali pemanganat KMnO4 , chất này bị phân hủy tạo ra khí oxi và hỗn hợp chất rắn . Tính khối lượng KMnO4 cần dùng để sinh ra lượng oxi đủ để đốt cháy 1,6 gam lưu huỳnh

Bài 2 :Trong phòng thí nghiệm , khi đốt cháy sắt trong oxi ở nhiệt độ cao thu được oxit sắt từ Fe3O4

a) Tính khối lượng sắt và thể tích khí oxi ( đktc ) cần dùng để điều chế được 6,96 gam Fe3O4

b) Tính khối lượng kali clorat KClO3 cần dùng để điều chế được lượng oxi dùng cho phản ứng trên .

Bài 3 : Đốt cháy hoàn toàn 2,7 gam nhôm trong không khí .

a) Tính thể tích không khí cần dùng ở đktc ? Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí .

b) Tính khối lượng chất tạo thành sau phản ứng ?

Petrichor
14 tháng 2 2019 lúc 14:57

Bài 1 : Khi nung nóng kali pemanganat KMnO4 , chất này bị phân hủy tạo ra khí oxi và hỗn hợp chất rắn . Tính khối lượng KMnO4 cần dùng để sinh ra lượng oxi đủ để đốt cháy 1,6 gam lưu huỳnh
Giải:
\(n_S=\dfrac{1,6}{32}=0,05\left(mol\right)\)
PTHH: \(S+O_2-t^o->SO_2\) (1)
Theo PT (1) ta có: \(n_{O_2}=n_S=0,05\left(mol\right)\)
PTHH: \(2KMnO_4-t^o->K_2MnO_4+MnO_2+O_2\uparrow\) (2)
Theo PT (2) ta có: \(n_{KMnO_4}=\dfrac{0,05.2}{1}=0,1\left(mol\right)\)
=> \(m_{KMnO_4\left(cầndùng\right)}=0,1.158=15,8\left(g\right)\)

Petrichor
14 tháng 2 2019 lúc 15:11

Bài 2 :Trong phòng thí nghiệm , khi đốt cháy sắt trong oxi ở nhiệt độ cao thu được oxit sắt từ Fe3O4

a) Tính khối lượng sắt và thể tích khí oxi ( đktc ) cần dùng để điều chế được 6,96 gam Fe3O4

b) Tính khối lượng kali clorat KClO3 cần dùng để điều chế được lượng oxi dùng cho phản ứng trên .
Giải:
\(n_{Fe_3O_4}=\dfrac{6,96}{232}=0,03\left(mol\right)\)
PTHH: \(3Fe+2O_2-t^o->Fe_3O_4\) (1)
a. Theo PT (1) ta có: \(n_{Fe}=\dfrac{0,03.3}{1}=0,09\left(mol\right)\)
=> \(m_{Fe}=0,09.56=5,04\left(g\right)\)
Theo PT (1) ta có: \(n_{O_2}=\dfrac{0,03.2}{1}=0,06\left(mol\right)\)
=> \(V_{O_2\left(đktc\right)}=0,06.22,4=1,344\left(l\right)\)
b. PTHH: \(2KClO_3-t^o->2KCl+3O_2\uparrow\) (2)
Theo PT (2) ta có: \(n_{KClO_3}=\dfrac{0,06.2}{3}=0,04\left(mol\right)\)
=> \(m_{KClO_3}=0,04.122,5=4,9\left(g\right)\)

Petrichor
14 tháng 2 2019 lúc 15:28

Bài 3 : Đốt cháy hoàn toàn 2,7 gam nhôm trong không khí .

a) Tính thể tích không khí cần dùng ở đktc ? Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí .

b) Tính khối lượng chất tạo thành sau phản ứng ?

