Giải bài toán ở phần mở đầu.
Giải bài toán ở phần mở đầu.
Sử dụng máy tính cầm tay để tìm nghiệm của hệ phương trình:
\(\left\{ \begin{array}{l}3x - 2y = 1\\ - 6x + y = 3\end{array} \right.\)
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiSử dụng loại máy tính phù hợp, ấn liên tiếp các phím:
\(MODE \to 5 \to 1 \to 3 \to \, = \, \to - \to 2 \to \, = \, \to 1 \to \, = \, \to - \to 6 \to \, = \, \to 1 \to \, = \, \to 3 \to \, = \, \to \, = \)
Ta thấy trên màn hình hiện ra \(x = - \frac{7}{9}\).
Ấn tiếp phím = ta thấy trên màn hình hiện ra \(y = - \frac{5}{3}\).
Vậy nghiệm của hệ phương trình là \(\left( {x;y} \right) = \left( { - \frac{7}{9}; - \frac{5}{3}} \right)\).
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Giải phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}x - 3y = 4\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\\ - 2x + 6y = - 8\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\)
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải+ Từ phương trình (1), ta có: \(x = 3y + 4\) (3)
+ Thay vào phương trình (2), ta được: \( - 2.\left( {3y + 4} \right) + 6y = - 8\) (4)
+ Giải phương trình (4):
\(\begin{array}{l} - 2\left( {3y + 4} \right) + 6y = - 8\\ - 6y - 8 + 6y = - 8\\0y = 0\end{array}\)
Do đó, phương trình (4) có vô số nghiệm. Vậy hệ phương trình đã cho có vô số nghiệm.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Cho hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}2x + 5y = - 3\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\\ - 3x + 7y = - 10\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\,\,\,\,\,\,\left( {III} \right)\)
a. Các hệ số của \(x\) trong hai phương trình (1) và (2) có bằng nhau (hoặc đối nhau) hay không? Các hệ số của \(y\) trong hai phương trình (1) và (2) có bằng nhau (hoặc đối nhau) hay không?
b. Nhân hai vế của phương trình (1) với 3 và nhân hai vế của phương trình (2) với 2, ta được hệ phương trình mới với hệ số của \(x\) trong hai phương trình đó có đặc điểm gì?
c. Giải hệ phương trình nhận được ở câu b. Từ đó, ta tìm được nghiệm của hệ phương trình (III).
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia.
+ Các hệ số của \(x\) trong hai phương trình (1) và (2) không bằng nhau (hoặc đối nhau).
+ Các hệ số của \(y\) trong hai phương trình (1) và (2) không bằng nhau (hoặc đối nhau).
b. Nhân hai vế của phương trình (1) với 3 và nhân hai vế của phương trình (2) với 2, ta được hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}6x + 15y = - 9\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 3 \right)\\ - 6x + 14y = - 20\,\,\,\,\,\left( 4 \right)\end{array} \right.\)
+ Ta được hệ phương trình mới với hệ số của \(x\) trong hai phương trình đó đối nhau.
c. Cộng từng vế hai phương trình (3) và (4), ta nhận được phương trình: \(29y = - 29\) (5)
Giải phương trình (5), ta có: \(y = - 1\).
Thế giá trị \(y = - 1\) vào phương trình (1), ta được phương trình: \(2x + 5.\left( { - 1} \right) = - 3\) (6).
Giải phương trình (6): \(2x - 5 = - 3\)
\(\begin{array}{l}2x = 2\\x = 1\end{array}\)
Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm \(\left( {x;y} \right) = \left( {1; - 1} \right)\).
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Cho hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 7\,\,\,\,\left( 1 \right)\\x - y = 1\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\,\,\,\,\,\,\,\left( {II} \right)\)
a. Các hệ số của \(y\) trong hai phương trình (1) và (2) có đặc điểm gì?
b. Cộng từng vế hai phương trình của hệ (II), ta nhận được phương trình nào?
c. Giải phương trình nhận được ở câu b. Từ đó, ta tìm được nghiệm của hệ phương trình (II).
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia. Hệ số của \(y\) trong hai phương trình (1) và (2) là hai số đối nhau.
b. Cộng từng vế hai phương trình của hệ (II), ta nhận được phương trình
\(2x = 8\), tức là \(x = 4\).
c. Thế \(x = 4\) vào phương trình (2), ta được phương trình: \(4 - y = 1\) (3)
Giải phương trình (3), ta có:
\(\begin{array}{l}4 - y = 1\\y = 3\end{array}\)
Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm \(\left( {x;y} \right) = \left( {4;3} \right)\).
