Chủ đề:
Ôn thi vào 10Câu hỏi:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Ở Israel, đa số cha mẹ đều tìm cơ hội để nói với con cái rằng: Một lần thất bại không chứng minh bản thân mình vô dụng, chỉ có không dám đối mặt hoặc sớm nhận thua mới là người thất bại thực sự, chỉ cần mình không bỏ cuộc, dũng cảm kiên trì, thì thất bại hoàn toàn có thể biến thành một lần thất bại. Trong "Tamud" có câu: "Thất bại không phải là hết, trừ phi bạn nhận thua", người Do Thái tin rằng thất bại không đáng sợ, điều đáng sợ là không biết tự thức tỉnh sau thất bại. Có một số người mất đi tất cả của cải từng có, nhưng đây không phải là thất bại hoàn toàn, chỉ cần không từ bỏ, dám kiên trì làm lại, như vậy sẽ có hi vọng thành công, chỉ có người dễ dàng bỏ cuộc và không biết đúc rút kinh nghiệm từ thất bại mới bị coi là kẻ thất bại thực sự. Thất bại đối với người Do Thái là điều bình thường. Điều họ coi trọng không phải là thất bại, mà chính là sự nỗ lực và thành công của bản thân sau thất bại đó. Cha mẹ Do Thái dạy con có thái độ đúng đắn với thất bại, biết tự đứng lên sau mỗi vấp ngã. Việc tự đánh giá, thức tỉnh bản thân sẽ giúp chúng ta tìm được điểm yếu để thay đổi, từ đó nâng cao nhận thức và khả năng làm việc. Do vậy, cha mẹ thường giáo dục con cái rằng, vấp ngã không hề đáng sợ, điều đáng sợ là sau khi vấp ngã không có dũng khí đứng dậy.
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
2. Dựa vào đoạn trích trên, người Do Thái coi trọng điều gì?
3. Em hiểu như thế nào về câu nói "chỉ cần mình không bỏ cuộc, dũng cảm kiên trì, thì thất bại hoàn toàn có thể biến thành một lần thất bại"?
4. Thông điệp rút ra từ đoạn trích trên là gì?
5. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về tầm quan trọng của việc biết tự đứng lên sau mỗi vấp ngã.
GIÚP EM VỚI Ạ! EM ĐANG CẦN GẤP!