Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 361
Điểm GP 40
Điểm SP 406

Người theo dõi (68)

Linh Anh
kethattinhtrongmua
Mochizuki Touya
~ Pé Ngốc ~

Đang theo dõi (1)

Kirito

Câu trả lời:

O-hen-ri là cây bút truyện ngắn xuất sắc của nền vãn học Mĩ đầu thế ki 20. Giải thưởng O hen-ri là giải thướng văn chương ớ Mĩ dành cho những truvện ngắn hay nhất hàng năm. Tên tuổi nhà văn mãi mãi lưu danh hậu thế.

Truyện Chiếc lá cuối cùng tiêu biếu cho bút pháp nghệ thuật của O-hen-ri. Truyện chi có 3 nhân vật, những họa sĩ nghèo: Xiu, Giôn-xi và cụ già Bư-man. Truyện có kết cấu chặt chẽ, hầu như không có chỗ nào thừa, diễn biến xúc động nhiều khi nói về trận ốm kéo dài cúa Giôn-xi và cái chết bất ngờ của cu Be-men. Có ý kiến cho rằng:

Truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O-hen-ri là bức thông điệp màn xanh về tình thương và sự sống của con người”.

Truyện Chiếc lá cuối cùng của O-hen-ri dã thế hiện một tình bạn cao quý cảm động. Giôn-xi và Xiu là hai nữ họa sĩ trẻ, tuy nghèo mà nhiều ước mơ, nhiều yêu thương. Họ gắn bó với nhau về những sở thích và về nghệ thuật mà kết thành chị em cùng chung nhau thuê một phòng họa nơi phố nghèo. Mùa đổng năm ấy, chứng viêm phổi hoành hành đã “đánh ngã hàng chục nạn nhân”. Giôn-xi cũng bị cảm lạnh, nằm liệt giường. Mọi thứ thuốc men, đều “vô dụng”, cỏ yên trí là mình “không thể khỏi được”. Giôn-xi lại bị ám ánh, một khi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân phía cửa sổ rụng xuống thì cô ”cũng lìa đời”. Sự sụp đổ về tinh thần của cô họa sĩ trẻ bất hạnh làm cho bệnh tình ngày thêm trầm trọng.

Chính trong hoàn cảnh bi đát ấy, tình bạn dược thử thách. Xiu thương đứa em nuôi vô cùng. Cô đã khóc “đến ướt dẫm cả một chiếc khăn trái bàn Nhật Bàn”. Xiu lo âu. Xiu săn sóc và hết lòng chạy chữa cho em. Xiu làm việc nhiều hơn dể kiếm thêm tiền mua thuốc và thức ăn cho Giôn-xi. Khi đứa em tội nghiệp.

Xiu dã tận tinh săn sóc em, lúc thì quấy nước súp gà. lúc thì pha sữa với rượu. Xiu đã giành giật với tử thần để chạy chữa cho đứa em nuôi bé bông tội nghiệp.

Xiu là hiện thân của tấm lòng trắc ẩn vịtha, là một con người giàu đức hi sinh thầm lặng, có một trái tim nhãn hậu mênh mỏng. Xiu là một nhân vật rất dẹp làm ta xúc dộng và ngưỡng mộ về một tình bạn, tình chị em thúy chuna, cao quý. Nhân vạt Xiu tỏa sáng bức thông điệp màu xanh ” của Chiếc lá cuối cùng.

