Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 361
Điểm GP 40
Điểm SP 406

Người theo dõi (68)

Linh Anh
kethattinhtrongmua
Mochizuki Touya
~ Pé Ngốc ~

Đang theo dõi (1)

Kirito

Câu trả lời:

Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.

Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.

Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.

Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.

ĐỐi với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.

Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.

Câu trả lời:

Nền văn hóa của dân tộc Việt Nam ta từ lâu đời đã mang tính “thực vật – sông nước”, tính “thực vật – sông nước” được thể hiện trong các mặt của đời sống con người như ăn, ở, mặc, đi lại…Về mặt ẩm thực, ta có thấy các món ăn truyền thống của dân tộc đều gắn với các loài thực vật, hải sản như “canh rau muống”, “cà dầm tương”:

Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
(Ca dao)

Hay như món “tép kho” cũng là một món ăn đặc trưng của dân tộc ta từ xa xưa, ngày nay tính “thực vật – sông nước” vẫn được thể hiện rõ ràng và món canh chua cá lóc cũng được xếp vào một trong những món ăn ngon của nền ẩm thực Việt thể hiện được tính chất này.

Canh chua cá lóc là một món ăn vốn đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là ở vùng miền tây Nam Bộ, món canh ngon tuyệt này có thể giúp xua tan đi mọi mệt mỏi trong những ngày hè nắng nóng và đem đến cảm giác ấm lòng vào những ngày mùa đông lạnh giá. Gọi là canh chua nhưng ngoài vị chua đặc trưng ra, món canh này có cả vị ngọt đậm đà nữa.

thuyet minh ve mon canh chua ca loc

Có rất nhiều cách để nấu được món canh chua cá lóc tuyệt ngon chỉ cần chuẩn bị đủ nguyên liệu để món canh này ngon đúng vị của nó. Nguyên liệu để nấu món này gồm: nguyên liệu nằm ngay ở tên món ăn và quan trọng nhất đó là cá lóc (1con khoảng 700 – 800g); dứa hay có nơi còn gọi là quả thơm (1 phần 4 quả); đậu bắp hay còn gọi là mướp tây (5 quả); cà chua ( 2 quả); giá đỗ (100g); dọc mùng (2 nhánh); me chua chín (50g). Rau thơm để nấu canh chua gồm hành lá, rau ngổ. Gia vị của món này gồm hành khô, tỏi, muối, hạt nêm, bột ngọt, đường, bột ớt, hạt tiêu, nước mắm và dầu ăn. Có thể thấy khâu chuẩn bị nguyên liệu cũng khá là cầu kì để có được một món ăn ngon.

Khi đã xong khâu chuẩn bị, ta chuyển sang khâu sơ chế nguyên liệu. Đây là một khâu cũng rot quan trọng, nguyên liệu được sơ chế cẩn thận thì khi nấu mới ngon được. Đầu tiên ta làm sạch và băm nhuyễn hành khô và tỏi. Tiếp đó là cá lóc, ta làm sạch, thái lát, lấy dao khứa nhẹ trên mỗi lát cá để khi ướp với gia vị sẽ dễ thấm. Sau đó ướp cá với một nửa thìa hành tỏi đã được băm nhuyễn, 1 thìa hạt nêm, một nửa thìa nước mắm, nửa thìa bột ngọt, nửa thìa dầu ăn, nửa thìa hạt tiêu rồi để khoảng mười lăm đến hai mươi phút để cá ngấm gia vị. Với quả dứa và đậu bắp ta làm sạch, cắt thành lát dài. Cà chua rửa sạch bổ thành miếng nhỏ như miếng cau, dọc mùng ta tước vỏ, cắt mỏng, bóp qua với một chút muối sau đó rửa sạch và chần nhẹ qua nước sôi rồi để ráo. Đối với giá đỗ ta rửa sạch và để riêng để tránh lẫn với các nguyên liệu khác. Các loại rau thơm ta nhặt rửa sạch và thái nhỏ. Quả me chua chín ta bỏ hạt rồi ngâm nước ấm.

Khi đã sơ chế xong, ta thực hiện nấu món canh chua này. Trước hết, người nấu lấy một thìa hành tỏi đã băm nhuyễn phi thơm với dầu ăn và cho thêm nửa thìa bột ớt để tạo màu cho món ăn. Cho cá lóc đã được ướp gia vị vào đảo nhẹ sau đó cho nước vào để nấu canh, cho thêm nước me chua và dứa vào. Đợi đến khi nước sôi, ta dùng lấy thìa vớt hết bọt phía trên để nước canh được trong. Khi cá sắp chín tới, ta cho cà chua, đậu bắp, dọc mùng và giá đỗ vào, cho thêm một phần tư thìa muối, nửa thìa đường, nửa thìa hạt nêm, nửa thìa bột ngọt tùy thuộc vào khẩu vị mặn, nhạt của người ăn. Đợi đến khi cá chín, tắt bếp cho rau thơm và hạt tiêu vào, như vậy là đã hoàn thành xong món canh chua cá lóc thơm ngon rồi mà lại cực kì đơn giản, dễ làm, không yêu cầu tay nghề cao mà vẫn có thể làm được một món ăn tuyệt ngon cho gia đình.

