Ta có: ΔAHB vuông tại H(gt)
mà HI là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền AB(gt)
nên \(HI=\dfrac{AB}{2}\)(Định lí 1 về áp dụng hình chữ nhật vào tam giác vuông)
\(\Leftrightarrow AB=2\cdot HI=2\cdot9=18\left(cm\right)\)
Ta có: ΔAHC vuông tại H(gt)
mà HK là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền AC(gt)
nên \(HK=\dfrac{AC}{2}\)(Định lí 1 về áp dụng hình chữ nhật vào tam giác vuông)
hay \(AC=2\cdot HK=2\cdot12=24\left(cm\right)\)
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông vào ΔABC vuông tại A có AH là đường cao ứng với cạnh huyền BC, ta được:
\(\dfrac{1}{AH^2}=\dfrac{1}{AB^2}+\dfrac{1}{AC^2}\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{1}{AH^2}=\dfrac{1}{18^2}+\dfrac{1}{24^2}=\dfrac{25}{5184}\)
hay AH=14,4(cm)
Áp dụng định lí Pytago vào ΔABH vuông tại H, ta được:
\(AB^2=AH^2+BH^2\)
\(\Leftrightarrow BH^2=18^2-14,4^2=116,64\)
hay BH=10,8(cm)
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông vào ΔABC vuông tại A có AH là đường cao ứng với cạnh huyền BC, ta được:
\(AH^2=HB\cdot HC\)
\(\Leftrightarrow HC=\dfrac{AH^2}{HB}=\dfrac{14.4^2}{10.8}=19,2\left(cm\right)\)