CÂU 1.
Bố cục bài thơ : 3 phần
- Phần 1 : 13 câu thơ đầu : Là sự thể hiện tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.
- Phần 2 : 16 câu tiếp : sự băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người trước quy luật của tạo hóa.
- Phần 3 : còn lại : lời giục giã và tình yêu cuộc sống vội vàng của nhà thơ.
Câu 2. Đoạn thơ đầu : tình yêu cuộc sống say mê, tha thiết của nhà thơ
· Bài thơ mở đầu với 4 câu thơ 5 chữ.
- nghệ thuật điệp từ và điệp cấu trúc cú pháp.
- Khẳng định một ước muốn táo bạo, mãnh liệt ( ngự trị thiên nhiên – đoạt quyền tạo hóa).
- Ý tưởng của Xuân Diệu mang sự mới lạ, độc đáo, in đậm sự cách tân nghệ thuật của thơ mới và tính sáng tạo của nhà thơ.
=>Bốn câu đầu gói gọn cảm xúc và ý tưởng của bài thơ.
· Bức tranh thiên nhiên :
- Hình ảnh : ong, bướm, hoa, lá, yến anh và ánh bình minh.
=>Tất cả đều đang trong trạng thái căng tràn, viên mãn nhất : ong bướm – tuần tháng mật ; hoa – đồng nội xanh rì ; lá – cành tơ lất phất…Tất cả đều có đôi có lứa xoắn xuýt bên nhau như mời gọi.
- Các biện pháp nghệ thuật :
+ Điệp từ « này đây » => điệp khúc, vang lên như giục giã người đọc xốn xang theo từng câu thơ.
+ biện pháp liệt kê tăng tiến với các hình ảnh thơ : « ong bướm », « hoa của đồng nội », « lá của cành tơ »…
+ cách dùng từ láy và từ ghép độc đáo : phơ phất, xanh rì, tuần tháng mật…
+ Nghệ thuật so sánh độc đáo : tháng giêng – cặp môi gần.
=>Hình ảnh so sánh độc đáo với lối diễn đạt mới lạ đã cho thấy quan điểm của nhà thơ về mùa xuân, cuộc sống, con người. Cái đẹp bắt nguồn từ sự tinh khôi, mới mẻ, hồng hào, mơn mởn. .. Nhà thơ đã vật chất hóa khái niệm thời gian, bằng một hình ảnh cụ thể, hữu hình « cặp môi gần ». Câu thơ không chỉ gợi hình mà còn gợi hương thơm, vị ngọt khiến người đọc đắm say ngây ngất.
· Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng để vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đầy sức sống. Với nhịp thơ gấp gáp tạo nên cảm giác ngây ngất sung sướng của nhà thơ. Nó như là sự hối thúc, giục giã khiến mọi người bị cuốn vào cái guồng quay khẩn trương của tạo hóa để tận hưởng thiên đường nơi trần thế.
Câu 3. Đoạn thơ 2 : quan điểm của nhà thơ về mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ với nỗi băn khoăn của tác giả trước cuộc đời.
- Mùa xuân là thời đẹp nhất của thiên nhiên và con người. Mùa xuân gắn liền với tuổi trẻ, tuổi trẻ gắn liền với tình yêu.
- Xuân Diệu cho thấy mùa xuân cũng chính là dấu hiệu bước chuyển dời thời gian đang xa dần.
- Tuổi trẻ và tình yêu phải gắn liền với màu xuân. Và cũng theo quy luật của thời gian, tạo hóa, tuổi trẻ cũng không tồn tại vĩnh hằng.
- Tuổi trẻ chẳng bao giờ trở lại, nó không tuân theo vòng tuần hoàn của vũ trụ.
=>Quan điểm hoàn toàn mới của Xuân Diệu về thời gian. Thời gian tựa nhưu một dòng chảy xuôi chiều, một đi không bao giờ trở lại. Tác giả đã lấy sinh mệnh con người làm thước đo thời gian, lấy thời gian hữu hạn của con người để làm thước đo vũ trụ.
- Sở dĩ ông cảm thấy băn khoăn day dứt ngay trong sug sướng rạp rực vì ông nhận ra thời gian, mùa xuân và tuổi trẻ đang đến nhưng cũng chính là lúc nó trôi đi và không bao giờ trở lại.
- Cảm nhận về thời gian luôn thường trực trong tâm hồn thi sĩ. Ông cảm nhận rất rõ những bước đi của thời gian trong hơi thở của đất trời. Ông xót xa nhận ra rằng tát cả những tươi đẹp của màu xuân, của tuổi trẻ, của tình yêu sẽ ra đi không bao giờ trở lại.
=>Đoạn thơ cho thấy quan niệm về mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ của nhà thơ. Đồng thời ta còn thấy được một Xuân Diệu khao khát đến cháy bỏng, giao cảm đến nồng nàn nhưng luôn cảm thấy lo sợ.
Câu 4. Đoạn thơ cuối : khát vọng sống, khát vọng yêu thương, cuồng nhiệt đến cháy bỏng.
- Hình ảnh thơ tươi mới và tràn đầy sức sống. Đó là một thiên nhiên quyến rũ, tình tứ. Cảnh sắc lôi cuốn con người như muốn tan ra, muốn hòa mình vào thiên nhiên để tận hưởng : sự sống mơn mởn, cánh bướm với tình yêu…
- Ngôn từ : sử dụng những động từ mạnh : ôm, riết, thau, cắn…
- Nhịp điệu thơ được tạo nên bởi những câu dài, ngắn xen kẽ. Cùng với điệp từ « ta muốn » => nhịp thơ sôi nổi.
- Hình ảnh mởi mẻ và sáng tạo ( câu cuối).
=>Các hình ảnh và điệp từ …lột tả tận cùng sự cuống quýt, vội vàng của nhà thơ.