Chương II : Tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đoàn Thị Kiều Trang

Cho △ABC cân tại A, AH là tia phân giác của góc BAC.

a)  Chứng minh AH là đường trung trực của BC

b) Cho BC = 10 cm, AH=12cm. Tính chu vi của△ ABC.

c)Vẽ tia Ax vuông góc với AB( tia Ax và điểm C  nằm trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB) Tia phân giác của góc ABC cắt AH và tia Ax lần lượt ở M và N. CM △ AMN cân

Nguyễn Lê Phước Thịnh
15 tháng 2 2021 lúc 21:58

a) Xét ΔABH và ΔACH có

AB=AC(ΔABC cân tại A)

\(\widehat{BAH}=\widehat{CAH}\)(AH là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\))

AH chung

Do đó: ΔABH=ΔACH(c-g-c)

Suy ra: BH=CH(hai cạnh tương ứng)

Ta có: AB=AC(ΔABC cân tại A)

nên A nằm trên đường trung trực của BC(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(1)

Ta có: BH=CH(cmt)

nên H nằm trên đường trung trực của BC(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(2)

Từ (1) và (2) suy ra AH là đường trung trực của BC(đpcm)

b) Ta có: BH=HC(cmt)

mà BH+HC=BC(H nằm giữa B và C)

nên \(BH=CH=\dfrac{BC}{2}=\dfrac{10}{2}=5\left(cm\right)\)

Ta có: AH là đường trung trực của BC(cmt)

nên AH\(\perp\)BC tại H

Áp dụng định lí Pytago vào ΔABH vuông tại H, ta được:

\(AB^2=AH^2+HB^2\)

\(\Leftrightarrow AB^2=5^2+12^2=169\)

hay AB=13(cm)

Ta có: AB=AC(ΔABC cân tại A)

mà AB=13cm(cmt)

nên AC=13cm

Chu vi của tam giác ABC là: 

\(C_{ABC}=AB+AC+BC=13+13+10=36\left(cm\right)\)

c) Ta có: AH\(\perp\)BC tại H(cmt)

nên MH\(\perp\)BC tại H

Ta có: ΔMHB vuông tại H(MH\(\perp\)BC tại H)

nên \(\widehat{HBM}+\widehat{HMB}=90^0\)(hai góc nhọn phụ nhau)

\(\Leftrightarrow\widehat{CBM}+\widehat{HMB}=90^0\)

mà \(\widehat{CBM}=\widehat{ABM}\)(BM là tia phân giác của \(\widehat{ABC}\))

nên \(\widehat{ABM}+\widehat{HMB}=90^0\)

mà \(\widehat{HMB}=\widehat{AMN}\)(hai góc đối đỉnh)

nên \(\widehat{ABM}+\widehat{AMN}=90^0\)

hay \(\widehat{ABN}+\widehat{AMN}=90^0\)(3)

Ta có: ΔANB vuông tại A(AN\(\perp\)AB tại A)

nên \(\widehat{ABN}+\widehat{ANB}=90^0\)(hai góc nhọn phụ nhau)

hay \(\widehat{ABN}+\widehat{ANM}=90^0\)(4)

Từ (3) và (4) suy ra \(\widehat{AMN}=\widehat{ANM}\)

Xét ΔAMN có \(\widehat{AMN}=\widehat{ANM}\)(cmt)

nên ΔAMN cân tại A(Định lí đảo của tam giác cân)


Các câu hỏi tương tự
Lài Vũ
Xem chi tiết
Bùi Hữu Quang Huy
Xem chi tiết
Hoàng Hiệp
Xem chi tiết
Yêu T nhứt
Xem chi tiết
11.Nguyễn Thị Thu Hà 7c
Xem chi tiết
Trương Quỳnh Như
Xem chi tiết
Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Amy Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Thảo
Xem chi tiết