Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Đồng Nai , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 36
Số lượng câu trả lời 20
Điểm GP 0
Điểm SP 1

Người theo dõi (2)

Đang theo dõi (8)

Minh Phương
Nguyễn Duy Khang
Shinichi Kudo
Chuu

         Thu điếu

                       (Nguyễn Khuyến)

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.https://tindep.com/image/tindep.jpg

Câu 1: Bài thơ Thu điếu được làm theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt

B. Ngũ ngôn tứ tuyệt

C. Thất ngôn bát cú

D. Thất ngôn 

Câu 2: Bố cục bài thơ Thu điếu :

A. Hai phần

B. Ba phần

C. Bốn phần

D. Năm phần 

Câu 3: Sáu câu thơ đầu trong bài Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến cùng được ngắt theo nhịp:

A. 2/2/3.

B. 3/2/2.

C. 3/4.

D. 4/3.

Câu 4: Từ "làn" trong câu "Sóng biếc theo làn hơi gợn tí" trong bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến dùng để chỉ:

A. Làn mây.

B. Làn gió.

C. Làn hơi.

D. Làn khói.

Câu 5.Cảnh mùa thu được Nguyễn Khuyến miêu tả trong bài Thu điếu là vùng nào?

A. Đồng bằng Trung Bộ

B. Đồng bằng Bắc Bộ

C. Đồng bằng Nam Bộ

D. Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 6. Dòng nào không phải giá trị nội dung của bài Thu điếu?

A. Thu điếu bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Nguyễn Khuyến.

B. Thu điếu viết về cảnh sắc mùa thu ở Đồng bằng Bắc Bộ.

C. Bài thơ bộc lộ tâm trạng thế thời và tài thơ Nôm của tác giả.

D. Bài thơ châm biếm, đả kích bọn thực dân xâm lược.

Câu 7.Điểm nhìn cảnh thu là:

A. Chiếc thuyền câu

B. Ngõ trúc

C. Trên bờ ao

D. Trên cầu ao

Câu 8.Thủ pháp nghệ thuật đặc sắc trong hai câu cuối bài thơ Thu điếu?

A. Tả cảnh ngụ tình

B. Lấy động tả tĩnh

C. Tăng tiến

D. Hình ảnh ước lệ, tượng trưng

Câu 9. Nêu chủ đề của bài thơ?

THƠ KHUYÊN HỌC

   Nguyễn Khuyến

Đen thì gần mực, đỏ gần son,
Học lấy cho hay, con hỡi con!
Cái bút, cái nghiên là của quý,
Câu kinh, câu sử, ấy mùi ngon!
Vàng mua chứa để, vàng hay hết,
Chữ bán dư ăn, chữ hãy còn.
Nhờ Phật một mai nên đấng cả,
Bõ công cha mẹ mới là khôn.

(In trong Thơ văn Nguyễn Khuyến – Xuân Diệu giới thiệu, NXB Văn học, Hà Nội, 1971)

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt luật Đường                              B. Ngũ ngôn tứ tuyệt luật Đường

C. Thất ngôn bát cú luật Đường                                 D. Thơ tự do

Câu 2: Bài thơ được gieo vần gì?

A. Vần lưng                                                                                    B. Vần chân

C. Vần liền                                                                                      D. Vần cách

Câu 3: Chỉ ra câu tục ngữ dân gian mà tác giả sử dụng trong cặp câu nào sau:

 A. Hai câu đề                                                                          B. Hai câu thực

 C. Hai câu luận                                                                        D. Hai câu kết

Câu 4:  Hai cặp câu 3,4 và 5,6 sau, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào?

“Cái bút, cái nghiên là của quý,
 Câu kinh, câu sử, ấy mùi ngon!
     Vàng mua chứa để, vàng hay hết,
Chữ bán dư ăn, chữ hãy còn”.
A.  So sánh, liệt kê         B. so sánh, đối         C. Nhân hóa, so sánh     D. Liệt kê, đối.

Câu 5: Bài thơ là lời Nguyễn Khuyến khuyên con điều gì?

A.  nên có gắng học hành chăm chỉ.

B. học để lấy điều hay; sách vở, bút nghiên

C. nên chuyên tâm dành hết tâm trí cho việc học.

D. học hành đỗ đạt cho bõ công cha mẹ

Câu 6: Phong cách thơ của Nguyễn Khuyến.

A. Trẻ trung, hài hước, dí dỏm.

B. Trẻ trung, mạnh mẽ đầy hơi thở dân gian.

C. Ngôn ngữ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.

D. Giàu cảm xúc với thiên nhiên, với con người và với quê hương.

  Câu 7: Nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Thơ khuyên học.

A. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình

B. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả

C. Lời thơ trang nhã, sử dựng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ

D. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, thủ pháp nghệ thuật  đặc sắc.

Câu 8: Theo em, tác giả muốn gửi gắm điều gì qua hai câu thơ cuối?

A. Tầm quan trọng của việc học hành và sử dụng tri thức một cách có ích và hiệu quả.

B. Nhấn mạnh vào ý nghĩa của việc học hành không chỉ là để tự phát triển cá nhân mà còn để đền đáp công ơn của cha mẹ và để trở thành một người có ích cho xã hội.

C. Đó là sự kết hợp giữa việc học hành, sự hiếu thảo và trách nhiệm của mỗi người đối với gia đình và xã hội.

 D. Cả ba ý trên.

Câu 9.  Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

MN GIÚP E VỚI Ạ, EM CHÂN THÀNH CẢM ƠN