Câu 1. Hãy nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học:
a) CaO, CaCO3;
b) CaO, MgO
Câu 2. Cho 200 ml dd HCl có nồng độ 3,5M hòa tan vừa hết 20g hỗn hợp hai oxit CuO và Fe2O3.
a) Viết phương trình hóa học.
b) Tính khối lượng của mỗi oxit có trong hỗn hợp ban đầu
Câu 3. Biết 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng vừa hết với 200 ml dd Ba(OH)2, sản phẩm là BaCO3 và H2O.
a) Viết phương trình hóa học
b) Tính nồng độ mol của dd Ba(OH)2 đã dùng
c) Tính khối lượng chất kết tủa thu được
Câu 4. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau: Na2O, P2O5, SO2, CO2
Câu 5. Dẫn 112ml khí SO2 (đktc) đi qua 700ml dd Ca(OH)2 có nồng độ 0,01M, sản phẩm là muối canxi sunfit
a) Viết PTHH
b) Tính khối lượng các chất sau phản ứng
Câu 1.
a) Nhận biết từng chất CaO, CaCO3
Trích một ít các chất để làm thử các mẫu thử.
- Cho các mẫu thử vào nước:
+ Mẫu tan và tác dụng với nước là mẫu chứa CaO:
\(CaO+H_2O\rightarrow Ca\left(OH\right)_2\)
+ Mẫu không tan là mẫu chứa CaCO3
b) Nhận biết từng chất CaO, MgO
- Dùng nước để làm thuốc thử nhận biết
- Trích một ít các chất để làm các mẫu thử
- Cho các mẫu thử vào nước:
+ Mẫu tan và tác dụng mãnh liệt \(\Rightarrow\) mẫu chứa CaO:
\(CaO+H_2O\rightarrow Ca\left(OH\right)_2\)
+ Mẫu không tan, không tác dụng \(\Rightarrow\) mẫu chứa MgO
Câu 2.
Đổi : 200 ml = 0,2 l
\(\rightarrow n_{HCl}=C_M.V=3,5\cdot0,2=0,7\left(mol\right)\)
Gọi x, y lần lượt là số mol CuO, Fe2O3 trong 20 g hỗn hợp.
Ta có: 80.x + 160.y = 20 (khối lượng hỗn hợp) \(\Rightarrow x+2y=0,25\) (1)
a) PTHH:
Cu + 2HCl ------> CuCl2 + H2O (I)
x_____2x
Theo PTHH (I): nHCl = 2.nCuO = 2x (mol)
PTHH:
Fe2O3 + 6HCl -----> 2FeCl3 + 3H2O (II)
y________6y
Theo PTHH (II): nHCl = 6.n\(Fe_2O_3\) = 6y
Do đó: 2x + 6y = nHCl = 0,7 (2)
Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được:
x = 0,05, y = 0,1
b) Khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp đầu
- Khối lượng CuO là:
\(m_{CuO}=80x=80\cdot0,05=4\left(g\right)\)
Khối lượng Fe2O3 là:
\(m_{Fe_2O_3}=160y=160\cdot0,1=16\left(g\right)\)
Câu 3.
Theo bài ra, số mol CO2: \(n_{CO_2}=\frac{2,24}{22,4}=0,1\left(mol\right)\)
a) PTHH: \(CO_2+Ba\left(OH\right)\rightarrow BaCO_3\downarrow+H_2O\)
b) Theo pt: n\(Ba\left(OH\right)_2\) = n\(CO_2\) = 0,1 (mol)
Vậy nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng:
Đổi: 200 ml = 0,2 l
\(C_M=\frac{n}{V}=\frac{0,1}{0,2}=0,5\left(M\right)\)
c) Theo pt: n\(BaCO_3\downarrow\) = n\(CO_2\) = 0,1 (mol)
Khối lượng BaCO3 kết tủa thu được:
\(m_{BaCO_3}=0,1\cdot197=19,7\left(g\right)\)
Câu 5.
Đổi: 112 ml = 0,112 l
Số mol CO2 là:
\(n_{CO_2}=\frac{0,112}{22,4}=0,005\left(mol\right)\)
Đổi: 700 ml = 0,7 l
Số mol của Ca(OH)2 là:
\(n_{Ca\left(OH\right)_2}=0,7\cdot0,1=0,007\left(mol\right)\)
a) PTHH:
SO2 + Ca(OH)2 ------> CaSO3 + H2O
b) Ta có tỉ lệ: \(\frac{0,005}{1}< \frac{0,007}{1}\)
\(\Rightarrow\) Ca(OH)2 còn dư. Vậy sau phản ứng có CaSO3 dư.
- Theo pt: \(n_{CaSO_3}=n_{SO_2}=0,005\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{CaSO_3}=0,005\cdot120=0,6\left(mol\right)\)
- Theo pt: n\(Ca\left(OH\right)_2\)(pư) = n\(CO_2\)= 0,005(mol)
\(\Rightarrow\) n\(Ca\left(OH\right)_2\)(dư) = 0,007 - 0,005 = 0,002 (mol)
\(\Rightarrow\) m\(Ca\left(OH\right)_2\)(dư) = 0,002 . 74 = 0,148 (g)