Hình học lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngoc Han Nguyen

Bài tập Toángiải giúp mình bài 4 vs bài 5 đi mấy bạn

Đức Hiếu
7 tháng 4 2017 lúc 12:12

Bài 4:

ABCEMNQIK

a, Vì AM và BN là trung tuyến của BC và AC của tam giác ABC mà BC giao AC tại I nên I là trọng tâm của tam giác ABC

b, Vì Q là trung điểm của AB nên CQ là trung tuyến của AB của tam giác ABC mà I là trọng tâm của tam giác ABC nên Q;I;C thẳng hàng. (đpcm)

c, Vì \(AB\perp AC;EC\perp AC\) mà AB; EC phân biệt nên AB//EC

d, Vì AB// EC nên góc ABM=góc ECM (cặp góc so le trong)

Xét tam giác ABM và tam giác ECM có:

góc ABM=góc ECM (cmt);BM=CM(do AM là trung tuyến của BC); góc AMB= góc EMC(đối đỉnh)

Do đó tam giác ABM= tam giác ECM

=> AM=EM(cặp cạnh tương ứng)

mà M nằm giữa A và E (do E nằm trên tia đối của MA)

nên M là trung điểm của AE(đpcm)

e, Xét tam giác ABC vuông tại A có AM là trung tuyến của BC nên AM=BM=CM

Vì M là trung điểm của AE nên 2AM=AEmà AM=BM=> 2BM=AE=>BC=AE

Ta sẽ chứng minh được tam giác ABC=tam giác CEA(cạnh huyền- cạnh góc vuông)

=>AB=CE(cặp cạnh tương ứng) và góc ABC=góc CEA(cặp góc tương ứng)

Từ đó chứng minh được tam giác ABN=tam giác CEN(c.g.c)

=>BN=EN(cặp cạnh tương ứng) và góc ABN=góc CEN(cặp góc tương ứng)

Ta có:

góc ABN+góc NBK =góc ABC

góc CEN+góc NEI =góc CEN

=> góc ABN+góc NBK =góc CEN+góc NEI (do góc ABC=góc CEN (cmt))

mà góc ABN=góc CEN nên góc NBK=góc NEI

Ta sẽ chứng minh được tam giác BNK=tam giác ENI (g.c.g)

=> NK=NI(cặp cạnh tương ứng)

=> tam giác IKN cân tại N(đpcm)

Chúc bạn học tốt nha!!!

Đức Hiếu
7 tháng 4 2017 lúc 12:54

Bài5:

A B C D N H G M

a, Xét tam giác ABC vuông tại A ta có:

\(BC^2=AB^2+AC^2\Rightarrow BC^2=8^2+6^2=64+36=100=10^2\Rightarrow BC=10\left(doBC>0\right)\)

b,Xét tam giác AMB và tam giác CMD ta có:

AM=CM(gt);góc AMB=góc CMD(đối đỉnh); BM=DM(gt)

Do đó tam giác AMB=tam giác CMD(c.g.c) (đpcm)

c, Vì N là trung điểm của CD và M là trung điểm của BD nên BN và CM lần lượt là trung tuyến của CD và BD của tam giác ACD mà BN giao CM tại G nên G là trọng tâm của tam giác BCD

Ta có:

\(AM=CM=\dfrac{AC}{2}=\dfrac{6}{2}=3\left(cm\right)\)

Vì G là trọng tâm của tam giác BCD nên \(CG=\dfrac{2}{3}CM=\dfrac{2}{3}.3=2\left(cm\right)\)

(theo tính chất trung tuyến của tam giác)

d, Vì H là trung điểm của BC nên DH là trung tuyến của BC của tam giác BCD mà G là trọng tâm của tam giác BCD nên D;G;H thẳng hàng(đpcm)

Chúc bạn học tốt nha!!!


Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Thanh Mai
Xem chi tiết
Rosabella Phạm
Xem chi tiết
Tran Le Hoang Yen
Xem chi tiết
Ki bo
Xem chi tiết
Ngoc Han Nguyen
Xem chi tiết
Snow Snow Golem
Xem chi tiết
Chibi Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Quân
Xem chi tiết