Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 coin

I. Tình hình chính trị - xã hội

1/ Triều đình nhà Lê.

- Nguyên nhân: Vua quan không lo việc nước,chỉ hưởng lạc xa xỉ,xây dựng cung điện tốn kém.

- Hậu quả:+ Triều đình rối loạn nội bộ chia bè kéo cánh tranh giành quyền lực.

                  + Đời sống nhân dân vô cùng khổ cực.

-> Nhận xét: kém về năng lực và nhân cách đẩy chính quyền và đất nước vào thế tự suy vong.

2/ Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu Thế kỷ XVI.

a. Nguyên nhân.

- Nhân dân bị bóc lột nặng nề ( Đời sống cực khổ ).

- Mâu thuẫn giai cấp sâu sắc ( nông dân  ><  phong kiến & Địa chủ)

b. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.

- Khởi nghĩa Trần Tuân (1511) - Hưng Hóa và Sơn Tây

- Lê Hy, Trịnh Hưng (1512) - Nghệ An và Thanh Hóa.

- Khởi nghĩa Phùng Chương (1515) ở Tam Đảo.

- Khởi nghĩa Trần Cảo (1516) - Đông Triều (QuảngNinh)

c. Kết quả:  Thất bại.

d.Ý nghĩa: Góp phần làm cho nhà Lê mau chóng sụp đổ.

=>Nhận xét: quy mô rộng lớn, nhưng lẻ tẻ, chưa đồng loạt.

II. Các cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn phân tranh

1/ Chiến tranh Nam - Bắc triều

a. Sự hình thành Nam – Bắc triều:

- 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra nhà Mạc -> Bắc triều.

- 1533 Nguyễn Kim vào Thanh Hóa lập một người dòng dõi nhà Lê lên làm vua -> Nam triều.

b. Nguyên nhân: Bắc triều >< Nam triều

c. Diễn biến: Diễn ra hơn 50 năm.

d. Kết quả: Năm 1592 Nam triều chiếm được Thăng Long, họ Mạc chạy lên Cao Bằng, chiến tranh chấm dứt.

Hậu quả: - Gây tổn thất lớn về người và của.

                - Hàng vạn người phải đi phu , đi lính.

                - Chính quyền không chăm lo phát triển sản xuất -> Đời sống nhân dân cực khổ.

                - Nhân dân phải phiêu tán khắp nơi.

2/. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự chia cắt Đàng trong - Đàng ngoài.

a. Hình thành thế lực họ Nguyễn

- Năm 1545 Nguyễn Kim chết con rể là Trịnh Kiểm lên nắm binh quyền, con thứ của Nguyễn Kim là Nguễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hoá,Quảng Nam.

-> Thế lực họ Nguyễn ở đàng Trong được hình thành

- Nguyên nhân: họ Trịnh >< họ Nguyễn

b. Diễn biến: Từ năm 1627 -> 1672 họ Trịnh và họ Nguyễn đã đánh nhau 7 lần không phân thắng bại.

c. Kết quả: Lấy sông Giang làm ranh giới phân chia đất nước Đàng trong - Đàng ngoài.

d.Hậu quả: - Đất nước chia cắt Đàng trong – Đàng ngoài      

                    - Gây trở ngại cho giao lưu KT-VH đất nước không phát triển được.

                   - Cư dân ở 2 bên bờ sông Gianh phải chuyển đi nơi khác.

                   - Dải đất từ Nghệ An -> Quảng Bình là chiến trường khốc liệt.

- Tính chất: cuộc chiến tranh này  Phi nghĩa

=> Nhận xét: Không ổn định, chính quyền luôn thay đổi, Chiến tranh xẩy ra liên miên, Đời sống khổ cực.

Khách