Bài 3: Góc nội tiếp

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Do Thao

Cho ∆ABC(AB<AC) nội tiếp đường tròn (O). Kẻ AH vuông góc với BC tại H. Gọi E và F lần lượt là hình chiếu vuông góc của H lên AB và AC. Đường thẳng EF cắt đường thẳng BC tại K và cắt (O) tại M,N. Chứng minh:

A)tứ giác AEHF nội tiếp được

B) KH2 =KB.KC

c) A là tâm đường tròn ngoại tiếp ∆ HMN

Akai Haruma
14 tháng 5 2019 lúc 20:17

Hình vẽ:

Góc nội tiếp

Akai Haruma
14 tháng 5 2019 lúc 20:16

Lời giải:

a)

Vì $E,F$ là hình chiếu của $H$ lên $AB,AC$ nên:

\(HE\perp AB; HF\perp AC\Rightarrow \widehat{HEA}=\widehat{HFA}=90^0\)

Xét tứ giác $AEHF$ có tổng 2 góc đối nhau \(\widehat{HEA}+\widehat{HFA}=90^0+90^0=180^0\) nên $AEHF$ là tứ giác nội tiếp.

b)

Vì $AEHF$ nội tiếp nên:

\(\widehat{HFK}=\widehat{HFE}=\widehat{HAE}=90^0-\widehat{EHA}=\widehat{EHK}\)

Xét tam giác $KHE$ và $KFH$ có:

\(\widehat{K}\) chung

\(\widehat{HFK}=\widehat{EHK}(cmt)\)

\(\Rightarrow \triangle KHE\sim \triangle KFH(g.g)\Rightarrow \frac{KH}{KF}=\frac{KE}{KH}\)

\(\Rightarrow KH^2=KE.KF(*)\)

Lại có:

Vì $AEHF$ nội tiếp nên \(\widehat{AFE}=\widehat{AHE}=90^0-\widehat{EHB}=\widehat{EBC}\)

\(\Rightarrow EFCB \) là tgnt

\(\Rightarrow KE.KF=KB.KC(**)\) (t/c quen thuộc của tứ giác nội tiếp)

Từ \((*); (**)\Rightarrow KH^2=KB.KC\)

c)

Kẻ tiếp tuyến $Ax$ thì \(Ax\perp OA(1)\)

\(\widehat{xAB}=\widehat{ACB}\) (theo tính chất tiếp tuyến)

\(\widehat{ACB}=\widehat{AEF}\) (do tứ giác $EFCB$ nội tiếp)

\(\Rightarrow \widehat{xAB}=\widehat{AEF}\). Mà 2 góc này ở vị trí so le trong nên \(Ax\parallel EF\) hay $Ax\parallel MN$. Kết hợp với \((1)\Rightarrow OA\perp MN\)

Mà $O$ là tâm đường tròn ngoại tiếp $AMN$ nên $OA$ là trung trực của $MN$, do đó $AM=AN(-)$

\(\Rightarrow \widehat{AME}=\widehat{ABM}\) (góc nt chắn 2 cung bằng nhau )

Xét tam giác $AME$ và $ABM$ có:

$\widehat{A}$ chung

$\widehat{AME}=\widehat{ABM}$ (cmt)

$\Rightarrow \triangle AME\sim \triangle ABM(g.g)$

$\Rightarrow \frac{AM}{AB}=\frac{AE}{AM}\Rightarrow AM^2=AB.AE$

Mà $AB.AE=AH^2$ (công thức hệ thức lượng trong tam giác vuông với tam giác vuông $ABH$ có đường cao $HE$)

\(\Rightarrow AM^2=AH^2\Rightarrow AM=AH(--)\)

Từ \((-); (--)\Rightarrow AM=AN=AH\) nên $A$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác HMN (đpcm)


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn thị lệ hằng
Xem chi tiết
Ánh Dương Đặng
Xem chi tiết
vi lê
Xem chi tiết
Lê đăng lộc
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
illumina
Xem chi tiết
nhannhan
Xem chi tiết
34 - Trần Quân
Xem chi tiết
T__T
Xem chi tiết