Đề ôn tập chương

nguyễn thị hồng nhung

câu 1 : em hãy phân biệt cộng sinh và hội sinh ?

câu 2 : em hãy phân biệt nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh ?

câu 3 : thế nào là môi trường sống của sinh vật ?

câu 4 : thế nào là sinh vật hằng nhiệt , sinh vật biến nhiệt , ví dụ ?

câu 5 : làm thế nào để phát hiện tật công vẹo cột sống co các bạn mình ?

câu 6 : trình bày các khái niệm về thể lực ?

câu 7 : mô tả chức năng của hệ vận động ?

câu 8 : mô tả các kĩ năng rèn luyện sức khỏe ?

câu 9 : nêu hậu quả và nguyên nhân dẫn đến các tật khúc xạ ?

câu 10 : phân tích nguyên nhân dẫn đến tật cong vẹo cột sống ?

câu 11 : trình bày phương pháp phòng , chống tật cong vẹo cộ sống ?

câu 12 : thế nào là giới hạn sinh thái ? ví dụ

câu 13 : mô tả các quan hệ cùng loài và các quan hệ khác loài ?

Anh Triêt
1 tháng 12 2017 lúc 12:28

Câu 1:

Cộng sinh là sự tương tác gần gũi và có thể diễn ra trong thời gian dài giữa hai hay nhiều loài sinh vật khác nhau.

Hội sinh là quan hệ hợp tác giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại gì.

Bình luận (0)
Nhã Yến
1 tháng 12 2017 lúc 12:29

Câu 1: mình vừa trả lời trong câu hỏi bạn đăng rồi nhé

Câu 2:

Phân biệt :

- Nhân tố vô sinh :Là các yếu tố ko sống trong môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm trong không khí và gió, lượng mưa hằng năm, thành phần hoá học của đất,...có tác động lên cơ thể sinh vật, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật

+Vd: đất có nhiều mùn giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt....

- Nhân tố hữu sinh: là các yếu tố sống trong môi trường bao gồm các sinh vật và cả con người. Nhân tố hữu sinh bao gồm các tác động của các sinh vật khác trong môi trường và tác động trực tiếp hay gián tiếp của con người lên cơ thể sinh vật,..

+ Vd: cây thụ phấn nhờ côn trùng, giun sán gây bệnh cho người,..

Câu 12:

- Giới hạn sinh thái là khoảng chịu đựng của sinh vật đối với ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh mà sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng và phát triển.

Bình luận (1)
Anh Triêt
1 tháng 12 2017 lúc 12:30

Câu 2: Nhân tố vô sinh thái tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật.

Nhân tố hữu sinh bao gồm nhân tố sinh thái con người và nhân tố sinh tháicác sinh vật khác (động vật, thực vật, nấm và vi sinh vật).

Bình luận (0)
Anh Triêt
1 tháng 12 2017 lúc 12:32

Câu 3:

Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.

Bình luận (0)
Hải Đăng
1 tháng 12 2017 lúc 12:33

Câu 3:

- Môi trường sống là phần không bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.

Câu 12:

Giới hạn sinh thái:
- Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định của môi trường, nằm ngoài giới hạn sinh thái thì sinh vật không tồn tại được.
Giới hạn ST có:
* Khoảng thuận lợi: là khoảng nhân tố ST ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật sống tốt nhất.
* Khoảng chống chịu: là khoảng nhân tố ST gây ức chế cho hoạt động sống của sinh vật.
Ví dụ: giới hạn sinh thái của cá rôphi Việt Nam là 5,6oC đến 42oC
Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20oC đến 30oC

Câu 9:

+) Nguyên nhân: -Về điều tiết của mắt : Do chúng ta có thói quen nhìn quá gần hay quá xa so với tầm nhìn chuẩn của mắt, bắt mắt phải làm việc nhiều trong thời gian dài ở độ sáng không thích hợp, hoặc sáng quá hoặc tối quá làm mỏi cơ mắt, (thí dụ vật nhìn cách xa mắt 20cm) so với khả năng bình thường của mắt (thí dụ vật nhìn cách xa mắt 30cm) làm cho mắt phải điều chỉnh tăng đi-ốp, hoặc do di truyền.

2-Theo lý thuyết đông y, mắt là bộ phận bên ngoài nhưng lại có quan hệ mật thiết với các tạng phủ bên trong đặc biệt là tạng can vì can tàng huyết và can khai khiếu ra mắt, tức là mắt khỏe hay yếu đều do chức năng hoạt động của gan. Khi can huyết suy không cung cấp đủ máu lên nuôi dưỡng mắt làm mắt suy yếu (Can huyết hư gây quáng gà, giảm thị lực (cận thị), khô mắt. Can nhiệt gây chứng ngứa mắt, dị ứng ở mắt, mắt đỏ sưng đau). Ngoài ra, Thận thuộc thủy là mẹ của can thuộc mộc không cung cấp năng lượng nuôi con là gan, do đó theo đông y nguyen nhân chủ yếu gây ra tật khúc xạ là do chức năng gan thận suy.

3-Nguyên nhân do ăn uống :

Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu các dưỡng chất cần thiết cho mắt như Vitamin A, Vitamin B2, thiếu các loại rau xanh, thừa các chất đường, mỡ.

Câu 4:

động vật hằng nhiệt là động vật không thay đổi nhiệt độ theo đời sống môi trường. động vật biến nhiệt là động vật thích nghi với đời sống môi trường khác nhau, với nhiệt độ đo môi trường.

Bình luận (2)
Anh Triêt
1 tháng 12 2017 lúc 12:35

Câu 13: http://www.baitap123.com/sinh-hoc/lop-12/lythuyet/10/62-cac-moi-quan-he-giua-cac-loai-trong-quan-xa.html

Bình luận (0)
Anh Triêt
1 tháng 12 2017 lúc 12:37

Câu 12: Giới hạn sinh thái:
- Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định của môi trường, nằm ngoài giới hạn sinh thái thì sinh vật không tồn tại được.

Ví dụ: Giới hạn sinh thái của cá rôphi Việt Nam là 5,6oC đến 42oC
Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20oC đến 30oC

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Ngô An
Xem chi tiết
Thành Trần
Xem chi tiết
Nh-ỏ T-ịt
Xem chi tiết
U Suck
Xem chi tiết
Bảo Long Đinh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Dung
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Thư
Xem chi tiết
Đan Nguyen
Xem chi tiết
Sury Phạm
Xem chi tiết