Đo cứu ngưỡi khỏi tai họa, có những con người đứng trước cái chết khổng hề sợ chết. Cụ già Bơ-men, một họa sĩ già !à một con người giàu đức hi sinh như vậy. Năm ấy, cụ Bơ-men đã 60 tuổi, khắc khổ, dã 40 năm cám bút vẽ mà vẫn không với tới được “gấu áo vị nữ thánh cùa nghệ thuật. Tuy vậy, cụ đã nói với cô Xiu: “Một ngày kia rồi sẽ vẽ một kiệt phẩm kiệt xuất…”. Ông không ngồi làm mầu nữa, mà đã đứng trong cơn mưa lạnh lẽo, dai dàng, pha lần tuyết dang đổ xuống, chi mặc một cái áo sơ mi cũ máu xanh, đứng suốt đêm âm thầm sáng tạo nên Chiếc lá cuối cùng, “chiếc lá dũng cảm”. Gió bấc lồng lộn, nhưng chiếc lá thường xuân “đơn dộc” ấy vẫn bám chắc lấy cành. Giày và áo quần cụ họa sĩ đã ướt sũng và lạnh buốt. Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi. Chiếc lá cuối cùng do cụ “vẽ” nên đã đánh lui thần chết, cứu sống cô Giôn-xi. Quên mình để cứu người là một hành động cao cả. Cái chết của cụ già Bơ-men dẹp hơn mọi bài ca. Nếu chúa bị đóng đinh chịu nạn vì hạnh phúc của con người, thì cụ Bơ-men cao đẹp thay đã xả thân vì sự sống cùn Giôn-xi. Cụ đã vĩnh viễn ra đi, nhưng chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác, cụ đe lại cho đời, vì sự sống và hạnh phúc của con người thì còn lại mãi mãi. Giôn-xi khỏi bệnh, có lặng ngắm “tác phẩm kiệt xuất” của cụ Bơ-men, và cô xúc động nghĩ: “Cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lú cuối cùng đã rụng” với tất cả tình thương và lòng biết ơn vô hạn. Hơn một thế ki nay hàng triệu độc giả trên hành tinh đã cúi đầu nghiêng mình trước nghĩa cử và cái chết cùa họa sĩ già Bơ-men.

Chiếc lá cuối cùng là một trong những tác phẩm vãn học nước ngoài đã đem đến cho chúng ta nhiều nhã thú. “Bức thông diệp màu xanh” ấy, mãi mãi tươi non trong lòng người. Tình bạn bè, tình chị em, tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh của họa sĩ trẻ và già ấy làm cho người đọc tin yêu hơn vào lòng tốt của con người. Nó nhắn nhú nhân loại: hãy phấn đấu cho hạnh phúc của con người, hãy đem nghệ thuật phục vụ con người.Vé đẹp nhân vãn, giá trị nhân bản của “Chiếc lú cuối cùng” đã rung động tăm hồn mỗi chúng ta. Nghệ sĩ Bơ-men đã ngã xuống vì nghệ thuật, đã hi sinh vì sự sống và hạnh phúc của con người. Nghệ thuật hướng tới con người là nghệ thuật đẹp nhất, lâu bền nhất !

Câu trả lời:

Dàn ý

a)Mở bài

+Giới thiệu bao quát cảnhKỳ nghỉ hè vừa qua, em cùng gia đình đi tham quan vịnh Hạ Long. Đã lâu lắm rồi em mới có một kì nghỉ hè thoải mái như thế này.


