Bài 6: Hệ thức Vi-et và ứng dụng

Xuân Huy

cho phương trình \(x^2+2.\left(m+1\right)x+2m-11=0\)

Tìm m để phương trình có 1 nghiệm lớn hơn 1 và 1 nghiệm nhỏ hơn 1

Tìm m để phương trình có 2 nghiệm nhỏ hơn 2

Akai Haruma
9 tháng 5 2019 lúc 0:19

Lời giải:

Ta thấy:

\(\Delta'=(m+1)^2-(2m-11)=m^2+12>0, \forall m\in\mathbb{R}\) nên pt luôn có 2 nghiệm phân biệt với mọi $m$.

Với $x_1,x_2$ là 2 nghiệm của pt, áp dụng định lý Vi-et:

\(\left\{\begin{matrix} x_1+x_2=-2(m+1)\\ x_1x_2=2m-11\end{matrix}\right.\)

* Để PT có 1 nghiệm lớn hơn $1$ và 1 nghiệm nhỏ hơn 1

\(\Leftrightarrow (x_1-1)(x_2-1)< 0\)

\(\Leftrightarrow x_1x_2-(x_1+x_2)+1< 0\)

\(\Leftrightarrow 2m-11+2(m+1)+1< 0\)

\(\Leftrightarrow 4m-8< 0\Leftrightarrow m< 2\)

* Để PT có 2 nghiệm nhỏ hơn 2 thì:

\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x_1+x_2< 4\\ (x_1-2)(x_2-2)>0\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x_1+x_2< 4\\ x_1x_2-2(x_1+x_2)+4>0\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} -2(m+1)< 4\\ 2m-11+4(m+1)+4>0\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} m> -3\\ m> \frac{1}{2}\end{matrix}\right.\Rightarrow m> \frac{1}{2}\)


Các câu hỏi tương tự
nguyễn vũ ngọc lan
Xem chi tiết
sky12
Xem chi tiết
Hương Giang
Xem chi tiết
Minh Hoàng Nguyễn
Xem chi tiết
Mai Nguyễn
Xem chi tiết
KYAN Gaming
Xem chi tiết
Chii Phương
Xem chi tiết
Thanh Thủy 8A1
Xem chi tiết
nguyễn văn quốc
Xem chi tiết