Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Đốt x(kg) quặng pirit sắt(chứa 90% FeS2) thu được 75kg sắt (III) oxit và khí lưu huỳnh đioxit.Biết rằng các tạp chất trong quặng không cháy.Tính x,nếu hiệu suất phản ứng đạt: a)90% b)82%
Tính thể tích không khí (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 kg than tổ ong chứa 60% cacbon, 0,8% lưu huỳnh và phần còn lại là tạp chất không cháy. Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí.
Đốt cháy 125g quặng pirit sắt chứa 4% tạp chất trong oxi thì được sắt (III) oxit và khí sunfurơ. Thể tích khí sunfurơ thu được là bao nhiêu lít?
Đốt cháy 3,2 gam lưu huỳnh trong bình kín chứa 1,68 lít khí O2 (đktc) đến khi phản ứng hoàn toàn . Thể tích khí SO2 thu được ở đktc là: (biết S = 32)
Bài 1:Đốt cháy 16,8 gam sắt trong không khí, người ta thu được ôxit sắt từ ( Fe3O4) . a) Viết PTHHb) Tính thể tích không khí cần dùng ở đktc. c) Tính khối lượng chất tạo thành theo 2 cách.
Đốt cháy 33,6 gam Sắt trong khí oxi.
a. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
b. Tính khối lượng oxit sắt từ thu được.
c. Tính thể tích không khí cần dùng (biết thể tích khí oxi chiếm 21% thể tích không khí)
d. Nếu dẫn 8,96 lít hidro (ở đktc) vào ống đựng oxit sắt từ thu được ở phản ứng trên thì sau phản ứng chất nào còn dư và dư bao nhiêu gam?
Đốt cháy 1 cân than trong khí O2, biết than có 5% tạp chất không cháy.
a) Tính thể tích khí O2 (ở đktc cần thiết để đốt cháy 1 cân than)
b) Tính thể tích khí CO2.
Để đốt cháy hoàn toàn m gam lưu huỳnh cần 22,4 lít không khí, thu được V lít khí lưu huỳnh đioxit. Biết các khí đo ở đktc và khí oxi chiếm 20% thể tích không khí. Tìm giá trị của m và V. (Cho S = 32)
4. Khi đốt cháy sắt trong oxi ở nhiệt độ cao thu được oxit sắt từ Fe3O4. a) Tính khối lượng sắt và thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để điều chế được 6,96 gam Fe3O4 . b) Tính khối lượng kali clorat KClO3 cần dùng để điều chế được lượng oxi dùng cho phản ứng trên.