Hình học lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nga Nguyen thi

CHo tam DEF vuông tại D, Phân giác EB. Kẻ BI vuông góc với EB tại I. Gọi H là giao điểm của ED và IB. CM

a) tam giác EDB= tam giác EBI

b)HB=BF

c) Gọi K là trung điểm của HF. Chứng minh 3 điểm E, B, K thẳng hàng

d)DI//HF

Nguyễn Khánh
22 tháng 1 2017 lúc 16:16

a) Xét tam giác EDB và tam giác EIB
Có : + góc EDB = góc EIB = 90độ (gt)
+ EB chung
+ góc DEB = góc IEB (Do BE là phân giác góc DEF - gt)
=> tam giác EDB = tam giác EIB (cạnh huyền và góc nhọn).
=> BD = BI (cặp cạnh tương ứng)

b) Xét tam giác DBH và tam giác IBF
Có : góc BDH = góc BIF = 90độ (gt)
+ BD = BI (chứng minh trên)
+ góc DBH = góc IBF (đối đỉnh)
=> tam giác DBH = tam giác IBF (g.c.g)
=> BH = BF (cặp cạnh tương ứng).

c) Xét tam giác BIF có góc BIF = 90độ (gt) => BF là cạnh huyền (cạnh đối diện với góc vuông trong tam giác vuông là cạnh huyền và trong tam giác vuông thì cạnh huyền là cạnh lớn nhất) => BI < BF . Mà BD = BI (chứng minh trên) => DB < BF

d) Ta có khi 3 điểm cùng nằm trên 1 đường thẳng thì chúng thẳng hàng => Để chứng minh 3 điểm thẳng hàng ta có thể chứng minh chúng cùng nằm trên 1 đường nào đó.
Xét tam giác HEF có HI và FD (Do HI ⊥ EF và DF ⊥ HE) mà HI giao DF tại B => B là trưc tâm tam giác HEF
=> HE kéo dài sẽ vuông góc với HF => HE thuộc đường cao hạ từ E của tam giác HEF(1).
Do K là trung điểm HF => EK là trung tuyến. Mặt khác ta có tam giác EHF là tam giác cân tại E (bạn hãy tự chứng minh HE = HF để suy ra điều này).
=> EK cũng là đường cao (2)
Từ (1) và (2) => EB và EK trùng nhau. => EB và EK cùng thuộc đường cao hạ từ E
=> E;B và K thẳng hàng
Lưu ý : Trong tam giác cân tại đỉnh nào, thì các đường: đuờng cao; trung tuyến, phân giác, trung trực hạ từ đỉnh đó là 1 - nếu chưa biết thì bạn tự chứng minh - không hề khó

Khanh Ly Khanh Ly
25 tháng 1 2017 lúc 10:15

a, tự vẽ hình nhé

chửa chỗ EB thành EF mơi dúng

xét hai tam giác vuông là tam giác DEB và tam giác IEB. Ta có:

góc DEB= góc BEF( vì EB là tia phân giác của góc E)

EB chung

Do đó tam giác CEB= tam giác BEI( cạnh huyền- góc nhon)

nên DB=BI(hai cạnh tương ứng)

b, xét hai tam giác vuông là tam giác DBH= tam giác IBF. Ta có:

góc DBH= góc IBF( hai góc đối đỉnh)

DB= BI( theo CM)

Do đó tam giác DBH= tam giác IBF(cạnh goc vuông- góc nhọn)

nên HB= BF( hai cạnh tương úng)

c, vì tia phân giác góc E cắt DF tại B nên B nằm trên dường thẳng DF suy ra D,B,F thẳng hàng nên góc DBF=180độ

để CM 3 điểm thẳng hàng hì chỉ ra điểm ở giữa là góc bet( 180 độ)

góc EBI= góc HBK( hai góc đới đỉnh)

góc IBF= góc DBH( hai góc đối đỉnh)

góc EBK= góc EBI+ góc IBF+góc FBK= góc DNH+góc HBK+ góc FBK= góc DBF=180 độ

vậy điểm nằm giũa EBk là góc bẹt

nên ba điểm E,B,K thẳng hàng

d,tam giác DIBvaf tam giác FBH. ta có:

Khanh Ly Khanh Ly
26 tháng 1 2017 lúc 13:54

d, vì tam giác EDB= tam giác EBI

nên DB= BI

tam giác DBI có DB=BI nen tam giác DBI cân

suy ra góc DIB= góc BD=(180-DBI)/2(1)

cạnh HB=BF theo CM

tam giác BHF la tam giác cân

nen góc BHF= góc BFH=( 180-HBF)/2(2)

mà góc HBF= goc DBI

từ (1((2)suy ra DBI= goc BHF

ma 2 góc này có vị trí đồng vị

nên DI//HF


Các câu hỏi tương tự
Trần Ngọc Phương Thảo
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
Xem chi tiết
Mai Shiro
Xem chi tiết
nguyễn ngọc trang
Xem chi tiết
ngoc an
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Phương
Xem chi tiết
trịnh mai chung
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Bình Yên
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Mãnh
Xem chi tiết