Bài 21. Giải bài toán bằng cách lập phương trình

Bài tập 6.31 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 27)

Hướng dẫn giải

Gọi vận tốc máy bay lúc đi là x (km/h), điều kiện: \(x > 0\).

Vận tốc máy bay lúc về là: \(x + 100\left( {km/h} \right)\).

Thời gian lúc đi của máy bay là: \(\frac{{1200}}{x}\) (giờ).

Thời gian lúc về của máy bay là: \(\frac{{1200}}{{x + 100}}\) (giờ).

Vì máy bay nghỉ 96 phút\( = \frac{8}{5}\) giờ và tổng thời gian của cả hành trình, kể cả từ khi xuất phát từ Hà Nội đến khi quay về Hà Nội là 6 giờ nên ta có phương trình:

\(\frac{{1200}}{x} + \frac{8}{5} + \frac{{1200}}{{x + 100}} = 6\)

\(\frac{{1200}}{x} + \frac{{1200}}{{x + 100}} = \frac{{22}}{5}\)

Quy đồng mẫu số hai vế của phương trình ta được:

\(\frac{{6000\left( {x + 100} \right)}}{{5x\left( {x + 100} \right)}} + \frac{{6000x}}{{5x\left( {x + 100} \right)}} = \frac{{22x\left( {x + 100} \right)}}{{5x\left( {x + 100} \right)}}\)

Nhân cả hai vế của phương trình với \(5x\left( {x + 100} \right)\) để khử mẫu ta được phương trình bậc hai:

\(6000\left( {x + 100} \right) + 6000x = 22x\left( {x + 100} \right)\)

\(3000x + 300\;000 + 3000x = 11{x^2} + 1100x\)

\(11{x^2} - 4900x - 300\;000 = 0\)

Ta có:

\(\Delta ' = {\left( { - 2450} \right)^2} - 11.\left( { - 300\;000} \right) = 9\;302\;500 \Rightarrow \sqrt {\Delta '}  = 3050\)

Phương trình có hai nghiệm phân biệt:

\({x_1} = \frac{{2450 - 3050}}{{11}} = \frac{{ - 600}}{{11}}\left( {ktm} \right);{x_2} = \frac{{2450 + 3050}}{{11}} = 500\)(tm)

Vậy vận tốc lúc đi của máy bay là \(500km/h\).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 6.32 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 27)

Hướng dẫn giải

Gọi vận tốc của ô tô khách là x (km/h), điều kiện: \(x > 0\).

Vận tốc của ô tô con là \(x + 20\left( {km/h} \right)\).

Thời gian ô tô khách đi quãng đường Hà Nội – Hải Phòng là: \(\frac{{120}}{x}\) (giờ)

Thời gian ô tô con đi quãng đường Hà Nội – Hải Phòng là: \(\frac{{120}}{{x + 20}}\) (giờ)

Vì xe ô tô khách xuất phát trước ô tô con 30 phút \( = \frac{1}{2}\)giờ nên ta có phương trình:

\(\frac{{120}}{{x + 20}} + \frac{1}{2} = \frac{{120}}{x}\)

Quy đồng mẫu số hai vế của phương trình ta được:

\(\frac{{240x}}{{2x\left( {x + 20} \right)}} + \frac{{x\left( {x + 20} \right)}}{{2x\left( {x + 20} \right)}} = \frac{{240\left( {x + 20} \right)}}{{2x\left( {x + 20} \right)}}\)

Nhân cả hai vế của phương trình với \(2x\left( {x + 20} \right)\) để khử mẫu ta được phương trình bậc hai:

\(240x + x\left( {x + 20} \right) = 240\left( {x + 20} \right)\)

\(240x + {x^2} + 20x = 240x + 4800\)

\({x^2} + 20x - 4800 = 0\)

Ta có: \(\Delta ' = {10^2} + 4800 = 4900 > 0 \Rightarrow \sqrt {\Delta '}  = 70\), phương trình có hai nghiệm phân biệt

\({x_1} =  - 10 + 70 = 60\left( {tm} \right),{x_2} =  - 10 - 70 =  - 80\left( {ktm} \right)\)

Vậy vận tốc của ô tô khách là 60km/h, vận tốc của ô tô con là: \(60 + 20 = 80\left( {km/h} \right)\).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 27)

Hướng dẫn giải

Gọi số chiếc xe tải của đội xe là x (chiếc), điều kiện: \(x \in \mathbb{N}*,x > 2\).

