Văn mẫu lớp 9

Hỏi đáp

CÁC BÀI VĂN MẪU - Văn lớp 9 Đề bài : Suy nghĩ về triết lý sống trong truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu Đề bài : Lý giải tính biểu tượng của nhan đề truyện ngắn “Bến quê” Đề bài : Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và “Truyện Kiều” Đề bài : Nghị luận văn học về đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” của Nguyễn Du Đề bài : Cảm nhận về bức tranh ngày xuân trong đoạn thơ “Cảnh ngày xuân” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du Đề bài : Cảm nhận về “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương Đề bài : Hình ảnh con đường cuối truyện ngắn “Cố hương” của Lỗ Tấn gợi cho em suy nghĩ gì? Đề bài : Phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật Đề bài :Tóm tắt và nhận xét cốt truyện tác phẩm “Chiếc lược ngà” - Nguyễn Quang Sáng Đề bài : Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh Đề bài : Phân tích nhân vật bé Thu trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng Đề bài : Phân tích hình ảnh Nồi cháo cám trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. Đề bài : Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận Đề bài : Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Đề bài : Suy nghĩ của em về kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ men trong “Chiếc lá cuối cùng” Đề bài : Cảm nhận về hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu Đề bài : Phân tích bài thơ “Nói với con” của Y Phương Đề bài : Cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa pa” Đề bài : Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt Đề bài : Nghị luận văn học về bài “Lặng lẽ Sa Pa” Đề bài : Phân tích bài thơ “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan Đề bài : Tóm tắt “Chuyện người con gái Nam Xương“ Đề bài : Nghị luận về thành công và thất bại Đề bài : Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Đề bài : Nghị luận xã hội về trò chơi điện tử Đề bài : Nghị luận về tư tưởng Hiền tài là nguyên khí quốc gia Đề bài : Nghị luận về nỗ lực học tập là trách nhiệm của thanh niên Đề bài : Nghị luận xã hội về học vẹt và học tủ Đề bài : Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu Đề bài : Nghị luận xã hội về tự tin và tự phụ Đề bài : Nghị luận xã hội về lòng nhân ái Đề bài : Nghị luận xã hội về uống nước nhớ nguồn Đề bài : Nghị luận về lòng yêu nước Đề bài : Nghị luận xã hội về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác Đề bài : Nghị luận xã hội về sống chậm Đề bài : Nghị luận về vấn đề Game online vấn nạn học đường Đề bài : Nghị luận xã hội về vấn đề cái khó bó cái khôn Đề bài : Nghị luận xã hội về ô nhiễm môi trường Đề bài : Nghị luận xã hội về vấn đề giao thông Đề bài : Nghị luận xã hội về lòng kiên trì Đề bài : Nghị luận xã hội về nói tục chửi bậy Đề bài : Nghị luận xã hội về kỉ luật học đường Đề bài : Nghị luận về vấn đề bạo lực học đường Đề bài : Nghị luận xã hội về cá nhân và tập thể Đề bài : Nghị luận về thực trạng Internet Đề bài : Nghị luận về nghị lực sống của con người Đề bài : Nghị luận về vấn đề Rừng vàng biển bạc Đề bài : Nghị luận về câu tục ngữ Đề bài : Nghị luận xã hội về học đối phó Đề bài : Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương Đề bài : Nghị luận xã hội về tình trạng nghiện game online Đề bài : Nghị luận xã hội về tính ích kỉ Đề bài : Nghị luận xã hội về vấn đề rác thải Đề bài : Nghị luận xã hội về cho và nhận Đề bài : Nghị luận xã hội về cách ứng xử Đề bài : Nghị luận xã hội về biến đổi khí hậu Đề bài : Nghị luận xã hội về hút thuốc lá Đề bài : Nghị luận xã hội về mục đích học tập Đề bài : Nghị luận xã hội về lối sống có ích Đề bài : Nghị luận xã hội về bản lĩnh Đề bài : Nghị luận xã hội về sự tự tin Đề bài : Nghị luận xã hội về lòng khoan dung Đề bài : Nghị luận về lối sống có trách nhiệm Đề bài : Nghị luận xã hội về bệnh thành tích Đề bài : Nghị luận xã hội về tính tự lập Đề bài : Nghị luận về tinh thần tự học Đề bài : Nghị luận xã hội về mái ấm gia đình Đề bài : Nghị luận xã hội về hiện tượng thần tượng Đề bài : Nghị luận xã hội về lòng kiên nhẫn Đề bài : Nghị luận xã hội về lòng biết ơn Đề bài : Nghị luận xã hội về tệ nạn cờ bạc. Đề bài : Hướng dẫn phân tích bài thơ Đề bài : Nghị luận xã hội về tính cần cù Đề bài : Nghị luận xã hội về câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành” Đề bài : Nghị luận xã hội về câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
Nguyễn Thuỳ Dung
Xem chi tiết
Thảo Phương
11 tháng 10 2016 lúc 22:23

