Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Cha lại dắt con đi trên cát mịn,
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời
Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi...!”
Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.
(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)
Câu 1: Tìm những từ láy có trong đoạn thơ trên.
Câu 2: Chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong đoạn thơ trên. Chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp.
Câu 3: Giải thích ý nghĩa của từ "chân trời" trong câu thơ “Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời". Hãy cho biết từ "chân” nói trên được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Câu 4: Câu thơ "Ánh nắng chảy đầy vai" sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 5: Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 10 câu), có sử dụng phép nối và thành phần biệt lập tình thái, trình bày suy nghĩ về chủ đề sau:
Tình cảm yêu thương của người thân trong gia đình góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, tính cách, giúp ta lớn khôn.
Lưu ý gạch chân từ ngữ làm phương tiện của phép nối và thành phần biệt lập tình thái.
Câu 8. Giải thích ý nghĩa của từ "chân trời" trong câu thơ “Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời". Hãy cho biết từ "chân” nói trên được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Từ câu a) bên dưới hãy viết 2 đoạn văn nghị luận (diễn dịch) theo 2 cách : dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp ( mỗi cách dẫn là 1 đoạn ) . *Lưu ý : Không chép mạng nhé ! Ai chép mạng yêu cầu CTV xóa câu trả lời giùm
Từ câu sau hãy viết thành câu văn có lời dẫn trực tiếp sau đó chuyển thành lời dẫn gián tiếp.
- Đoàn kết là sức mạnh vô địch. ( Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Câu 1: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi
Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u
(Tổ Quốc Nhìn Từ Biển - Tác Giả: Nguyễn Việt Chiến)
a.Chỉ ra từ láy? Thể thơ và phương thức biểu đạt chính ?
b.Bài thơ trên nhắc đến những địa danh nào? Từ “bão giông” được hiểu theo nghãi gốc hay nghĩa chuyển? Và nghĩa là gì?
c.Chỉ ra trường từ vựng có trong bài thơ trên?
d.Truyền thuyết nào được gợi lại trong đoạn thơ này? Ý nghĩa của việc gợi lại truyền thuyết?
e.Theo tác giả tại sao phải nhớ: “Lời cha dặn phải giữ từng thước đất”?
g. Chỉ ra và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ có trong bài thơ trên?
h.Qua bài thơ em hiểu được tình cảm gì của tác giả?
i. Bài thơ giúp em nhận ra được thông điệp gì sâu sắc nhất ( Trả lời bằng một đoạn văn 5-7 câu)
[30GP: Văn hay mỗi tuần - Bài viết số 1]
Đọc những lời bài hát dưới đây:
"Hành trình của cha chỉ mới vừa bắt đầu
Ngày mà con được sinh ra, ngày mà mưa rơi lộp độp trên nóc nhà
Cha nhìn con mỉm cười giây phút ấy, trong vòng tay mẹ như thể được ấp nôi
Lúc đó cha hiểu ra một điều là trách nhiệm hạnh phúc như thể được gấp đôi
Cha cũng có nỗi niềm riêng, gặp bạn bè cũng chẳng còn thường xuyên
Sáng đi làm bảo vệ, tối làm xưởng in áo để cho con những bình yên
Và in cho con giấc mơ đầu đời, tô thêm mây và nắng mai
Dù ngày mai có thất bại nhưng mà chẳng bao giờ phải trắng tay
Vì cha đã có một thằng con như con, bằng học sinh giỏi tiểu học chạy đi khoe khắp xóm
Năm cấp hai rồi năm cấp ba với những chuyện không vui ở trong căn nhà cấp bốn
Lên đại học chạy ngang chạy dọc nhưng mà cha, vẫn không ngừng cấp vốn
Cảm ơn vì những lời mắng và chửi như những lời nhắn và gửi để con phiêu lưu khắp chốn cha ơi!
Vì sao cha ơi?
Chẳng kể con nghe
Điều cha tiếc nuối
Từ lâu chôn giấu
Khi đã phải quên đam mê đời mình
Để con no ấm cha chật vật mưu sinh
Vượt qua sóng gió, lời cha dẫn bước
Mở rộng tim con, bao dung như cha
Trong đêm đau thương vẫn yêu cuộc đời
Vẹn nguyên mơ ước như ánh sao rơi
Nhưng sao không nói cùng con, cha ơi?
Tôi đã từng ghét cha của mình, không như bao người khác
Ông giành lấy tất cả sự chăm chỉ, trả lại tôi sự lười nhác
Tôi giả vờ ốm để mình được nghỉ học
Còn ông giả vờ khỏe để dậy sớm đi làm
Chấp nhận sống cúi đầu và khom lưng
Để thằng con có những ngày thật huy hoàng
Và đã bao lâu rồi chưa được ngồi xuống, đã bao lâu rồi chưa về nhà ăn mâm cơm
Có một điều hiện tại con không muốn, đó là kim đồng hồ này đang xoay nhanh hơn
Thời gian luôn là bánh xe tàn nhẫn
Cha đang chạy giữa cái nắng trưa vàng sẫm
Ký ức ùa về như một bức tranh toàn cảnh
Gửi một lời cảm ơn tới phía kia màn ảnh
Hơn cả mây ngàn, xa tít đằng núi cao
Sài Gòn quận 8, che đi những cơn bão
Tuy là không sống cùng thời, nhưng mà sẽ mãi là ánh sao của riêng một vùng trời không thể nào dùng lời
Và hôm nay con lại viết thêm bài hát dành cho đứa con của con sau này
Dù ngày mai cuộc sống có làm con hao gầy thì cha sẽ ở đây như là ông
Dù con có thất bại hay thành công
Dù là mưa giông hay là nắng cháy
Ngã rẽ hay là những vòng xoay
Bão tố hay là những phong ba thì cha sẽ mãi là
Vì sao cha ơi?