Món canh chua ngon có vị ngọt đậm đà, cá vừa chín tới không bị chín quá và cũng không có mùi tanh. Màu sắc của món canh hấp dẫn và có mùi thơm đặc trưng. Đây là một món ăn rất bổ dưỡng làm phong phú thêm bữa ăn của gia đình lại vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt.

Một số người đã nhầm giữa “cá nóc” và “cá lóc” vì thế cho rằng loài cá này gây độc nhưng theo nghiên cứu của y học thì cá lóc là một loại cá không có độc tính, cá lóc có vị ngọt, thịt ít mỡ, giàu khoáng chất và vitamin được xem là thức ăn bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.có tác dụng bổ khí huyết và hỗ trợ chữa được nhiều chứng bệnh khác. Ngoài món canh chua cá lóc thì ta có thể chế biến được nhiều món khác từ loại cá này vừa là món ăn ngon vừa chữa được các bệnh như: mồ hôi trộm, sốt cao, viêm gan, vàng da…

Món canh chua cá lóc là một trong những món ăn ngon của dân tộc, mang đậm dấu ấn của quê hương. Món ăn như chất chứa tình cảm của người nấu dành riêng cho những ai yêu hương vị đặc trưng của quê hương mình, món ăn như một sợi dây níu giữ những ai xa quê về với quê hương đất Việt mình.

Câu trả lời:

Xác sinh vật: thực vật (rễ̉, thân, lá), vi sinh vật, động vật sống
trong đất. Lượng chất hữu cơ đi vào đất hàng năm tùy thuộc vào hệ
sinh thái. Rừng nhiệt đới 35 T/ha/năm. Đất đã canh tác (tùy thuộc vào cây trồng) khoảng 2-3 T/ha/năm. Riêng vi sinh vật, động vật 100-200 kg/ha/năm. Ngoài ra đối với đất canh tác còn có lượng phân hữu cơ được bón hàng năm.

Chuyển hóa chất hữu cơ thành các dạng hữu cơ khác. Hầu như tất
cả các chất hữu cơ vào đất đều bị xử lý bởi vi sinh vật và động vật sống
trong đất sản phẩm cuối cùng là các hợp chất vô cơ. Tuy nhiên trong
quá trình chuyển hóa hình thành nên rất nhiều các sản phẩm hữu cơ
phức tạp và bền khác.
Trên các loại đất khác nhau thì đặc điểm phân bố chất hữu cơ trong
phẫu diện cũng khác nhau. Trên đất rừng thì phần lớn chất hữu cơ vào
đất đi theo phần rơi rụng của lá, cành cây. Trong khi đó khi lớp phủ
thực vật là hòa thảo thì phần hữu cơ vào đất
chủ yếu từ rễ. Điều đó đóng vai trò rất quan trọng trong sự chuyển hóa
chất hữu cơ trong đất và quá trình hình thành đất.

Câu trả lời:

Đọc xong truyện này, tôi nghĩ đây không phải chỉ là câu chuyện dành cho trẻ em, mà có thể là câu chuyện dành cho người lớn, nếu không nói rằng đối tượng chủ yếu mà tác giả muốn hướng tới chính là những người lớn! Nếu như trong truyện ngắn "Cuộc chia tay của những con búp bê" (Khánh Hoài), thông điệp mà nhà văn muốn gửi tới những người lớn oai phong bệ vệ là: "Hãy vượt qua thói ích kỉ bệnh hoạn để nghĩ đến tình thương và trách nhiệm đối với trẻ thơ vô tội!" thì trong truyện ngắn này, thông điệp của nhà văn là: "Hãy khiêm tốn nhận thức lại cho đúng về bản thân mình để chiến thắng thói đố kị tầm thường!".

Nếu tất cả những người lớn trên hành tinh này đều từ bỏ được hai thói xấu ích kỉ và đố kị thì có lẽ trăm phần trăm nhân loại đã nhất loạt hiển Thánh cả rồi! Tuy nhiên, đó chỉ là ảo vọng, mãi mãi là ảo vọng! Bởi con người không phải là thánh nhân, cho nên tất phải có lỗi lầm. Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, nhà văn Bùi Bình Thi có nói rằng: "Nếu con người mà không có khuyết tật gì thì vị trí của họ là ở trong... viện bảo tàng!". Bởi sống là phải hoạt động. Mà hoạt động tất phát sinh quan hệ. Trong vô số các quan hệ mà con người phải xử lí thì có thể có cái đúng, có cái sai, có cái gần đúng, có cái gần sai, có cái vừa đúng vừa sai... Vấn đề là có nhận ra cái sai hay không? Nhận ra rồi thì có chịu sửa hay không?


