Bài 7: Tứ giác nội tiếp

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Vương Vũ Nhi

Cho đường tròn (O;R) và điểm A nằm bên ngoài đường tròn. Kẻ tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B,C là các tiếp điểm).

1. Chứng minh ABOC là tứ giác nội tiếp.

2. Gọi E là giao điểm của BC và OA. Chứng minh BE vuông góc với OA và OE.OA=R2

3. Trên cung nhỏ BC của đường tròn (O;R) lấy điểm K bất kỳ (K khác B và C). Tiếp tuyến tại K của đường tròn (O;R) cắt AB,AC theo thứ tự tại P,Q. Chứng minh tam giác APQ có chu vi không đổi khi K chuyển động trên cung nhỏ BC.

4. Đường thẳng qua O và vuông góc với OA cắt các đường thẳng AB,AC theo thứ tự tại các điểm M,N. Chứng minh PM+QN≥MN

Kim So Hyun
29 tháng 2 2020 lúc 22:10

A B C O K P Q E M N

a) Vì AB là tiếp tuyến (O)

=> AB⊥OB

=> \(\widehat{ABO}\)\(=90^0\)

Vì AC là tiếp tuyến (O)

=> AC⊥OC

=>\(\widehat{ACO}\) \(=90^0\)

Ta có: \(\widehat{ABO}+\widehat{ACO}\) \(=90^0+90^0=180^0\)

=> Tứ giác ABOC nội tiếp đường tròn. (theo dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp)

b) Vì tiếp tuyến AB cắt tiếp tuyến AC tại A

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}AB=AC\\BO=CO\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\) AO là đường trung trực ứng BC

\(\Rightarrow\) AO⊥BC ( mà E∈BC)

\(\Rightarrow\) BE⊥AO (đpcm)

Xét ΔABO có: \(\widehat{ABO}\) \(=90^0\) (cmtrn)

BE⊥AO (cmtrn)

\(\Rightarrow\) Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông.

\(\Rightarrow\) \(AO\cdot OE=OB^2\) (mà OB=R)

\(\Rightarrow OA\cdot OE=R^2\) (đpcm)

c) Vì tiếp tuyến BP cắt tiếp tuyến PK tại P

\(\Rightarrow PB=PK\)

Vì tiếp tuyến KQ cắt tiếp tuyến QC tại Q

\(\Rightarrow KQ=QC\)

Ta có: \(P_{APQ}=AP+PQ+AQ\) \(=AP+PK+KQ+AQ\)

\(\Leftrightarrow P_{APQ}=\left(AP+PB\right)+\left(QC+AQ\right)\)

\(\Leftrightarrow P_{APQ}=AB+AC\)

\(AB+AC\) không thay đổi khi K chuyển động trên cung nhỏ BC

\(\Rightarrow\) Chu vi tam giác AQP không thay đổi khi K thay đổi trên cung nhỏ BC (đpcm).

d) Tự CM: \(\Delta MOP\sim\Delta NQO\)

\(\Rightarrow\frac{MP}{NO}=\frac{MO}{NQ}\) \(\Leftrightarrow MP\cdot NQ=MO\cdot NO=\frac{MN}{2}\cdot\frac{MN}{2}\)

\(\Leftrightarrow MP\cdot NQ=\frac{MN^2}{4}\)

\(\Leftrightarrow MN^2=4\cdot\left(MP\cdot NQ\right)\)

\(\Leftrightarrow MN=2\cdot\sqrt{MN\cdot NQ}\)

Áp dụng bđt Côshi ta có:

\(2\cdot\sqrt{MP\cdot NQ}\le MP+NQ\)

\(\Leftrightarrow MN\le MP+NQ\) (đpcm).

Khách vãng lai đã xóa
Kim So Hyun
5 tháng 3 2020 lúc 21:41

c) Xét ΔMAN có : \(\left\{{}\begin{matrix}AO\perp MN\\MO=NO=R\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\) Tam giác MAN cân tại A

\(\Rightarrow\) \(\widehat{M}=\widehat{N}\)

\(\Rightarrow\) \(\widehat{MAN}+2\widehat{M}\)\(=180^0\) (!)

Vì tiếp tuyến OB cắt tiếp tuyến OK tại P

\(\Rightarrow\) OP là phân giác \(\widehat{BOK}\)

\(\Rightarrow\) \(\widehat{BOP}=\widehat{POK}\)

Vì tiếp tuyến OK cắt tiếp tuyến OC tại Q

\(\Rightarrow\) \(\widehat{KOC}=\widehat{QOC}\)

Ta có: \(\widehat{BOP}+\widehat{POK}+\widehat{KOQ}+\widehat{QOC}=\widehat{BOC}\)

\(\Leftrightarrow\)\(2\widehat{POK}+2\widehat{KOQ}=\widehat{BOC}\)

\(\Leftrightarrow\) \(2\widehat{POQ}=\widehat{BOC}\)

Vì tứ giác ABOC nội tiếp đường tròn (cmtrn)

\(\Rightarrow\) \(\widehat{BAC}+\widehat{BOC}=\) \(180^0\)

\(\Leftrightarrow\) \(\widehat{MAN}+2\widehat{POC}\) \(=180^0\) (!!)

Từ (!)(!!) \(\Rightarrow\) \(\widehat{M}=\widehat{POC}\)

\(\widehat{PON}\) là góc ngoài của ΔQOM

\(\Rightarrow\) \(\widehat{MPO}+\widehat{M}=\widehat{QON}\)

\(\Leftrightarrow\) \(\widehat{MPO}+\widehat{M}=\widehat{NOQ}+\widehat{POQ}\) (mà \(\widehat{M}=\widehat{POQ}\))

\(\Rightarrow\) \(\widehat{MPO}=\widehat{QON}\)

Xét ΔMOP∼ΔNQO vì :

\(\widehat{M}=\widehat{N}\) (cmtrn)

\(\widehat{MPO}=\widehat{QON}\) (cmtrn)

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
annie
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh Châu
Xem chi tiết
Trong Ngoquang
Xem chi tiết
kakaruto ff
Xem chi tiết
cao lâm
Xem chi tiết
 Huyền Trang
Xem chi tiết
Đỗ’s Dũng’s
Xem chi tiết
Trần Ngọc Tùng
Xem chi tiết
Chanhh
Xem chi tiết