Bài 23. Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tam Cao Duc

Bài 1 : Một quả lựu đạn đang bay theo phương ngang với vận tốc 10 m/s thì bị nổ và tách thành hai mảnh có trọng lượng 10 N và 15 N . Sau khi nổ mảnh to vẫn chuyển động theo phương ngang với vận tốc 25 m/s. Lấy \(g=10\) \(\text{​​}\text{​​}m\text{/s}^2\). Xác định vận tốc của mảnh nhỏ.

Bài 2 : Một viên đạn pháo đang bay ngang với vận tốc 50 m/s ở độ cao 125 m thì nổ vỡ làm 2 mảnh có khối lượng lần lượt là 2 kg và 3 kg. Mảnh nhỏ bay thẳng đứng xuống dưới và chạm đất với vận tốc 100 m/s. Xác định độ lớn và hướng vận tốc của 2 mảnh ngay sau khi đạn nổ. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy \(g=10\) \(\text{​​}\text{​​}m\text{/s}^2\).

nguyen thi vang
9 tháng 2 2020 lúc 23:12

Bài 1 :

P1 =m1g => m1 = 1(kg)

P2 = m2g => m2 =1,5(kg)

Trước khi nổ, hai mảnh của quả lựu đạn đều chuyển động với vận tốc v0, nên hệ vật có tổng động lượng : \(p_0=\left(m_1+m_2\right)v_0\)

Theo đl bảo toàn động lượng : \(p=p_0\Leftrightarrow m_1v_1+m_2v_2=\left(m_1+m_2\right)v_0\)

=> \(v_1=\frac{\left(m_1+m_2\right)v_0-m_2v_2}{m_1}=\frac{\left(1+1,5\right).10-1,5.25}{1}=-12,5\left(m/s\right)\)

=> vận tốc v1 của mảnh nhỏ ngược hướng với vận tốc ban đầu v0 của quả lựu đạn.

Khách vãng lai đã xóa
nguyen thi vang
9 tháng 2 2020 lúc 23:32

Bài2;

Vận tốc mảnh nhỏ trước khi nổ là :

v02=\(v_1^2=2gh\)

=> v1 = \(\sqrt{v_0^2-2gh}=\sqrt{100^2-2.10.125}=50\sqrt{3}\left(m/s\right)\)

Theo định luật bảo toàn động lượng :

\(\overrightarrow{p}=\overrightarrow{p_1}+\overrightarrow{p_2}\)

p = mv = 5.50 =250(kg.m/s)

\(\left\{{}\begin{matrix}p_1=m_1v_1=2.50\sqrt{3}=100\sqrt{3}\left(kg.m/s\right)\\p_2=m_2v_2=3.v_2\left(kg.m/s\right)\end{matrix}\right.\)

+ Vì \(\overrightarrow{v_1}\perp\overrightarrow{v_2}\rightarrow\overrightarrow{p_1}\perp\overrightarrow{p_2}\)

=> p2 = \(\sqrt{p_1^2+p^2}=\sqrt{\left(100\sqrt{3}\right)^2+250^2}=50\sqrt{37}\left(kg.m/s\right)\)

=> v2= \(\frac{p_2}{m_2}=\frac{50\sqrt{37}}{3}\approx101,4m/s+sin\alpha=\frac{p_1}{p_2}=\frac{100\sqrt{3}}{50\sqrt{3}}\)

=> \(\alpha=34,72^o\)

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
tu thi dung
Xem chi tiết
Trần Minh Ngọc
Xem chi tiết
tu thi dung
Xem chi tiết
Minh Tú Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Hải
Xem chi tiết
Ha Linh Duong
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn
Xem chi tiết
Tam Cao Duc
Xem chi tiết
Lê Ng Hải Anh
Xem chi tiết