b)Thân bài

+Tả các bộ phận cảnh vật

Dọc đường bộ đến Quảng Ninh, trước mắt em là cả một bức tranh sơn thuỷ hùng vĩ.Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh khổng lồ vô cùng sống động với biển xanh mây trắng .. O Ði giữa Hạ Long, ta ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị hoá đá, đảo thì giống hình một người đang đứng hướng về đất liền, đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước, đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá, hòn Cánh Buồm, hòn Cặp Gà, hòn Lư Hương... O Tất cả trông rất thực, thực đến kinh ngạc. O Hình dáng những đảo đá diệu kỳ ấy biến hoá khôn lường theo góc độ ánh sáng trong ngày và theo góc nhìn. O Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Ðầu Gỗ, động Sửng Sốt, động Tam Cung... O Ðó thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian. O Từ xưa, Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi mệnh danh là kỳ quan đất dựng giữa trời cao.O Giữa non nước mây trời Hạ Long tuyệt mỹ, một chiếc hang mang tên vô cùng mộc mạc dân dã: hang Ðầu Gỗ. O Từ phía xa nhìn lại, cửa hang có màu xanh lam hình một con sứa biển, qua chín mươi bậc đá xây ta tới cửa động. O Nếu động Thiên Cung hoành tráng khoẻ khoắn, hiện đại thì hang Ðầu Gỗ trầm mặc uy nghi nhưng cũng rất đồ sộO Hang được chia làm ba ngăn chính. O Ngăn phía ngoài có hình vòm cuốn tràn trề ánh sáng tự nhiên, trần hang là một bức "tranh sơn dầu" khổng lồ, trong đó vẽ phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, đó là những đàn voi đang đi kiếm ăn, những chú hươu sao ngơ ngác, chú sư tử lim dim ngủ... với những tư thế vô cùng sinh động. O Phía dưới là một chú rùa đang bơi giữa bể nước mênh mông, những rừng măng đá, nhũ đá nhiều mầu với nhiều hình thù kỳ lạ tuỳ theo trí tưởng tượng phong phú của từng người. O Ðứng dưới vòm hang ta có cảm giác như đang đứng giữa một toà lâu đài cổ kính, có lối kiến trúc đồ sộ và hùng vĩ. O Chính giữa lòng hang là một cột trụ chống trời khổng lồ, hàng chục người ôm không xuể, từ phía dưới chân cột lên trên được bàn tay điêu khắc tài tình của tạo hoá gọt rũa thành những hình mây bay, rồng cuốn, phượng múa, hoa lá, dây leo... O Trên đỉnh cột, bất giác ta bắt gặp một vị tu sĩ mặc áo choàng thâm, tay phải cầm gậy tích trượng trong tư thế tụng kinh, niệm Phật. O Ánh sáng chiếu vào đây mờ ảo, những bức tranh mới lạ hiện lên long lanh huyền bí. O Những chùm hoa đá lúc ẩn lúc hiện, những hình ảnh vừa quen thuộc vừa lạ,... tạo cho con người vừa sợ sệt vừa tò mò. O Tận cùng hang là một chiếc giếng tiên bốn mùa nước ngọt trong vắt, chảy tràn trề quanh năm. O Ðường lên động Thiên Cung vách đá cheo leo, hai bên tán lá rừng che phủ um tùm O Qua một khe cửa hẹp, lòng động đột ngột mở ra không gian có hình tứ giác với chiều dài thậm thượt. O Càng vào trong ta càng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp lộng lẫy của động Thiên CungO Ðộng gắn liền với truyền thuyết về vua Rồng xưa. O Những chú rồng bay lượn lúc ẩn lúc hiện trong rừng mây nhũ đá, những chú voi con công kênh nhau lên nhảy múa, những con mãng xà lớn trườn mình quấn quanh cây đa cổ thụ, hai chú sư tử đá nhảy múa bờm tóc tung bay, trên cao những chú đại bàng giang rộng đôi cánh khổng lồ trên không trung... O Tất cả những hình ảnh đó như vừa được hoá đá nơi này. O Trên vách động phía đông là một bức tranh hoành tráng đồ sộ, trong đó chạm nổi những nhân vật trong truyện cổ tích xưa. O Trung