Bài 5: Khoảng cách

Minh Nguyệt

Cho hình chóp S.ABCD, đáy là hình vuông cạnh bằng 3, (SAB) và (SAC) vuông góc với đáy. Góc giữa đáy và SB = 600. M, N là các điểm thỏa mãn: \(\overrightarrow{SM}\) = \(\dfrac{1}{3}\overrightarrow{SB}+\dfrac{2}{3}\overrightarrow{SC};\) \(\overrightarrow{SN}=\dfrac{1}{3}\overrightarrow{SC}+\dfrac{2}{3}\overrightarrow{SD}\) .Tính d(DM; SN)

Nguyễn Việt Lâm
27 tháng 1 2021 lúc 23:24

Đề bài \(\Rightarrow SA\perp\left(ABCD\right)\)

\(3\overrightarrow{SM}=\overrightarrow{SB}+2\overrightarrow{SC}=\overrightarrow{SM}+\overrightarrow{MB}+2\overrightarrow{SM}+2\overrightarrow{MC}\)

\(\Leftrightarrow\overrightarrow{MB}+2\overrightarrow{MC}=\overrightarrow{0}\Rightarrow M\) là điểm nằm giữa BC đồng thời \(MB=2MC\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}MB=2\\MC=1\end{matrix}\right.\)

Tương tự, N nằm giữa CD sao cho \(NC=2\) ; \(ND=1\)

Qua N kẻ đường thẳng song song DM cắt AB kéo dài tại P 

Tới đây thì vấn đề đơn giản: quy về tìm khoảng các giữa A và (SNP).

Kéo dài DM cắt AB kéo dài tại E, Talet: \(\dfrac{CD}{AE}=\dfrac{CM}{BM}=\dfrac{1}{2}\Rightarrow AE=2CD=6\)

Nối AN cắt DM tại F, Talet: \(\dfrac{NF}{AF}=\dfrac{DN}{AE}=\dfrac{1}{6}\Rightarrow\dfrac{NF}{AN}=\dfrac{1}{7}\)

\(\Rightarrow d\left(DM;SN\right)=d\left(DM;\left(SNP\right)\right)=d\left(F;\left(SNP\right)\right)=\dfrac{1}{7}d\left(A;\left(SNP\right)\right)\)

Tứ giác DNPE là hbh \(\Rightarrow DN=EP=1\Rightarrow AP=7\)

Tính k/c từ A đến (SNP) bạn tự hoàn thành nhé, rất cơ bản

Bài này nếu được áp dụng tọa độ của 12 thì rất lẹ

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Julian Edward
Xem chi tiết
Kimian Hajan Ruventaren
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Duyy Kh
Xem chi tiết
Hien Phan
Xem chi tiết
Khoa Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Julian Edward
Xem chi tiết
Kimian Hajan Ruventaren
Xem chi tiết