Bài 6: Tam giác cân

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ko Cần Biết

Cho tam giác cân ABC AB = AC. Trên tia đối của các tia BA và CA lấy hai điểmD và E sao cho BD = CE
a) Chứng minh DE // BC.
b) Từ D kẻ DM vuông góc với BC , từ E kẻ EN vuông góc với BC .Chứng minh DM = EN
c) Chứng minh △ AMN là tam giác cân .
d) Từ B và C kẻ các đường vuông góc với AM và AN chúng cắt nhau tại I . Chứng minhAI là tia phân giác chung của hai góc BAC và góc MAN.

Các bạn vẽ hình giúp mình với . Mình cảm ơn !

Nguyễn Lê Phước Thịnh
23 tháng 2 2020 lúc 15:58

a) Ta có: AD=AB+BD(do A,B,D thẳng hàng)

AE=AC+CE(do A,C,E thẳng hàng)

mà AB=AC(ΔABC cân tại A)

và BD=CE(gt)

nên AD=AE

Xét ΔADE có AD=AE(cmt)

nên ΔADE cân tại A(định nghĩa tam giác cân)

\(\widehat{ADE}=\frac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔADE cân tại A)(1)

Ta có: ΔABC cân tại A(gt)

\(\widehat{ABC}=\frac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔABC cân tại A)(2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{ADE}=\widehat{ABC}\)

\(\widehat{ADE}\)\(\widehat{ABC}\) là hai góc ở vị trí đồng vị

nên BC//DE(dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

b) Ta có: \(\widehat{MBD}=\widehat{ABC}\)(hai góc đối đỉnh)

\(\widehat{NCE}=\widehat{ACB}\)(hai góc đối đỉnh)

\(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)

nên \(\widehat{MBD}=\widehat{NCE}\)

Xét ΔMBD vuông tại M và ΔENC vuông tại N có

BD=CE(gt)

\(\widehat{MBD}=\widehat{NCE}\)(cmt)

Do đó: ΔMBD=ΔENC(cạnh huyền-góc nhọn)

⇒DM=EN(hai cạnh tương ứng)

c) Ta có: \(\widehat{ABM}+\widehat{ABC}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\widehat{ACN}+\widehat{ACB}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)

nên \(\widehat{ABM}=\widehat{ACN}\)

Xét ΔABM và ΔACN có

AB=AC(ΔABC cân tại A)

\(\widehat{ABM}=\widehat{ACN}\)(cmt)

MB=CN(ΔMBD=ΔNCE)

Do đó: ΔABM=ΔACN(c-g-c)

⇒AM=AN(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔAMN có AM=AN(cmt)

nên ΔAMN cân tại A(định nghĩa tam giác cân)

d) *Chứng minh AI là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\)

Gọi O là giao điểm của IB và AM

Gọi P là giao điểm của IC và AN

Ta có: IB⊥AM(gt)

⇒OB⊥AM

Ta có: IC⊥AN(gt)

⇒CP⊥AN

Ta có: ΔAMN cân tại A(cmt)

\(\widehat{AMN}=\widehat{ANM}\)(hai góc ở đáy)

hay \(\widehat{OMB}=\widehat{PNC}\)

Xét ΔOBM vuông tại O và ΔPCN vuông tại P có

BM=CN(ΔMBD=ΔNCE)

\(\widehat{OMB}=\widehat{PNC}\)(cmt)

Do đó: ΔOBM=ΔPCN(cạnh huyền-góc nhọn)

\(\widehat{OBM}=\widehat{PCN}\)(hai góc tương ứng)

Ta có: \(\widehat{OBM}=\widehat{IBC}\)(hai góc đối đỉnh)

\(\widehat{PCN}=\widehat{ICB}\)(hai góc đối đỉnh)

\(\widehat{OBM}=\widehat{PCN}\)(cmt)

nên \(\widehat{IBC}=\widehat{ICB}\)

Xét ΔIBC có \(\widehat{IBC}=\widehat{ICB}\)(cmt)

nên ΔIBC cân tại I(định lí đảo tam giác cân)

Xét ΔABI và ΔACI có

AB=AC(ΔABC cân tại A)

IB=IC(ΔIBC cân tại I)

AI là cạnh chung

Do đó: ΔABI=ΔACI(c-c-c)

\(\widehat{BAI}=\widehat{CAI}\)(hai góc tương ứng)

mà tia AI nằm giữa hai tia AB,AC

nên AI là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\)(đpcm)

*Chứng minh AI là tia phân giác của \(\widehat{MAN}\)

Ta có: \(\widehat{MAI}=\widehat{MAB}+\widehat{BAI}\)(do tia AB nằm giữa hai tia AM,AI)

\(\widehat{NAI}=\widehat{NAC}+\widehat{CAI}\)(do tia AC nằm giữa hai tia AN,AI)

\(\widehat{MAB}=\widehat{NAC}\)(ΔABM=ΔACN)

\(\widehat{BAI}=\widehat{CAI}\)(cmt)

nên \(\widehat{MAI}=\widehat{NAI}\)

mà tia AI nằm giữa hai tia AM,AN

nên AI là tia phân giác của \(\widehat{MAN}\)(đpcm)

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Lê Phước Thịnh
23 tháng 2 2020 lúc 16:00
https://i.imgur.com/TodBodq.jpg
Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Phan Thị Phương Anh
Xem chi tiết
ROBFREE DUTY
Xem chi tiết
Nguyễn Diệu Anh
Xem chi tiết
Trịnh Bình An
Xem chi tiết
Phạm Duy Sinh
Xem chi tiết
Vũ Quang Vinh
Xem chi tiết
Thuỷ tina
Xem chi tiết
Ngọc Ánh Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Dương
Xem chi tiết