Cho tứ giác ABCD gọi M N P Q lần lượt là trung điểm của các cạnh AB BC CD DA
A) Chứng minh tứ giác MNPQ là hình bình hành
b) tìm điều kiện hai đường chéo AC và BD của tứ giác ABCD để MNPQ là hình chữ nhật
Cho hình thoi ABCD có diện tích 144 cm2. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA. Khi đó diện tích của tứ giác MNPQ là
Cho hình chữ nhật ABCD. Gọi M,N,Q lần lượt là trung điểm của AB,BC,AC .
a. Chứng minh tứ giác BMQN là hình chữ nhật
b. Cho biết AB=12cm , AC=25cm . Tính diện tích tam giác ABC và diện tích hình chữ nhật ABCD
cho tam giác abc vuông cân tại a, ab = ac = 5cm. Lấy d thuộc ab, e thuộc ac, ad=ae=2cm. Gọi m,n,p,q lần lượt là trung điểm của de,be,bc,dc
1) chứng minh tứ giác mnpq là hình chữ nhật
2) tính diện tích mnpq
Cho tam giác ABC cân tại A có AE là đường cao. Gọi D, F lần lượt là trung điểm của AB, AC. Vẽ điểm M đối xứng với điểm E qua điểm F
a) Chứng minh tứ giác BDFC là hình thang cân
b) Chứng minh tứ giác AECM là hình chữ nhật
c) Chứng minh tứ giác ABEM là hình bình hành
d) Biết BC=10cm, AC=13cm. Tính diện tích hình chữ nhật AECM
Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC) có trung tuyến AM. Kẻ MN vuông góc AB và MP vuông góc AC (N thuộc AB, P thuộc AC).
a. Tứ giác ANMP là hình gì? Vì sao?
b. Chứng minh: NA = NB, PA = PC và tứ giác BMPN là hình bình hành.
c.Gọi E là trung điểm BM; F là giao điểm của AM và PN. Chứng minh:
- Tứ giác ABEF là hình thang cân;
- Tứ giác MENF là hình thoi.
d. Kẻ đường cao AH của tam giác ABC, MK // AH (K thuộc AC). Chứng minh: BK vuông góc HN.