Khi đó, mỗi xe cần phải chở \(\frac{{120}}{x}\) (tấn hàng).

Khi làm việc, số xe dùng để chở hàng là: \(x - 2\) (chiếc)

Khi làm việc, mỗi xe cần chở \(\frac{{120}}{{x - 2}}\) (tấn hàng)

Vì mỗi chiếc xe phải chở thêm 3 tấn hàng nên ta có phương trình:

\(\frac{{120}}{{x - 2}} - 3 = \frac{{120}}{x}\)

Quy đồng hai vế của phương trình ta được:

\(\frac{{120x}}{{x\left( {x - 2} \right)}} - \frac{{3x\left( {x - 2} \right)}}{{x\left( {x - 2} \right)}} = \frac{{120\left( {x - 2} \right)}}{{x\left( {x - 2} \right)}}\)

Nhân cả hai vế của phương trình với \(x\left( {x - 2} \right)\) để khử mẫu ta được phương trình bậc hai:

\(120x - 3x\left( {x - 2} \right) = 120\left( {x - 2} \right)\)

\(120x - 3{x^2} + 6x = 120x - 240\)

\(3{x^2} - 6x - 240 = 0\)

\({x^2} - 2x - 80 = 0\)

Ta có: \(\Delta ' = {\left( { - 1} \right)^2} + 80 = 81 > 0\) nên phương trình có hai nghiệm phân biệt

\({x_1} = 1 + 9 = 10\left( {tm} \right)\); \({x_2} = 1 - 9 =  - 8\) (loại)

Vậy đội xe có 10 chiếc xe tải.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 6.30 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 27)

Hướng dẫn giải

Thể tích của thanh sô cô la sau khi giảm thể tích là:

\(12.7.3.90\%  = 226,8\left( {c{m^3}} \right)\).

Gọi số centimét giảm đi ở chiều dài và chiều rộng của thanh sô cô la là x (cm), điều kiện: \(0 < x < 7\).

Chiều dài của thanh sô cô la mới là \(12 - x\left( {cm} \right)\), chiều rộng của thanh sô cô la mới là \(7 - x\left( {cm} \right)\).

Thể tích của thanh sô cô la mới là:

\(3\left( {12 - x} \right)\left( {7 - x} \right)\left( {c{m^3}} \right)\).

Vì thể tích của thanh sô cô la mới là \(226,8c{m^3}\) nên ta có phương trình:

\(3\left( {12 - x} \right)\left( {7 - x} \right) = 226,8\)

\({x^2} - 19x + 84 = 75,6\)

\({x^2} - 19x + 8,4 = 0\)

Ta có: \(\Delta  = {\left( { - 19} \right)^2} - 4.8,4 = 327,4 > 0\) nên phương trình có hai nghiệm phân biệt:

\({x_1} = \frac{{19 - \sqrt {327,4} }}{2} \approx 0,45 \left( {tm} \right),{x_2} = \frac{{19 + \sqrt {327,4} }}{2}\left( {ktm} \right)\)

Vậy kích thước của thanh socola mới là:

Chiều dài: \(12 - 0,45 = 11,55 (cm)\)

Chiều rộng: \(7 - 0,45 = 6,55 (cm)\)

Độ dày giữ nguyên: 3cm.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 6.28 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 27)

Hướng dẫn giải

Gọi chiều rộng của mảnh đất là x (m), điều kiện: \(x > 0\).

Chiều dài của mảnh đất là: \(\frac{{360}}{x}\left( m \right)\).

Khi tăng chiều rộng 3m thì chiều rộng mới là: \(x + 3\left( m \right)\).

Khi giảm chiều dài đi 4m thì chiều dài mới là: \(\frac{{360}}{x} - 4\left( m \right)\).