tâm động là bốn cột trụ to lớn lực lưỡng chống đỡ thiên đình. O Từ chân cột tới đỉnh đều được chạm nổi nhiều hình thù kỳ lạ như chim cá, cảnh sinh hoạt của con người, hoa lá cành... O Trên vách động phía bắc là cảnh một bầy tiên nữ đang múa hát O Dưới vòm động cao vút, từng chùm nhũ đá rủ xuống muôn màu tạo thành bức rèm đá thiên nhiên lộng lẫy. O Ðâu đó có tiếng trống bập bùng như trong đêm hội làng xưa. Ðó chính là tiếng gió thổi qua kẽ đá. O Ðứng giữa vòm động cao vút, màu thạch nhũ xanh như dát ngọc ta ngỡ như đang đứng trong tiên cảnh bồng lai vậy.O Tới ngăn động cuối cùng, những luồn ánh sáng trắng xanh đỏ xen lẫn phối màu tạo nên khung cảnh hoa lệ. Một vòi nước tự nhiên bốn mùa tuôn chảy róc rách, nơi đây có ba chiếc ao, nước trong vắt. O Thế là cả buổi sáng, em cùng gia đình chỉ tham quan hang động, mọi người bắt đầu chụp nhanh cảnh đẹp ở đây rồi vội vàng lên xe đến nhà nghỉ để hôm sau ra Bãi Cháy.O Dọc theo bờ vịnh Hạ Long là khu nghỉ mát Bãi Cháy quanh năm lộng gió biển. O Bãi Cháy là một dải đồi thấp chạy thoai thoải về phía biển kéo dài hơn hai ki-lô-mét ôm lấy hàng thông cổ thụ nằm xen kẽ với những khách sạn cao tầng, những biệt thự nhỏ kiến trúc riêng biệt. O Qua một khe cửa hẹp, lòng động đột ngột mở ra không gian có hình tứ giác với chiều dài thậm thượt. O Càng vào trong ta càng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp lộng lẫy của động Thiên CungO Ðộng gắn liền với truyền thuyết về vua Rồng xưa. O Những chú rồng bay lượn lúc ẩn lúc hiện trong rừng mây nhũ đá, những chú voi con công kênh nhau lên nhảy múa, những con mãng xà lớn trườn mình quấn quanh cây đa cổ thụ, hai chú sư tử đá nhảy múa bờm tóc tung bay, trên cao những chú đại bàng giang rộng đôi cánh khổng lồ trên không trung... O Tất cả những hình ảnh đó như vừa được hoá đá nơi này. O Trên vách động phía đông là một bức tranh hoành tráng đồ sộ, trong đó chạm nổi những nhân vật trong truyện cổ tích xưa. O Trung tâm động là bốn cột trụ to lớn lực lưỡng chống đỡ thiên đình. O Từ chân cột tới đỉnh đều được chạm nổi nhiều hình thù kỳ lạ như chim cá, cảnh sinh hoạt của con người, hoa lá cành... O Trên vách động phía bắc là cảnh một bầy tiên nữ đang múa hát O Dưới vòm động cao vút, từng chùm nhũ đá rủ xuống muôn màu tạo thành bức rèm đá thiên nhiên lộng lẫy. O Ðâu đó có tiếng trống bập bùng như trong đêm hội làng xưa. Ðó chính là tiếng gió thổi qua kẽ đá. O Ðứng giữa vòm động cao vút, màu thạch nhũ xanh như dát ngọc ta ngỡ như đang đứng trong tiên cảnh bồng lai vậy.O Tới ngăn động cuối cùng, những luồn ánh sáng trắng xanh đỏ xen lẫn phối màu tạo nên khung cảnh hoa lệ. Một vòi nước tự nhiên bốn mùa tuôn chảy róc rách, nơi đây có ba chiếc ao, nước trong vắt. O Thế là cả buổi sáng, em cùng gia đình chỉ tham quan hang động, mọi người bắt đầu chụp nhanh cảnh đẹp ở đây rồi vội vàng lên xe đến nhà nghỉ để hôm sau ra Bãi Cháy.O Dọc theo bờ vịnh Hạ Long là khu nghỉ mát Bãi Cháy quanh năm lộng gió biển. O Bãi Cháy là một dải đồi thấp chạy thoai thoải về phía biển kéo dài hơn hai ki-lô-mét ôm lấy hàng thông cổ thụ nằm xen kẽ với những khách sạn cao tầng, những biệt thự nhỏ kiến trúc riêng biệt. O Qua con đường rải nhựa, sát bờ vịnh là dải cát trắng và hàng phi lao xanh mát. O Những hàng quán nhỏ xinh ẩn mình dưới những rặng phi lao.+Tả hoạt động của con người Tắm biển xong du khách có thể lên bờ ngồi thưởng thức những cốc nước mát lạnh để đón luồng gió biển.