Giải:
\(n_{Al}=\dfrac{2,7}{27}=0,1\left(mol\right)\)
PTHH: \(4Al+3O_2-t^o->2Al_2O_3\)
a. Theo PT ta có: \(n_{O_2}=\dfrac{0,1.3}{4}=0,075\left(mol\right)\)
=> \(V_{O_2}=0,075.22,4=1,68\left(l\right)\)
Oxi chiếm 1/5 thể tích không khí :
\(V_{O_2}=\dfrac{1}{5}.V_{kk}\)
=> \(V_{kk}=V_{O_2}.5=1,68.5=8,4\left(l\right)\)
b. Theo PT ta có: \(n_{Al_2O_3}=\dfrac{0,1.2}{4}=0,05\left(mol\right)\)
=> \(m_{Al_2O_3}=0,05.102=5,1\left(g\right)\)

Hải Đăng
14 tháng 2 2019 lúc 20:38

Bài 1:

\(n_S=\dfrac{1,6}{32}=0,05\left(mol\right)\)

PTHH: \(S+O_2\underrightarrow{t^0}SO_2\left(1\right)\)

Theo PTHH (1) : \(n_S:n_{O_2}=1:1\Rightarrow n_{O_2}=n_S=0,05\left(mol\right)\)

PTHH: \(2KMnO_4\underrightarrow{t^0}K_2MnO_4+MnO_2+O_2\uparrow\left(2\right)\)

Theo PTHH (2) : \(n_{O_2}:n_{KMnO_4}=1:2\)

\(\Rightarrow n_{O_2}=n_{KMnO_4}.2=0,05.2=0,1\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow m_{KMnO_4}=0,1.158=15,8\left(g\right)\)

Bài 2:

a) \(n_{Fe_3O_4}=\dfrac{6,96}{232}=0,03\left(mol\right)\)

PTHH: \(3Fe+2O_2\underrightarrow{t^0}Fe_3O_4\left(1\right)\)

Theo PTHH (1) : \(n_{Fe_3O_4}:n_{Fe}=1:3\)

\(\Rightarrow n_{Fe}=n_{Fe_3O_4}.3=0,03.3=0,09\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow m_{Fe}=0,09.56=5,04\left(g\right)\)

Theo PTHH (1): \(n_{Fe_3O_4}:n_{O_2}=1:2\)

\(\Rightarrow n_{O_2}=n_{Fe_3O_4}.2=0,03.2=0,06\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow V_{O_2\left(đktc\right)}=0,06.22,4=1,334\left(l\right)\)

b) PTHH:\(2KClO_3\underrightarrow{t^0}2KCl+3O_2\uparrow\)

Theo PTHH: \(n_{O_2}:n_{KClO_3}=3:2\)

\(\Rightarrow n_{KClO_3}=n_{O_2}.\dfrac{2}{3}=0,06.\dfrac{2}{3}=0,04\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow m_{KClO_3}=0,04.122,5=4,9\left(g\right)\)

Bài 3:

\(n_{Al}=\dfrac{2,7}{27}=0,1\left(mol\right)\)

PTHH: \(4Al+3O_2\underrightarrow{t^0}2Al_2O_3\)

Theo PTHH: \(n_{Al}:n_{O_2}=4:3\)

\(\Rightarrow n_{O_2}=n_{Al}.\dfrac{3}{4}=0,1.\dfrac{3}{4}=0,075\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow V_{O_2\left(đktc\right)}=0,075.22,4=1,68\left(l\right)\)

\(V_{O_2}=\dfrac{1}{5}V_{kk}\Rightarrow V_{kk}=V_{O_2}.5\)

\(\Rightarrow V_{kk}=1,68.5=8,4\left(l\right)\)

b) Theo PTHH: \(n_{Al}:n_{Al_2O_3}=4:2\)

\(\Rightarrow n_{Al_2O_3}=n_{Al}.\dfrac{1}{2}=0,1.\dfrac{1}{2}=0,05\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow m_{Al_2O_3}=0,05.102=5,1\left(g\right)\)


Các câu hỏi tương tự
Kiều Hữu An
Xem chi tiết
Chi Trần
Xem chi tiết
Thần Hoa Sao Băng
Xem chi tiết
Anh 8Biển
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Sang
Xem chi tiết
Nguyen Thien
Xem chi tiết
Tích Nguyệt
Xem chi tiết
Yến Nhi
Xem chi tiết
Nhật Minh Đặng
Xem chi tiết