Chương II : Tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Xuân Nam Nguyễn

Cho tam giác BFC cân tại B. Kẻ FE vuông góc với BC tại E, CA vuông góc với BF tại A

a) CM tam giác BEF=tam giác BAC

b) FE cắt CA tại D. Cm BD là phân giác của góc ABC

c) Gọi M là trung điểm của FC. Cm BM vuông góc với AE

Mọi người giúp mình với. Mình xin chân thành cảm ơn

Trúc Giang
27 tháng 3 2020 lúc 11:11

a) Xét 2 tam giác vuông ΔBEF và ΔBAC ta có:

Cạnh huyền BF = BC (GT)

\(\widehat{FBC}\): góc chung

=> ΔBEF = ΔBAC (c.h - g.n)

b) Có: ΔBEF = ΔBAC (câu a)

=> BE = BA (2 cạnh tương ứng) (1)

Xét 2 tam giác vuông ΔABD và ΔEBD ta có:

Cạnh huyền BD: chung

Cạnh góc vuông AB = BE (cmt)

=> ΔABD = ΔEBD (c.h - c.g.v)

=> \(\widehat{ABD}=\widehat{EBD}\) (2 góc tương ứng) (2)

=> BD là phân giác của \(\widehat{ABE}\)

Hay: BD là phân giác của \(\widehat{ABC}\)

Khách vãng lai đã xóa
Trúc Giang
27 tháng 3 2020 lúc 11:26

c) Có: BE = BA (đã chưng minh ở 1)

=> ΔBEA cân tại B

=> \(\widehat{BAE}=\frac{180^0-\widehat{B}}{2}\) (3)

Có: ΔBFC cân tại B (GT)

=> \(\widehat{BFC}=\frac{180^0-\widehat{B}}{2}\) (4)

Từ (3) và (4) => \(\widehat{BAE}=\widehat{BFC}\)

Mà 2 góc này lại là 2 góc đồng vị

=> AE//FC (5)

Chứng minh: ΔBFM = ΔBCM

=> \(\widehat{BMF}=\widehat{BMC}\) (2 góc tương ứng)

Mà 2 góc này lại là 2 góc kề bù

=> \(\widehat{BMF}=\widehat{BMC}=180^0:2=90^0\)

=> BM ⊥ FC (6)

Từ (5) và (6) => BM ⊥ AE

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Phạm hoàng phi
Xem chi tiết
bùi khánh toàn
Xem chi tiết
A B C
Xem chi tiết
New year
Xem chi tiết
do tuan
Xem chi tiết
Bùi Hữu Quang Huy
Xem chi tiết
Quynh Truong
Xem chi tiết
Lài Vũ
Xem chi tiết
bùi khánh toàn
Xem chi tiết