a) Áp dụng định lí Pytago vào ΔABC vuông tại A, ta được:
\(BC^2=AB^2+AC^2\)
\(\Leftrightarrow BC^2=6^2+8^2=100\)
hay \(BC=\sqrt{100}=10cm\)
Vậy: BC=10cm
b) Xét ΔAHB vuông tại H và ΔCAB vuông tại A có
\(\widehat{ABH}\) chung
Do đó: ΔAHB∼ΔCAB(g-g)
⇒\(\frac{AH}{CA}=\frac{AB}{CB}\)(các cặp cạnh tương ứng tỉ lệ)
⇒\(AH=\frac{AB\cdot AC}{BC}=\frac{6\cdot8}{10}=\frac{48}{10}=4,8cm\)
Vậy: AH=4,8cm
c) Xét tứ giác AEHF có
\(\widehat{EAF}=90^0\)(\(\widehat{BAC}=90^0\), E∈AB, F∈AC)
\(\widehat{AEH}=90^0\)(HE⊥AB)
\(\widehat{AFH}=90^0\)(HF⊥AC)
Do đó: AEHF là hình chữ nhật(dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật)
⇒AH=EF(hai đường chéo của hình chữ nhật AEHF)
mà AH=4,8cm(cmt)
nên EF=4,8cm
Vậy: EF=4,8cm
Đáp án:
a) Theo Pytago ta có:
BC2 = AB2 + AC2 = 62 + 82 = 100
=>BC = \(\sqrt{100}\) = 10 (cm).
b) SABC = \(\frac{1}{2}\) . AB . AC = \(\frac{1}{2}\) . AH . BC
=> AH = \(\frac{AB.AC}{BC}\) = \(\frac{6.8}{10}\) = 4,8 (cm).
c) TA có tứ giác AEHF có 3 góc vuông tại A,E,F
=> AEHF là hình chữ nhật
=> EF= AH = 4,8 cm
d) Do EM và EN là đường trung tuyến của tam giác BEH và FCH vuông tại E và F
=> EM = BH /2 và FN = HC/2
=> EM + FN = (BH+CH)/2 = BC/2=5cm
=> MNFE là hình thang vuông có 2 đáy EM,FN, đường cao EF.