c)Kết bài

+Nêu nhận xét Sức hấp dẫn của vịnh Hạ Long đã khiến cho nới đây quanh năm luôn là điểm hội tụ của khách du lịch trong và ngoài nước. Mọi người đều đến đây tham quan, nghỉ ngơi, tắm biển...Ai cũng thấy khoan khoái, hài lòng trước vẻ đẹp kì quan của thế giới Nhũ đá trong hang Sửng sốt Tuần Châu.

Câu trả lời:

Đó là tên của một bài thơ đã đi vào hàng triệu trái tim của nhiều thế hệ và nói về tình yêu của một đôi trai gái kẻ mất người còn trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Không nhiều người biết rằng, trong bài thơ Núi Đôi của Vũ Cao ấy, cả địa danh, con người lẫn sự việc, đều là sự thật hoàn toàn... Hai ngọn núi huyền thoại ấy ở ngay cạnh thị trấn Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội. Một con đường cong cong trèo qua đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên dẫn ta đến hai ngọn núi thấp, thực ra là hai quả đồi phủ bên trên một rừng thông xanh rì. Đó chính là Núi Đôi, thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Từ dưới đường nhìn lên, vẫn còn thấy lù lù những lô cốt, tháp canh và những hầm hố cực kỳ kiên cố của người Pháp. Dấu vết của một thời máu lửa vẫn còn trơ trơ, dù chúng không còn có thể gây ra một sự chết chóc nào. Con đường bây giờ dẫn vào làng, ngày trước chính là “lối ta đi giữa hai sườn núi, đôi ngọn nên làng gọi Núi Đôi”. Gửi xe máy cho một cô gái trạc độ tuổi mười tám đôi mươi đang bán hàng dưới núi, tôi bám vào những sợi rễ thông xù xì để leo lên sườn núi phủ đầy cỏ non đang nhú trong tiết xuân. Rừng thông không vi vu mà yên tĩnh lạ thường. Những cây thông này hẳn đã được trồng sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc, chúng bám rễ vào mảnh đất đã thấm máu bao người, trong đó có cô gái mà “bảy năm về trước em mười bảy” kia... Đó là một người con gái có thật. Chị là Trần Thị Bắc, sinh năm 1933 và tham gia du kích khi tuổi mới trăng tròn. Ngày 21.3.1954, khi đang dẫn một đoàn cán bộ đi ra vùng tự do, Bắc bị địch bắt. Không để cho cả đoàn cùng rơi vào ổ phục kích của địch, chị đã hét to để báo động và nhận lấy cái chết. Nghe tiếng súng nổ, biết bị phục kích, đoàn cán bộ đã rút lui an toàn... Cái chết của người nữ du kích dũng cảm đến tai nhà thơ Vũ Cao khi ông điều trị ở Bệnh viện quân y 74 gần Sóc Sơn sau ngày hòa bình. Quá xúc động, ông đã viết Núi Đôi: “Bảy năm về trước em mười bảy. Anh mới đôi mươi trẻ nhất làng”. Bài thơ ra đời, ngay lập tức được đón nhận và gây xúc động cho hàng triệu người. Chỉ có điều, câu chuyện tình yêu trong Núi Đôi hoàn toàn do nhà thơ hư cấu. Nhưng lạ thay, chính nhà thơ Vũ Cao cũng phải kinh ngạc khi biết những gì mình hư cấu lại đã diễn ra trong đời thực: Mười tám tuổi, chị Bắc đã quen một người bộ đội tên là Trịnh Văn Khanh ở gần nhà. Năm 1953, hai người thành hôn ở vùng tự do, sau đó Bắc trở về Phù Linh, khi đó là vùng địch hậu và tiếp tục hoạt động. Chị làm giao liên, quân báo và y tá, phục vụ các cuộc chiến đấu của bộ đội và hy sinh anh dũng như đã kể ở trên. Có điều, việc người con gái trẻ thành hôn không được nhiều người biết đến. Theo những người dân ở Phù Linh bây giờ, người chồng của chị hình như vẫn còn sống ở huyện Đông Anh và vẫn hương khói cho người vợ mà cái tên đã “thành liệt sĩ, trên những hàng bia trắng giữa đồng”. ...Từ trên đỉnh Núi Đôi, tôi nhìn xuống cánh đồng hai làng Xuân Dục, Đoài Đông thuở trước. Một nghĩa trang liệt sĩ nằm ngay dưới chân núi, một đơn vị bộ đội đang đóng quân... Tất cả như vẫn còn đây câu chuyện tình yêu đã đi vào thơ ca và niềm xúc động của biết bao người. Này ngọn núi đã đi vào thi ca, này câu chuyện tình yêu lãng mạn mà cảm thương của người liệt nữ, ở đâu trên trái đất này còn cóá những câu chuyện của đời thường mà trở thành huyền thoại như thế?

Câu trả lời:

Hồ Chí Minh là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Người đã trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Hoài bão cứu nước đã làm cho Người luôn nghĩ về đất nước: Đêm mơ ước thấy hình của nước (Chế Lan Viên). Đất nước Việt Nam luôn in đậm trong trái tim người. Tình yêu đất nước nồng nàn đã làm Bác quên đi sự gian khổ tột cùng trong bước đường hoạt động cứu nước, cứu dân. Bài thớ Tức cảnh Pác Bó đã cho thấy cuộc sống đầy gian khổ của Bác trong thời kì ở hang Pác Bó nhưng cũng thể hiện tâm trạng thoải mái, lạc quan của Người khi được sống giữa thiên nhiên. Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng Bác vẫn tràn đầy tình yêu thiên nhiên và lòng lạc quan tin tưởng. Bác tự hào về cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng.

