Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
2
1 coin

Bài 22. SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN (Thế Kỉ XVI-XVIII)

I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - X Ã HỘI

I. Tình hình chính trị-xa hội:

1. Triều đình nhà Lê:

Đầu thế kỉ XVI nhà Lê bắt đầu suy yếu:

 - Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém.

 - Các phe phái trong triều" chia bè kéo cánh" tranh giành quyền lực, Dưới triều Lê Uy Mục, quí tộc ngoại thích nắm hết quyền lực, giết hại công thần, tôn thất nhà Lê.

- Dưới triều Lê Tương Dực, tướng Trịnh Duy Sản gây bè phái, đánh giết nhau liên miên suốt hơn 10 năm.

2. Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI:

a/ Nguyên nhân:

- Đời sống nhân dân cực khổ.

- Mâu thuẩn giữa nhân dân – địa chủ, nhân dân – nhà nước phong kiến ngày càng gay gắt.

b/ Các cuộc khởi nghĩa:

- Trần Tuân (1511) ở Hưng Hoá (Tây Bắc) và Sơn Tây (Phú Thọ), tấn công Từ Liêm, uy hiếp Thăng Long.

- Lê Huy, Trịnh Hưng (1512) ở Nghệ An và phát triển ra Thanh Hoá.

- Phùng Chương (1515) ở vùng núi Tam Đảo.

-Trần Cảo (1516) ở Đông Triều (Quảng Ninh), “nghĩa quân 3 chỏm” đã 3 lần tấn công Thăng Long, vua Lê chạy phải chạy về Thanh Hoá.

* Ý nghĩa: dù thất bại nhưng cũng góp phần làm suy yếu nhà Lê.

II. CÁC CUỘC CHIẾN TRANH NAM – BẮC TRIỀU VÀ TRỊNH – NGUYỄN

1. Chiến tranh Nam – Bắc triều

a)    Nguyên nhân

- Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc (Bắc triều).

- Năm 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa lập một người dòng dõi nhà Lê lên làm vua (sử cũ gọi là Nam triều).

ð Mâu thuẫn giữa nhà Lê >< nhà Mạc.

b)    Hậu quả:  Đất nước chia cắt, nhân dân li tán, đói khổ.

2. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài

a) Nguyên nhân

- 1545, Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm lên thay.

- Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ ở Thuận Hóa, Quảng Nam.

* Hậu quả:

- Thế kỉ XVII, đất nước chia cắt: Đàng Trong – Đàng Ngoài.

- Nhân dân đói khổ, li tán.

- Đàng Ngoài: Vua Lê – chúa Trịnh.

- Đàng Trong: Chúa Nguyễn.

- Gây bao đau thương cho dân tộc, tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

Câu hỏi:

1. Em hãy nêu ý nghĩa của phong trào nông dân đầu thế kỉ XVI?

2. Em có nhận xét gì về tình hình chính trị, xã hội nước ta ở các thế kỉ XVI- XVII?

 

Khách