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Giải phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l} - 2x + 4y = 5\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\\ - x + 2y = 1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\)
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải+ Từ phương trình (2), ta có: \(x = - 1 + 2y\) (3)
+ Thay vào phương trình (1), ta được: \( - 2.\left( { - 1 + 2y} \right) + 4y = 5\) (4)
+ Giải phương trình (4):
\(\begin{array}{l} - 2\left( { - 1 + 2y} \right) + 4y = 5\\3 - 4y + 4y = 5\\0y = 2\end{array}\)
Do đó, phương trình (4) vô nghiệm. Vậy hệ phương trình đã cho vô nghiệm.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Cho hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l} - x + y = 3\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\\3x + 2y = 11\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\,\,\,\,\,\,\,\,\left( I \right)\)
Hãy giải hệ phương trình (I) theo các bước sau:
a. Từ phương trình (1), ta biểu diễn \(y\) theo \(x\) rồi thế vào phương trình (2) để được phương trình ẩn \(x\).
b. Giải phương trình (ẩn \(x\)) vừa nhận được để tìm giá trị của \(x\).
c. Thế giá trị vừa tìm được của \(x\) vào biểu thức biểu diễn \(y\) theo \(x\) ở câu a để tìm giá trị của \(y\). Từ đó, kết luận nghiệm của hệ phương trình (I).
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia.
+ Từ phương trình (1), ta có: \(y = 3 + x\) (3)
+ Thay vào phương trình (2), ta được: \(3x + 2.\left( {3 + x} \right) = 11\) (4)
b.
Giải phương trình (4): \(3x + 6 + 2x = 11\)
\(\begin{array}{l}5x = 5\\x = 1\end{array}\)
c. Thay giá trị \(x = 1\) vào phương trình (3), ta có:
\(y = 3 + 1 = 4\).
Vậy hê phương trình đã cho có nghiệm \(\left( {x;y} \right) = \left( {1;4} \right)\).
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Một nhóm khách vào cửa hàng bán trà sữa. Nhóm khách đó đã mua 6 cốc trà sữa gồm trà sữa gồm trà sữa trân châu và trà sữa phô mai lần lượt là 33 000 đồng, 28 000 đồng. Tổng số tiền nhóm khác phải trả là 188 000 đồng. Hỏi nhóm khách đã mua bao nhiêu cốc trà sữa mỗi loại?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải+ Gọi x, y lần lượt là số cốc trà sữa trân châu và trà sữa phô mai mà nhóm khách mua \(\left( {x;y \in \mathbb{N}*} \right)\)
+ Do nhóm khách đó đã mua 6 cốc trà sữa nên ta có phương trình: \(x + y = 6\);
+ Do tổng số tiền nhóm khách phải trả là 188 000 đồng nên ta có phương trình:
\(33000x + 28000y = 188000\).
+ Ta có hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 6\\33000x + 28000y = 188000\end{array} \right.\)
+ Thay \(x = 1;y = 5\) vào 2 phương trình của hệ ta được:
\(1 + 5 = 6\)
\(33000.1 + 28000.5 = 173000 \ne 188000\)
+ Thay \(x = 2;y = 4\) vào 2 phương trình của hệ ta được:
\(2 + 4 = 6\)
\(33000.2 + 28000.4 = 188000\)
Vậy nhóm khách đã mua 2 cốc trà sữa trân châu đường đen và 4 cốc trà sữa phô mai.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Giải hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}x - 3y = 2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\\ - 2x + 5y = 1\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\)
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải+ Từ phương trình (1), ta có: \(x = 2 + 3y\) (3)
+ Thay vào phương trình (2), ta được: \( - 2.\left( {2 + 3y} \right) + 5y = 1\) (4)
+ Giải phương trình (4):
\(\begin{array}{l} - 2\left( {2 + 3y} \right) + 5y = 1\\ - 4 - 6y + 5y = 1\\ - y = 5\\y = - 5\end{array}\)
+ Thay giá trị \(y = - 5\) vào phương trình (3), ta có:
\(x = 2 + 3.\left( { - 5} \right) = 2 - 15 = - 13\)
Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm \(\left( {x;y} \right) = \left( { - 13; - 5} \right)\).
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Giải hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}3x + 2y = 5\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\\5x + 2y = 7\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\)
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải+ Trừ từng vế hai phương trình (1) và (2), ta nhận được phương trình:
\(2x = 2\), tức là \(x = 1\).
+ Thế \(x = 1\) vào phương trình (1), ta được phương trình: \(3.1 + 2y = 5\) (3)
+ Giải phương trình (3), ta có: \(3 + 2y = 5\)
\(\begin{array}{l}2y = 2\\y = 1\end{array}\)
Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm \(\left( {x;y} \right) = \left( {1;1} \right)\).
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)