Luyện tập về ba trường hợp bằng nhau của tam giác

Nguyễn Quỳnh Như

Cho ΔABC có AB=AC.Tia p.g của góc A cắt BC tại M.Kẻ ME ⊥AC (EϵAC),MN ⊥AB ( N thuộc AB).

a) c/m:AM ⊥ BC

b) c/m: ΔMEN cân

c) Gọi BECNΞI. C/m: A,I,M thẳng hàng

d) c/m: ΔAEN cân

Aki Tsuki
13 tháng 1 2018 lúc 22:45

Hình vẽ:

A N E C B M I

~~~~

a/ Xét tam giác ABM và ACM có:

AB = AC(gt)

\(\widehat{BAM}=\widehat{CAM}\left(gt\right)\)

AM: chung

=> tg ABM = tg ACM (cgc)

=> \(\widehat{BMA}=\widehat{CMA}\)\(\widehat{BMA}+\widehat{CMA}=180^o\) (kề bù)

=> \(\widehat{BMA}=\widehat{CMA}=\dfrac{180^o}{2}=90^o\)

=> AM _|_ BC (đpcm)

b/ Xét 2 tg vuông: AMN và AME có:

AM: chung

\(\widehat{NAM}=\widehat{EAM}\) (gt)

=> tg AMN = tg AME(ch-gn)

=> MN = ME => tg MEN cân tại M (đpcm)

c/ xét tg ABE và tg ACN có:

AB = AC (gt)

\(\widehat{BAC}:chung\)

AE = AN (tg AME = tg AMN)

=> tg ABE = tg ACN (cgc)

=> \(\widehat{ABE}=\widehat{ACN}\)\(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)

=> \(\widehat{EBC}=\widehat{NCB}\) => tg IBC cân tại I => IB = IC

Xét tg AIB và AIC có:

AI: chung

AB = AC (gt)

IB = IC (cmt)

=> tg AIB = tg AIC (ccc) => \(\widehat{IAB}=\widehat{IAC}\) mà I nằm trong tg ABC => AI là tia p/g của goác BAC

mặt khác: AM cx là tia p/g của góc BAC (gt)

=> AI trùng AM => A, I, M thẳng hàng (đpcm)

d/ Có: AE = AN (đã cm) => tg AEN cân tại A (đpcm)

Giang Thủy Tiên
14 tháng 1 2018 lúc 7:18

....Hình tự vẽ.....> . < ....

a) Xét ΔABM và ΔACM có:

\(AB=AC\left(gt\right)\)

\(\widehat{BAM}=\widehat{CAM}\) ( AM là tia phân giác của góc A )

AM là cạnh chung

=> ΔABM = ΔACM ( c.g.c )

\(\Rightarrow\widehat{AMB}=\widehat{AMC}\) ( 2 góc tương ứng )

\(\widehat{AMB}+\widehat{AMC}=180^0\) ( 2 góc kề bù )

\(\Rightarrow\widehat{AMB}=\widehat{AMC}=\dfrac{180}{2}=90^0\)

hay AM⊥BC

Giang Thủy Tiên
14 tháng 1 2018 lúc 7:52

b) ΔABC có AB = AC ( gt ) => ΔABC cân tại A

=> \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\) ( 2 góc ở đáy ) hay \(\widehat{NBM}=\widehat{ECM}\)

Do ΔABM = ΔACM (c/m a)

=> BM = CM ( 2 cạnh tương ứng )

+) Xét ΔNMB và ΔEMC có:

\(\widehat{BNM}=\widehat{CME}=90^0\)

\(\widehat{NBM}=\widehat{ECM}\left(cmt\right)\)

BM = CM (cmt)

=> ΔNMB = ΔEMC ( c.h-g.n)

=> MN = ME ( 2 cạnh tương ứng )

=> ΔMEN cân tại M

c)+) Xét ΔIBM và ΔICM có:

BM = CM ( c/m b)

\(\widehat{IMB}=\widehat{IMC}=90^0\)

IM là cạnh chung

=> ΔIBM = ΔICM ( c.g.c)

=> IB = IC ( 2 cạnh tương ứng )

+) Xét ΔABI và ΔACI có:

AB = AC ( gt )

IB = IC (cmt)

AI là cạnh chung

=> ΔABI = ΔACI ( c.c.c )

=> \(\widehat{BAI}=\widehat{CAI}\) ( 2 góc tương ứng )

=> AI là tia phân giác của góc BAC

mà AM cũng là tia phân giác của BAC ( gt )

=> AI và AM trùng nhau

=> A,I,M thẳng hàng

d) Do ΔNMB = ΔEMC (c/m b)

=> BN = CE ( 2 cạnh tương ứng )

Ta có:

AN = AB - BN

AE = AC - CE

mà AB = AC (gt) ; BN = CE ( cmt )

=> AN = AE => ΔANE cân tại A

Nguyễn Quỳnh Như
13 tháng 1 2018 lúc 22:06

giúp vs nguyen thi vang-Huy Thắng Nguyễn-Mới vô-Giang Thủy Tiên-Võ Đông Anh Tuấn-Mysterious Person-Mashiro Shiina-Akai Haruma-lê thị hương giang-Nguyễn Thanh Hằng

-Ngô Tấn Đạt-Nam Nguyễn-Aki Tsuki


Các câu hỏi tương tự
lllllllll
Xem chi tiết
Lương Thị Lu
Xem chi tiết
Trần Ngọc Thảo
Xem chi tiết
Maria Shinku
Xem chi tiết
Đỗ Nguyễn Minh Khang
Xem chi tiết
Natsu Dragneel
Xem chi tiết
dương huyền trang
Xem chi tiết
khanh
Xem chi tiết
nguyen thi mai linh
Xem chi tiết