Mở đầu bài thơ là phong cảnh núi rừng, là nơi hoạt động của người cộng sản:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang.

Câu thơ có hai vế sóng đôi đã làm toát lên một cuộc sống nhịp nhàng, nề nếp của con người: sáng ra, tối vào. Nơi vào lại là hang trong núi, một nơi ở sao mà chật chội lạ lùng. Cuộc sống trong hang đá khó khăn, gian khổ biết nhường nào, thế nhưng ta luôn bắt gặp một tâm hồn khoáng đạt, đa cảm. Bác Hồ sống thật ung dung nơi núi rừng đầy gian khổ ấy. Sự ung dung của Bác đã thể hiện rõ trong cuộc sống vật chất đạm bạc, thiếu thốn:
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.

Bác đã thích nghi với cuộc sống thiếu thốn một cách tự nhiên, Bác không mảy may cảm thấy mình vất vả mà ngược lại Bác cảm thấy rất vui. Có lẽ vui nhất vì sau bao nhiêu năm xa đất nước nay được trở về sống với đất nước thân yêu. Bác tin rằng, thời cơ giành độc lập hoàn toàn đang tới.

Niềm vui ấy đã làm cho Bác say mê làm việc, say mê trong bước đường hoạt động và lãnh đạo kháng chiến.

Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng.

Đây là hình tượng trung tâm của bài thơ. Cuộc sống giữa núi rừng thật gian khổ, vất vả, thiếu thốn. Nơi làm việc cũng không lấy gì thoải mái vì bàn đá chông chênh, nhưng dáng điệu của Bác vẫn lồng lộng đường hoàng. Bác say mê với công việc, tập trung cao độ vào công việc mà chẳng hề quan tâm đến vật chất quanh mình. Từ láy chông chênh chỉ sự tạm bợ, nghèo về vật chất. Sống giữa thiên nhiên, làm việc giữa đất trời khoáng đạt, Bác cảm thấy vui và hăng say với công việc của mình. Trên cái bàn đá “thiên tạo” ấy, Bác vẫn miệt mài dịch sử Đảng, tìm ra đường lối để thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong những ngày tháng ở núi rừng Việt Bắc, ở hang Pác Bó, cuộc sống thật kham khổ về vật chất nhưng qua giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh thơ và cách nói của Người, ta thấy toát ra niềm vui lớn lao của Bác. Câu kết bài thơ là lời nhận định tổng quát của Bác:
Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Bác tự hào về cuộc đời cách mạng, nó sang trọng, cao quí. Chữ sang ở cuối bài thơ đã tỏa sáng tinh thần của toàn bài thơ. Sang ở đây không phải là vật chất sang trọng, giàu sang phú quý mà đây là cái thoải mái tinh thần, cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng. Với Bác, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, là lí tưởng của mình. Hơn nữa, dường như ở Bác luôn sẵn có ,cái thú lâm truyền: Bác thích sống ở núi rừng, được sống hòa hợp cùng thiên nhiên, cây cỏ.Tuy nhiên, cái vui thú của Bác không phải là được làm một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc. Rõ ràng ở Bác có những nét đẹp của phong cách cổ điển đan xen với nét đẹp của phong cách hiện đại. Vẻ đẹp này đã thể hiện trong phong cách thơ của Bác.

Tức cảnh Pác Bó là một bài thơ tứ tuyệt rất giản dị nhưng rất hàm súc, ý nghĩa thật sâu xa. Lời thơ pha giọng vui đùa cho ta thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung cả Bác Hồ trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừng Việt Bắc. Tinh thần ấy đã giúp Bác vượt qua mọi khó khăn gian khổ để lãnh đạo cách mạng Việt Nạm giành thắng lợi vẻ vang.

