Cho \(\Delta ABC\) có \(\widehat{B}\) và \(\widehat{C}\). Vẽ tia phân giác \(\widehat{B}\) cắt AC tại D, vẽ tia phân giác \(\widehat{C}\) cắt AB tại E, BD cắt CE tại F. Chứng minh rằng:
a) BD = CE
b) \(\Delta BEF=\Delta CDF\)
c) AF là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\)
Cho Tam giác ABC vuông góc tại A. AB=3cm và AC=4cm a) Tính BC b) Trên tia đối của của AB lấy I sao cho AB = AI. Chứng minh tam giác BIC cân c)Vẽ AN thuộc BC. N thuộc BC, AM vuông góc CI, M thuộc CI. Chứng minh tam giác ANC= tam giác AMC d) Chứng minh MN song song với BI
Bài 14: Cho ABC có ba góc nhọn và AB < AC. Qua B kẻ đường thẳng vuông góc với AC
tại điểm M, qua C kẻ đường thẳng vuông góc với AB tại điểm N.
a) Chứng minh: \(\widehat{ABM}\)=\(\widehat{ACN}\)
b) Trên tia đối của tia BM lấy điểm D sao cho BD = AC. Trên tia đối của tia CN lấy điểm E
sao cho CE = AB. Chứng minh rằng: △ABD = △ECA
c) Chứng minh: AD ⏊ AE
cho tam giác ABC có AB = AC. Kẻ tia phân giác AM của góc BAC ( M thuộc BC )a. Chứng minh : Tam giác BAM = tam giác CAM
b. Chứng minh : AM vuông góc BC
c. Trên nửa mặt phẳng bờ BC không chứa điểm A lấy điểm D sao cho DB = DC. Chứng minh rằng : AD là trung trực BC
1. Cho △ABC cân tại A có \(\widehat{A}=20^o\). Trên cạnh AB lấy D sao cho AD = BC. Tính các góc của △ADC
2. Cho △ABC có \(\widehat{B}=60^o\), AB = 7cm, BC = 15cm. Trên BC lấy D sao cho \(\widehat{BAD}=60^o\). Gọi H là trung điểm BD
a) HD = ?
b) AC = ?
c) △ABC có vuông không?
3. Cho △ABC có \(\widehat{A}=120^o\), đường phân giác AD. Vẽ DE ⊥ AB, DF ⊥ AC.
a) Chứng minh △DEF đều
b) Lấy K nằm giữa E và B, I nằm giữa F và C sao cho EK = FI. Chứng minh △DKI cân tại D
c) Qua C kẻ đường thẳng song song với AD cắt AB tại M. Chứng minh △AMC đều
d) DF = ? nếu AD = 4cm
4. Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn, AB < AC. Qua trung điểm D của cạnh BC kẻ đường thẳng vuông góc với tia phân giác của góc BAC cắt AB và AC lần lượt tại H và K
a) Chứng minh tam giác HAK cân
b) Chứng minh BH = CK
c) Tính AH và BH, biết AB = 9cm, AC = 12cm
5. Cho tam giác ABC có AB < AC. Tia phân giác của góc A cắt đường trung trực của cạnh BC tại I. Qua I kẻ các đường thẳng vuông góc với AB, AC lần lượt tại H và K. Chứng minh \(AK=\frac{AC+AB}{2};CK=\frac{AC-AB}{2}\)
Cho góc nhọn xOy. Trên tia Ox lấy điểm A, trên Oy lấy điểm B sao cho OA=OB. Trên tia Ax lấy điểm D, trên tia By lấy điểm C sao cho AD=BC.
a, Chứng minh ΔAOC=ΔBOD và \(\widehat{OAC}\)=\(\widehat{OBD}\)
b, Gọi N lầ giao điểm của AC và BD. Chứng minh ΔADN=ΔBCN và ON là phân giác của \(\widehat{xOy}\)
c, Gọi H,K lần lượt là giao điểm của ON với DC và AB. Chứng minh OH⊥CD, AB//CD.
Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia BC lấy điểm M, trên tia đối của tia CB lấy điểm N sao cho BM = CN
a) Chứng minh rằng tam giác AMN là tam giác cân
b) Kẻ \(BH\perp AM\left(H\in AM\right)\), kẻ \(CK\perp AN\left(K\in AN\right)\). Chứng minh rằng BH = CK
c) Chứng minh rằng AH = AK
d) Khi \(\widehat{BAC}=60^0\) và BM = CN = BC, hãy tính số đo các góc của tam giác AMN và xác định dạng của tam giác OBC ?
cho tam giác ABC cân tại A.trên tia đối của các tia BC vad CB lấy thứ tự hai điểm D và E sao cho BD=CE
a) chứng minh tam giác ADE cân
b) gọi M là trung điểm của BC. chứng minh AM là tia phân giác của ADE
c)từ B và C kẻ BH,CK theo thứ tự vuông góc với AD và AE (H thuộc AD,K thuộc AE).chứng minh BH=CK
d) chứng minh ba đường thẳng AM,BH,CK gặp nhau tại một điểm