Câu chuyện của Tạ Duy Anh được khởi đầu trong bầu không khí hồn nhiên "rất trẻ con", đó là những quan sát và nhận xét khá khách quan vô tư của nhân vật "tôi": "Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn". Nhưng ngay sau đó, nhân vật "tôi" bắt đầu "khó chịu" vì cảm thấy ở cô em gái có một điều gì đó không tầm thường như những thói đời bẩm sinh mà ai ai cũng có, thế là như một phản ứng tức thì của bản năng: "Tôi quyết định bí mật theo dõi em gái tôi"! Đến đây, nhân vật "tôi" - tức người anh trai, đã có một biểu hiện không thật đàng hoàng. Cái không thật đàng hoàng ấy tuy còn mơ hồ, nhưng cũng đủ trở thành mối bận tâm của người anh trai, mà nếu phải gọi đúng tên nó ra thì đó chính là cái "mầm đố kị ghen ghét" vốn sẵn có trong mọi con người, ở mọi lứa tuổi, ngự trên mọi cương vị... Cái mầm ấy luôn "phục kích" trong lòng dạ con người và nó thường nhẫn nại chầu chực cơ hội để được "phát tác" như một thứ vũ khí bảo vệ sĩ diện của những kẻ "tiểu nhân đắc chí"!

Tới khi hoạ sĩ Tiến Lê chính thức thừa nhận cô em gái là một "tài năng" thì cái mầm đố kị ghen ghét trong con người nhân vật "tôi" bùng nổ từ âm thầm đến dữ dội, từ dữ dội đến mù quáng! Thoạt đầu là mặc cảm kém cỏi: "Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc". Tiếp theo là thói sinh sự theo kiểu "đất bằng nổi sóng": "Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên". Tiếp theo nữa là một hành vi vụng trộm: "Tôi quyết định làm một việc mà tôi vẫn coi khinh: xem trộm những bức tranh của Mèo". Cuối cùng là thái độ hằn học: "Bây giờ tôi cảm thấy nó như chọc tức tôi..." và sự cô độc: "Rồi cả nhà - trừ tôi - vui như tết...".Thế đấy! Khi đã "phát tác", thói đố kị ghen ghét giống như một ngọn lửa hoang dại thiêu đốt và làm méo mó tâm hồn của nhân vật "tôi", khiến cho nhân vật này nhìn cái vẻ mặt "rất ngộ" của cô em gái trước đây thành ra cái mặt "chọc tức" trong hiện tại, tức là gương mặt vốn khả ái của người thân thích ruột thịt bỗng trở thành gương mặt thách đố ngạo mạn của kẻ thù!

Thế nhưng, nếu chỉ có thói đố kị ghen ghét ngự trị thì hẳn là nhân loại sẽ bị rơi vào tình trạng "tự ăn thịt mình" cho đến khi... tự huỷ diệt! Thói xấu thâm căn cố đế ấy chắc chắn là không thể tận diệt được, nhưng có thể chế ngự được, có thể hoá giải được bằng lòng nhân ái vị tha! Phải chăng đây là một sự cân bằng động do Tạo Hoá khả kính từng dày công vun đắp cả triệu triệu năm?! Trong câu chuyện của Tạ Duy Anh, người anh càng tha hoá bao nhiêu thì cô em gái càng có "liệu pháp điều trị" thích hợp và hiệu quả bấy nhiêu! Bài học mà hoạ sĩ Tiến Lê dạy Mèo: "Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu" đâu chỉ là bài học dạy cho trẻ con? Bỏ qua tất cả sự "khó chịu" của người anh, cô em gái đã "nhập tâm" một nguyên lí của sáng tạo nghệ thuật là chỉ vẽ "những gì thân thuộc nhất" không phải như nó vốn có, mà là phải nhào nặn, tái tạo và tôn vinh "nguyên mẫu" lên một tầm cao thẩm mĩ đầy sức cảm hoá, thuyết phục: "Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa". Nghệ thuật đích thực tự nó đã hàm chứa thiên chức giáo dục, cái thiên chức có sức mạnh cải tạo con người thật kì diệu: "Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư?... Vậy mà dưới mắt tôi thì..." và "tôi muốn khóc quá"...

Dĩ nhiên, cái gốc của nghệ thuật đích thực bao giờ cũng là: "... tâm hồn và lòng nhân hậu..." của người nghệ sĩ! Chính tâm hồn và lòng nhân hậu ấy đã trở thành tác nhân hối thúc con người tự nhận thức lại bản thân mình nghiêm khắc hơn bao giờ hết: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy"!Hẳn nhiên, nhân loại tiến bộ chẳng còn mong gì hơn thế! Và chỉ có như thế thì nghệ thuật mới thực sự có ích cho đời sống tinh thần của con người! Mà đời sống tinh thần của con người là bằng chứng hùng hồn nhất và cũng là bằng chứng duy nhất để phân biệt con người với cầm thú!