Chương II : Tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ice Tea

Các bạn ơi, giúp mik bài này với!

Cho Δ ABC vuông tại A có góc B = 300. Tia phân giác góc C cắt AB tại D. Kẻ DH vuông với BC (HϵBC)

a) C/m Δ BCD là tam giác cân và Δ ACH là tam giác đều

b) Khi AB = 5cm. Tính độ dài BC, AC

c) Gọi I là giao điểm của HD và AC. C/m Δ IBC là tam giác đều và IC // với AH

(Các bạn vẽ luôn hộ mik hình nha, ko vẽ cũng đc)

Thanks các bạn nhiều!

Nguyễn Lê Phước Thịnh
16 tháng 2 2021 lúc 20:51

a) Ta có: ΔABC vuông tại A(gt)

nên \(\widehat{ABC}+\widehat{ACB}=90^0\)(hai góc nhọn phụ nhau)

\(\Leftrightarrow\widehat{ACB}=90^0-\widehat{ABC}=90^0-30^0=60^0\)

Ta có: CD là tia phân giác của \(\widehat{ACB}\)(gt)

nên \(\widehat{DCB}=\dfrac{\widehat{ACB}}{2}=\dfrac{60^0}{2}=30^0\)

mà \(\widehat{DBC}=30^0\)(gt)

nên \(\widehat{DBC}=\widehat{DCB}\)

Xét ΔBCD có \(\widehat{DBC}=\widehat{DCB}\)(cmt)

nên ΔBCD cân tại D(Định lí đảo của tam giác cân)

Xét ΔACD vuông tại A và ΔHCD vuông tại H có 

CD chung

\(\widehat{ACD}=\widehat{HCD}\)(CD là tia phân giác của \(\widehat{ACH}\))

Do đó: ΔACD=ΔHCD(Cạnh huyền-góc nhọn)

Suy ra: CA=CH(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔCAH có CA=CH(cmt)

nên ΔCAH cân tại C(Định nghĩa tam giác cân)

Xét ΔCHA cân tại C có \(\widehat{ACH}=60^0\)(cmt)

nên ΔCHA đều(Dấu hiệu nhận biết tam giác đều)

b) Xét ΔABC vuông tại A có 

\(AC=AB\cdot\tan\widehat{B}\)

\(\Leftrightarrow AC=5\cdot\tan30^0\)

hay \(AC=\dfrac{5\sqrt{3}}{3}cm\)

Áp dụng định lí Pytago vào ΔABC vuông tại A, ta được:

\(BC^2=AB^2+AC^2\)

\(\Leftrightarrow BC^2=5^2+\left(\dfrac{5\sqrt{3}}{3}\right)^2=\dfrac{100}{3}\)

hay \(BC=\dfrac{10\sqrt{3}}{3}cm\)

Vậy: \(AC=\dfrac{5\sqrt{3}}{3}cm\)\(BC=\dfrac{10\sqrt{3}}{3}cm\)


Các câu hỏi tương tự
Ice Tea
Xem chi tiết
Hải Em Đoàn
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Anh Thư
Xem chi tiết
Nguyn Th
Xem chi tiết
Anh Tuấn Phạm
Xem chi tiết
Anh Tuấn Phạm
Xem chi tiết
Ice Tea
Xem chi tiết
Diễm Trang Thái Thị Diễm...
Xem chi tiết
Bùi Hữu Quang Huy
Xem chi tiết