Ôn tập Tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
vo thaj son

Bài 1: Tam giác ABC cân tại A, có góc A=40°. Tính góc ở đáy của tam giác đó?

Bài 2: Cho tam Giác ABD, có góc B=2.D, kẻ AH vuông góc với BD (H thuộc BD). Trên tia đối của tia BA lấy BE=BH. Đường thẳng EH cắt AD tại F. C/m FH=FA=FD

Bài 3: Cho tam giác ABC có CA=CB=10cm, AB=12cm. Kẻ CI, IH, IK lần lượt vuông góc với AB, AC,BC. a) C/m IA=IB. b) C/m IH=IK c) Tính độ dài IC d) C/m HK//AB

Bài 4: Cho tam giác ABC, Kẻ AH vuông góc với BC. Biết AB=5cm, BH=3cm, BC=10cm. Tính độ dài AH,HC,AC

Bài 1:

A B C

Ta có: \(\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}=180^o\) (t/c \(\Delta\))

\(\widehat{B}=\widehat{C}\) (\(\Delta ABC\) cân tại A)

=> \(2\widehat{B}+40^o=180^o\)

=> \(\widehat{B}=70^o\)

Bài 4:

A B C H

\(AH\perp BC\) (gt)

=> \(\Delta AHB,\Delta AHC\) vuông tại H (ĐN \(\Delta\) vuông)

Xét \(\Delta AHB\) vuông tại H có:

\(AH^2+BH^2=AB^2\) (ĐL Py-ta-go)

=> \(AH^2=AB^2-BH^2=5^2-3^2=4^2\)

=> \(AH=4cm\)

Ta có: \(BH+HC=BC\)

=> \(HC=BC-BH=10-3=7cm\)

Xét \(\Delta AHC\) vuông tại H có:

\(AH^2+HC^2=AC^2\) (ĐL Py-ta-go)

=> \(AC^2=4^2+7^2=65\)

=> \(AC=\sqrt{65}cm\)

Nguyễn Thị Bích Thủy
9 tháng 2 2018 lúc 18:30

Bài 3 : 10 10 C A B I 12 H K 1 2
Chứng minh :
a) Có AC = BC ( = 10 ) ( gt )
⇒ △CAB cân tại C
Xét △AIC vuông tại I và △BIC vuông tại I có:
AC = BC ( gt )
IC - cạnh chung
⇒ △AIC = △BIC ( cgv - ch )
⇒ IA = IB ( tương ứng )
\(\widehat{C1}=\widehat{C2}\) ( tương ứng )
b) Xét △CIH vuông tại H và △CIK vuông tại K có:
CI - cạnh chung
\(\widehat{C1}=\widehat{C2}\) ( cmt )
⇒ △CIH = △CIK ( cạnh huyền - góc nhọn )
⇒ IH = IK ( tương ứng )
c) Ta có: I nằm giữa A và B
AI = BI ( cmt )
⇒ I là trung điểm của AB
\(\Rightarrow AI=BI=\dfrac{AB}{2}=\dfrac{12}{2}=6\left(cm\right)\)
Xét △AIC vuông tại I ( gt ) có:
\(AC^2=IC^2+AI^2\left(đ\text{/l Py - ta - go }\right)\)
\(\Rightarrow IC^2=AC^2-AI^2\)
\(\Rightarrow IC^2=10^2-6^2\)
\(\Rightarrow IC^2=64\)
\(\Rightarrow IC=8\left(cm\right)\left(IC>0\right)\)
d)
Xét △IHA vuông tại H và △IKB vuông tại K có:
IH = IK ( cmt )
AI = BI ( cmt )
⇒ △IHA = △IKB ( ch - cgv )
⇒ HA = KB ( tương ứng )
Có AH + HC = AC
⇒ HC = AC - AH
Có BK + KC = BC
⇒ KC = BC - BK
Mà AC = BC ( gt ) ; AH = BK ( cmt )
⇒ HC = KC
⇒ △CHK cân tại C
\(\Rightarrow\widehat{CHK}=\dfrac{180^o-\widehat{C}}{2}\) (1)
Vì △CAB cân tại C ( cmt )
\(\Rightarrow\widehat{CAB}=\dfrac{180^o-\widehat{C}}{2}\) (2)
Từ (1) và (2) ⇒ \(\widehat{CHK}=\widehat{CAB}\)
\(\widehat{CHK}\text{ và }\widehat{CAB}\) là hai góc đồng vị
⇒ HK // AB ( dấu hiệu nhận biết )

Phạm Thảo Vân
11 tháng 2 2018 lúc 18:55

A B C 40 độ

Ta có : góc A + góc B + góc C = 180o ( định lý tổng góc trong một tam giác )

=> góc B + góc C = 180o - góc A

=> góc B + góc C = 180o - 40o

=> góc B + góc C = 140o mà góc B = góc C ( tam giác ABC cân tại A )

=> góc B = góc C = 140o : 2

=> góc B = góc C = 70o

Vậy góc B = góc C = 70o


Các câu hỏi tương tự
lường khắc hiệp
Xem chi tiết
xzcccccccccc
Xem chi tiết
23.LươngTrúcPhương
Xem chi tiết
23.LươngTrúcPhương
Xem chi tiết
Hazuimu
Xem chi tiết
Phạm Linh Nhi
Xem chi tiết
Anh Tuấn Phạm
Xem chi tiết
lilith.
Xem chi tiết
Eun Junn
Xem chi tiết