Ôn tập chương Đường thẳng vuông góc. Đường thẳng song song

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Quynh Truong

cho tam giác MNP,E là trung điểm của MN ,F là trung điểm của MP .vẽ điểm Qsao cho F là trung điểm của EQ chứng minh 

a. NE=PQ

B. ΔNEP=ΔQPE

C.  EF song song NP VÀ EF=\(\dfrac{1}{2}\)NP

Nguyễn Lê Phước Thịnh
3 tháng 1 2021 lúc 22:54

a) Xét ΔMFE và ΔPFQ có 

MF=PF(F là trung điểm của MP)

\(\widehat{MFE}=\widehat{PFQ}\)(hai góc đối đỉnh)

FE=FQ(F là trung điểm của EQ)

Do đó: ΔMFE=ΔPFQ(c-g-c)

hay ME=PQ(hai cạnh tương ứng)

mà ME=NE(E là trung điểm của MN)

nên NE=PQ(đpcm)

b) Ta có: ΔMFE=ΔPFQ(cmt)

nên \(\widehat{EMF}=\widehat{QPF}\)(hai góc tương ứng)

mà \(\widehat{EMF}\) và \(\widehat{QPF}\) là hai góc ở vị trí so le trong

nên ME//PQ(Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

hay NE//PQ

\(\widehat{NEP}=\widehat{QPE}\)(hai góc so le trong)

Xét ΔNEP và ΔQPE có 

NE=PQ(cmt)

\(\widehat{NEP}=\widehat{QPE}\)(cmt)

EP chung

Do đó: ΔNEP=ΔQPE(c-g-c)

c) Ta có: ΔNEP=ΔQPE(cmt)

nên \(\widehat{NPE}=\widehat{QEP}\)(hai góc tương ứng)

mà \(\widehat{NPE}\) và \(\widehat{QEP}\) là hai góc ở vị trí so le trong

nên EQ//NP(Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

hay EF//NP(đpcm)

Ta có: ΔNEP=ΔQPE(cmt)

nên NP=QE(hai cạnh tương ứng)

mà \(EF=\dfrac{1}{2}QE\)(F là trung điểm của QE)

nên \(EF=\dfrac{1}{2}\cdot NP\)(đpcm)


Các câu hỏi tương tự
Chinh Hoàng
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Phuong Uyen
Xem chi tiết
Truc Linh
Xem chi tiết
Trần Linh
Xem chi tiết
Godz BN
Xem chi tiết
Monokuro Boo
Xem chi tiết
Kẹo dâu tây
Xem chi tiết
Bùi Ngọc Trân
Xem chi tiết
Nguyen Khuong Duy
Xem chi tiết