Câu trả lời:

Con thuyền gắn bó với sinh hoạt, đời sống, phong tục, lễ hội của người Việt Nam từ cổ xưa đến nay. Văn hóa vùng sông, biển với những tục lệ lâu đời đã thành phong tục đặc sắc là vốn quý trong kho tàng văn hóa dân gian bản địa cổ truyền.

Thuyền rồng để vua dùng gọi là “thuyền ngự”. Thuyền rồng trong lễ hội dân gian mang ý nghĩa linh thiêng, trang trọng. Đặc biệt, ở những lễ hội thờ các vị anh hùng dân tộc, võ tướng, có công đức thì theo ý niệm dân gian, chính các Ngài đã về “ngự” trên thuyền để việc cầu phúc, cầu sức khỏe, an khang thịnh vượng của người tổ chức hội, dự hội, xem hội được như ý nguyện. Dân đi biển Cát Bà, Cát Hải, Đồ Sơn... thường tổ chức đua thuyền hình rồng khi kết thúc vụ cá Bắc mở đầu vụ cá Nam khoảng tháng 4, 5 dương lịch... tạo thành nét văn hóa biển độc đáo. Dịp lễ cúng thần nước hay hạ thủy con thuyền cũng là thời điểm đua thuyền của cư dân ven sông, biển.

Lễ hội đền Quả xã Bạch Ngọc, huyện Đô Lương, Nghệ An có đua thuyền rồng. Vùng này có nơi toàn các tay đua nữ thi đấu với nhau như ở Xa Long, huyện Hương Sơn, còn thường thì nam thi với nam, nam thi với nữ cũng có nhưng ít hơn. Trước khi hạ thủy thuyền đua, có tục lệ trai đinh rước 12 thuyền rồng sau 4 ngựa gỗ, gồm hai ngựa hồng, hai ngựa bạch từ đền Quả đến hạ thủy ở sông Lam. Tương truyền, dân ở đây đua thuyền để tỏ lòng biết ơn công đức của Hoàng tử Uy Minh Vương, con trai thứ tám của vua Lý Thái Tổ.

Lễ hội đua thuyền rồng ở Đồng Hới (Quảng Bình) lại mang nét đặc sắc khác. Theo tín ngưỡng dân gian ở địa phương, thuyền rồng là “dương” đua với thuyền phượng là “âm”. Đua đường dài 20km từ đình làng Đồng Hải đến cửa sông Nhật Lệ, qua các địa hình, hướng gió khác nhau và theo với nước thủy triều lên, xuống. Cũng theo tín ngưỡng âm dương cổ, nhưng ở làng Đào Xá (huyện Tam Thanh, Phú Thọ) tạo dáng thuyền đua và quan niệm cũng có khác. Ở đây, “dương” lại là thuyền hình chim, “âm” có thuyền hình cá. Chỉ đua một chải đực (chim) với một chải cái (cá) về đêm, sau khi tế lễ xong và gọi là “tiệc bơi”, bơi để lễ thần.

Lễ hội thuyền đua làng Đăm (xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội) có từ thế kỷ XV, đầu và đuôi thuyền đều chạm hình rồng. Cuộc đua được tổ chức lúc chính Ngọ (12 giờ trưa) trên sông Nhuệ. Tương truyền hội đua thuyền vùng này để tưởng nhớ danh tướng Bạch Hạc Tam Giang thời vua Hùng thứ XVI. Có tới 172 làng thờ Bạch Hạc Tam Giang. Thuyền đua có hình đầu rồng, hình chim hạc và hình con ly (kỳ lân).

Vùng Trung Bộ do sông ngắn nên có tục lệ đua thuyền trên cạn, có hàng đoàn trai tráng “múa tay chèo” tượng trưng, có phần giống đua ghe ngo Nam Bộ. Vùng biển phía nam còn có tục lắc thuyền thúng đua ngày hội là một nét lạ, góp phần phong phú thêm lễ hội đua thuyền dân gian Việt Nam. Những lễ hội đua thuyền kể trên vừa mang tính thể thao, văn nghệ (ca múa nhạc) vừa là nét văn hóa vùng sông, biển, để cùng với các lễ hội đồng bằng tạo nên một phần của bản sắc văn hóa Việt Nam.

Văn hóa vùng sông, biển với những tục lệ lâu đời đã thành phong tục đặc sắc là vốn quý trong kho tàng văn hóa dân gian bản địa cổ truyền.