Violympic toán 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thỏ Nghịch Ngợm

Cho \(\Delta\)ABC vuông cân tại A. Kẻ tia phân giác của góc A cắt BC tại H. Trên tia AB, AC lấy điểm N và M sao cho BN=AM. Chứng minh rằng:

a, \(\Delta\)AHN=\(\Delta\)CHM

b, \(\Delta\)AHM=\(\Delta\)BHN

c, \(\Delta\)MHN vuông cân

Chiyuki Fujito
1 tháng 4 2020 lúc 16:05

a)+) Ta có

AB = AC (do ∆ABC cân tại A )

BN = CM (gt)

=> AB - BN = AC - AM

=> AN = CM

+) Lại có ABC = ACB = 45° ( do ∆ ABC vuông cân tại A)

BAH = CAH = BAC /2 = 90°/2= 45° ( do AH là pg BAC)

=> ABC = BAH = ACB = CAH = 45°

=> ∆ ABH cân tại H và ∆ ACH cân tại H

=> HA= HB , HA = HC

+) Xét ∆ NAH và ∆ MCH có

NA = MC (cmt)

NAH = MCH (= 45°)

AH = CH (cmt)

=> ∆NAH = ∆MCH (c.g.c)

b)+) Xét ∆ AHM và ∆BHN có

AH = BH (cmt)

HAC = HAB =45°

AM = BN (gt)

=> ∆AHM = ∆BHN (c.g.c)

=> HM = HN (1) (2cạnh t/ứ)

Và AHM = BHN (2) (2góc t/ứ)

c) +) Xét ∆ABH và ∆ACH có

AB = AC (do ∆ ABC cân tại A)

HAB = HAC (do AH là pg BAC)

AH : cạnh chung

=> ∆AHB = ∆ AHC (c.g.c)

=> AHB = AHC (2góc t/ứ )

Mà AHB + AHC = 180° (kề bù )

=> AHB = AHC = 90°

Hay AHN + NHB = AHB = 90° (3)

Từ (2) và (3) => NHA + AHN = 90°

=> NHM = 90° (4)

Từ (1) và (4) => ∆ NHM vuông cân

Bài dài wá

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Lê Phước Thịnh
1 tháng 4 2020 lúc 16:12

a) Ta có: ΔABC vuông cân tại A(gt)

⇒AB=AC và \(\widehat{B}=\widehat{C}=45^0\)(số đo của các cạnh và các góc trong ΔABC vuông cân tại A)

\(\widehat{CAH}=\widehat{BAH}=\frac{\widehat{BAC}}{2}=\frac{90^0}{2}=45^0\)(AH là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\))

nên \(\widehat{B}=\widehat{C}=\widehat{CAH}=\widehat{BAH}\)

Ta có: AN+NB=AB(N nằm giữa A và B)

AM+CM=AC(M nằm giữa A và C)

mà AB=AC(cmt)

và AM=NB(gt)

nên AN=CM

Ta có: ΔABC vuông cân tại A(gt)

mà AH là đường phân giác ứng với cạnh đáy BC(gt)

nên AH cũng là đường trung tuyến, đường cao ứng với cạnh BC(định lí tam giác cân)

⇒H là trung điểm của BC

Ta có: ΔABC vuông cân tại A(gt)

mà AH là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC(cmt)

nên \(AH=\frac{BC}{2}\)(định lí 1 về áp dụng hình chữ nhật vào tam giác vuông)

\(CH=HB=\frac{BC}{2}\)(H là trung điểm của BC)

nên AH=CH=BH

Xét ΔAHN và ΔCHM có

AN=CM(cmt)

\(\widehat{HAN}=\widehat{C}\)(\(\widehat{HAB}=\widehat{C}\), N∈AB)

AH=CH(cmt)

Do đó: ΔAHN=ΔCHM(c-g-c)

b) Ta có: ΔAHN=ΔCHM(cmt)

⇒HN=MH(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔAHM và ΔBHN có

HM=HN(cmt)

AM=BN(gt)

AH=BH(cmt)

Do đó: ΔAHM=ΔBHN(c-c-c)

Khách vãng lai đã xóa
Trần Bình Như
1 tháng 4 2020 lúc 16:34

) Do tam giác ABC vuông cân tại A, phân giác AH nên góc BAH = góc BHA = góc ABC = góc BCA = 45 dộ

=> tg AHB và tg AHC vuông cân tại H => BH = AH = CH

tam giác AHN và tg CHM có

AH = CH

góc HAN = góc HCM

AN = CM (=AB - BN = AC - AM)

=> tg AHN = tg CHM

b) tg AHN = tg CHM => HM = HN

tg AHM và tg BHN có

AH = BH

HM = HN

AM = BN

=> tg AHM = tg BHN

c) tg AHM = tg BHN => góc AHM = góc BHN

mà góc BHN + góc NHA = 90 đọ

=> góc AHM + góc NHA = 90 độ hay góc NHM = 90 độ

tg MHN có góc NHM = 90 độ, NH = HM => tg MHN vuông cân

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Tiềm Nguyễn
Xem chi tiết
6.Vũ Nguyễn Hiếu lớp 7/8
Xem chi tiết
Xích U Lan
Xem chi tiết
crewmate
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Thanh Ngân
Xem chi tiết
AHJHI
Xem chi tiết
Tiểu Hồ
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim chung
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim chung
Xem chi tiết