Chẳng kể con nghe
Điều cha tiếc nuối
Từ lâu chôn giấu
Khi đã phải quên đam mê đời mình
Để con no ấm cha chật vật mưu sinh
Vượt qua sóng gió, lời cha dẫn bước
Mở rộng tim con, bao dung như cha
Trong đêm đau thương vẫn yêu cuộc đời
Chỉ nhiều tiếc nuối khi ngước lên cao
Sao cha không ở cùng con lâu hơn..."
- Trình bày bởi Huỳnh Công Hiếu, lời bài hát gốc của ca sĩ Phan Mạnh Quỳnh.
- Link bài hát: https://www.youtube.com/watch?v=3BmSdjgVuMk
Lời bài hát thật đáng trân trọng, và khắc ghi sâu sắc vào lòng tất cả mọi người. Vậy nên, mình rất mong mọi người sẽ thử nghe bài hát này và viết một bài văn để bày tỏ cảm xúc của các bạn. Mình không đăng những câu hỏi để phân tích bài hát, với bài đăng này. Mình sẽ trao đến 30GP cho những bài viết hay nhất.
Tổ Quốc gọi rồi...cha phải đi thôi.
Con trai à, việc nhà nhờ con nhé.
Vì cha biết...con của cha mạnh mẽ.
Sẽ là bờ vai cho mẹ dựa thay cha...
Con trai à, cha phải ra đi.
Vì biển Đông còn chưa nguôi sóng dữ.
Vì đồng chí, đồng đội đang ngày đêm cố giữ.
Không cho kẻ thù, chạm vào đất quê hương.
Con trai à, hãy cố nén đau thương.
Nếu một mai cha không còn về nữa.
Hãy chăm sóc mẹ...như hai người đàn ông đã hứa.
Và hãy lớn thật mau nối tiếp bước cha...
(Nếu một mai cha không về nữa - Báo dân trí)
a) Đoạn thơ là lời của ai nói với ai về việc gì? Trong đó em ấn tượng về nội dung nào?
b) Trong đoạn thơ có rất nhiều dấu "...". Việc sử dụng dấu câu ấy có tác dụng gì trong việc biểu đạt nội dung
c) Chỉ ra và nêu tác dụng của 2 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ
d) Nếu là người con trong đoạn thơ em có cảm xúc và suy nghĩ gì
[Ôn thi vào 10- Ngữ Văn]
"Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ".
(Hành trang vào đời, NXB Tổng hợp TP.HCM, tr.38)
Lấy câu nói trên làm gợi ý, em hãy viết một bài văn ngắn chủ đề: Ý nghĩa của những điều nhỏ bé.
Bài viết hay nhất sẽ được cộng 10 GP và đăng tải trên fanpage Học trực tuyến cùng hoc24.vn!
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Ở Israel, đa số cha mẹ đều tìm cơ hội để nói với con cái rằng: Một lần thất bại không chứng minh bản thân mình vô dụng, chỉ có không dám đối mặt hoặc sớm nhận thua mới là người thất bại thực sự, chỉ cần mình không bỏ cuộc, dũng cảm kiên trì, thì thất bại hoàn toàn có thể biến thành một lần thất bại. Trong "Tamud" có câu: "Thất bại không phải là hết, trừ phi bạn nhận thua", người Do Thái tin rằng thất bại không đáng sợ, điều đáng sợ là không biết tự thức tỉnh sau thất bại. Có một số người mất đi tất cả của cải từng có, nhưng đây không phải là thất bại hoàn toàn, chỉ cần không từ bỏ, dám kiên trì làm lại, như vậy sẽ có hi vọng thành công, chỉ có người dễ dàng bỏ cuộc và không biết đúc rút kinh nghiệm từ thất bại mới bị coi là kẻ thất bại thực sự. Thất bại đối với người Do Thái là điều bình thường. Điều họ coi trọng không phải là thất bại, mà chính là sự nỗ lực và thành công của bản thân sau thất bại đó. Cha mẹ Do Thái dạy con có thái độ đúng đắn với thất bại, biết tự đứng lên sau mỗi vấp ngã. Việc tự đánh giá, thức tỉnh bản thân sẽ giúp chúng ta tìm được điểm yếu để thay đổi, từ đó nâng cao nhận thức và khả năng làm việc. Do vậy, cha mẹ thường giáo dục con cái rằng, vấp ngã không hề đáng sợ, điều đáng sợ là sau khi vấp ngã không có dũng khí đứng dậy.
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
2. Dựa vào đoạn trích trên, người Do Thái coi trọng điều gì?
3. Em hiểu như thế nào về câu nói "chỉ cần mình không bỏ cuộc, dũng cảm kiên trì, thì thất bại hoàn toàn có thể biến thành một lần thất bại"?
4. Thông điệp rút ra từ đoạn trích trên là gì?
5. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về tầm quan trọng của việc biết tự đứng lên sau mỗi vấp ngã.
GIÚP EM VỚI Ạ! EM ĐANG CẦN GẤP!