Diện tích mới của của đất là:

\(\left( {x + 3} \right)\left( {\frac{{360}}{x} - 4} \right) = \frac{{\left( {x + 3} \right)\left( {360 - 4x} \right)}}{x}\left( {{m^2}} \right)\)

Vì tăng chiều rộng 3m và giảm chiều dài 4m thì diện tích mảnh đất không đổi nên ta có phương trình:

\(\frac{{\left( {x + 3} \right)\left( {360 - 4x} \right)}}{x} = 360\)

Nhân cả hai vế của phương trình với x, để khử mẫu ta được phương trình:

\(\left( {x + 3} \right)\left( {360 - 4x} \right) = 360x\)

\( - 4{x^2} + 348x + 1080 = 360x\), suy ra \({x^2} + 3x - 270 = 0\)

Ta có: \(\Delta  = {3^2} - 4.\left( { - 270} \right) = 1089 > 0\) nên phương trình có hai nghiệm phân biệt

\({x_1} = \frac{{ - 3 + \sqrt {1089} }}{2} = 15\left( {tm} \right);{x_2} = \frac{{ - 3 - \sqrt {1089} }}{2} =  - 18\) (loại)

Do đó, chiều rộng của mảnh đất là 15m và chiều dài của mảnh đất là: \(\frac{{360}}{{15}} = 24\left( m \right)\).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 25)

Hướng dẫn giải

Vì sau hai năm bác Lan nhận được 118,81 triệu đồng nên ta có phương trình:

\(100{\left( {x + 1} \right)^2} = 118,81\)

\({\left( {x + 1} \right)^2} = 1,1881\)

\(x + 1 = 1,09\) (do \(x > 0\))

\(x = 0,09\)

Vậy lãi suất gửi tiết kiệm là 9%.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 25)

Hướng dẫn giải

Tổng số tiền cả vốn lẫn lãi thu được sau kì gửi thứ nhất là: \(100 + 100x = 100\left( {1 + x} \right)\) (triệu đồng)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 25)

Hướng dẫn giải

Gọi x là lãi suất gửi tiết kiệm của bác Lan (x được cho dưới dạng số thập phân) (x > 0).Số tiền thu được (cả vốn lẫn lãi) của bác Lan sau kì gửi thứ nhất là:

100(1 + x) (triệu đồng).

Số tiền thu được (cả vốn lẫn lãi) của bác Lan sau kì gửi thứ nhất là:

100(1 + x)(1 + x) = 100(1 + x)2 (triệu đồng).

Theo bài, sau hai năm bác Lan rút tiền ra thì nhận được 118,81 triệu đồng cả vốn lẫn lãi nên ta có phương trình:

100(1 + x)2 = 118,81

(1 + x)2 = 1,1881

1 + x = 1,09 (do x > 0).

x = 0,09.

Vậy lãi suất gửi tiết kiệm là 9%.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 25)

Hướng dẫn giải

Số tiền cả vốn lẫn lãi bác Lan thu được sau kì gửi thứ hai là:

\(100\left( {1 + x} \right) + \left[ {100\left( {1 + x} \right)} \right]x = 100\left( {1 + x} \right)\left( {1 + x} \right) = 100{\left( {x + 1} \right)^2}\) (triệu đồng).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 6.29 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 27)

Hướng dẫn giải

Gọi dân số tăng trung bình mỗi năm là x (x được cho dưới dạng số thập phân), điều kiện: \(x > 0\).

Sau năm thứ nhất, số dân của thành phố đó là:

\(1\;200\;000 + 1\;200\;000x = 1\;200\;000\left( {1 + x} \right)\) (người)

Sau năm thứ hai, số dân của thành phố đó là:

\(1\;200\;000\left( {1 + x} \right) + 1\;200\;000\left( {1 + x} \right).x = 1\;200\;000{\left( {1 + x} \right)^2}\) (người)

Vì sau hai năm, dân số của thành phố là 1 452 000 người nên ta có phương trình:

\(1\;200\;000{\left( {1 + x} \right)^2} = 1\;452\;000\)

\({\left( {1 + x} \right)^2} = 1,21\)

\(1 + x = 1,1\) (do \(x > 0\))

\(x = 0,1\) (thỏa mãn)

Vậy trung bình mỗi năm dân số của thành phố đó tăng 10%.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)