Chương I - Căn bậc hai. Căn bậc ba

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoàng Linh Chi

Cho (P): \(y=-\frac{x^2}{4}\) và điểm M (1; -2)

a) Viết phương trình đường thẳng (d) đi qua M và có hệ số góc là m.

b) Chứng minh rằng (d) luôn cắt (P) tại 2 điểm phân biệt A và B khi m thay đổi.

c) Gọi \(x_A\), \(x_B\) lần lượt là hoành độ của A và B. Xác định m để \(x^2_Ax_B+x_Ax_B^2\) đạt giá trị nhỏ nhất.

d) Gọi A', B' lần lượt là hình chiếu của A và B trên trục hoành và S là diện tích tứ giác AA'B'B. Tính S theo m

Nguyễn Việt Lâm
22 tháng 6 2019 lúc 9:23

a/ Gọi pt đường thẳng là \(y=mx+b\Rightarrow-2=m+b\Rightarrow b=-2-m\)

\(\Rightarrow y=mx-m-2\)

b/ Phương trình hoành độ giao điểm:

\(-\frac{x^2}{4}=mx-m-2\Leftrightarrow x^2-4mx-4m-8=0\)

\(\Delta'=4m^2+4m+8=\left(2m+1\right)^2+7>0\)

Phương trình luôn có 2 nghiệm pb \(\Rightarrow d\) luôn cắt (P) tại 2 điểm pb

c/ \(\left\{{}\begin{matrix}x_A+x_B=4m\\x_Ax_B=-4m-8\end{matrix}\right.\) (1)

\(A=x_A^2x_B+x_Ax_B^2=x_Ax_B\left(x_A+x_B\right)=\left(-4m-8\right).4m\)

\(\Rightarrow A=-16\left(m^2+2m\right)=16-16\left(m+1\right)^2\le16\)

\(\Rightarrow A_{max}=16\) khi \(m=-1\) ; \(A_{min}\) ko tồn tại (chắc bạn chép nhầm đề)

d/ Giả sử \(A\) là điểm có hoành độ nhỏ hơn

\(AA'B'B\) là hình thang vuông với các kích thước:

\(A'B'=x_B-x_A\) ; \(AA'=\left|y_A\right|=\frac{x_A^2}{4}\) ; \(BB'=\left|y_B\right|=\frac{x_B^2}{4}\)

\(\Rightarrow S=\frac{1}{2}A'B'\left(AA'+BB'\right)=\frac{1}{8}\left(x_B-x_A\right)\left(x_A^2+x_B^2\right)\)

\(=\frac{1}{8}\sqrt{\left(x_A+x_B\right)^2-4x_Ax_B}.\left[\left(x_A+x_B\right)^2-2x_Ax_B\right]\) (2)

Thay (1) vào (2)

\(\Rightarrow S=...\)


Các câu hỏi tương tự
giahuy
Xem chi tiết
Dương Thanh Ngân
Xem chi tiết
Hiếu Em
Xem chi tiết
メᴜ┇đgιυ ᥫᩣ
Xem chi tiết
Vi Hoàng Hải Đăng
Xem chi tiết
Huỳnh Như
Xem chi tiết
Tuấn Khanh Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Thụy Sĩ
Xem chi tiết
Dương Thanh Ngân
Xem chi tiết