ok bn

Nguyễn Thị Thu Thủy
Xem chi tiết
Thảo Phương
14 tháng 10 2016 lúc 21:21

Thuy Kieu la nguoi hieu nghia du duong. Vi hieu nen moi phai ban minh chuoc cha va em. Nang cuc ki xinh dep va biet dan hat. Tam hon de tha thu cho bac hanh, bac ba, tu ba lau Ngung Bich va tu ba sau lan quen voi Thuc Sinh. Nang dinh tu van roi nhung nghe loi tu ba "mot minh thi cho, hai minh thi sao" la con cha me gia, hay chet roi thi ai lo ho. Tam hon nang con ngay tho da khuyen Tu Hai dau quan de Tu Hai chet dung. Ca mot thanh lau rong lon khong co ai dep bang Thuy Kieu va nang tinh thong danh dan va am luat tho. Sac sao lam cho nguoi ta me man voi dieu nhac buon sau tuong tu tinh khuc. La con trai la nghe xong nho hoai. Con Thuy Van dep doan trang va cuoc binh yen, it song gio. Con Kieu la chi nen lo cho hai em, con se duyen cho Kim Trong va Thuy Van.

Lê Thị Nhã Linh
Xem chi tiết
nguyễn thị ngọc anh
15 tháng 10 2016 lúc 20:38

Ngay từ những câu thơ mở đầu của bài thơ "Đồng Chí",Chính Hữu đã lí giải những cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết,sâu nặng của "anh" và "tôi"-của những người lính cách mạng:

                                      Quê hương anh nước mặn đồng chua

                                       Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

                                       Anh với tôi đôi người xa lạ

                                      Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,

                                      Súng bên súng,đầu sát bên đầu

                                      Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

                                      Đồng chí!

     Thành ngữ"nước mặn đồng chua" và hình ảnh"Đất cày lên sỏi đá",giọng điệu thủ thỉ tâm tình như lời kể chuyện, cùng nghệ thuật sóng đôi,tác giả cho thấy tình đồng chí,đồng đội bắt nguốn từ sợ tương đồng cùng cảnh ngộ.Họ là những người nông dân áo vải,ra đi từ những miền quê nghèo khó-miền biển nước mặn,vùng đồi núi trung du.Ko hẹn là nên,những người nông dân ấy gặp nhau tại một điểm:lòng yêu nước.Tình yêu quê hương,gia đình,nghĩa vụ công dân thúc dục họ lên đường chiến đấu.Bởi thế nên từ những phương trời xa lạ mọi người"chẳng hẹn mà quen nhau".Giống như những người lính trong bài thơ "nhớ'của Hồng Nguyên:"Lũ chúng tôi bọn người tứ xứ-gặp nhau từ hồi ckua biêt chữ-Quen nhau từ buổi "một,hai"-Súng bắn ckua quen-Quân sự mươi bài-Lòng vẫn cười vui kháng chiến".Trong môi trường quân đội,đôn vị thay cho mái ấm gia đình,tình đồng chí thay cho tình máu thịt.Cái xa lạ ban đầu nhanh chóng bị xoá đi.Sát cánh bên nhau chiến đấu,càng ngay họ càng cảm nhận sâu sắc về sự hoà hợp,gắn bó giữa đồng đội cùng chung mục đích và lí tưởng cao đẹp:'súng bên súng,đầu sát bên đầu".Hình ảnh sóng đôi,các từ điệp"súng","đầu",giọng điệu trở nên tha thiết, trầm lắng như nhấn mạnh tình cảm gắn bó của người lính trong chiến đấu.Họ đồng tâm,đồng lòng cùng nhau ra trận đánh giặc đẻ bảo vệ đất nước,quê hương,giữ gìn nền đọc lập,tự do,sự sống còn của dân tộc-"Quyết tử cho tổ quốc hi sinh".và chính sự đồng cảm,đồng lòng và hiểu nhau đã giúp các anh gắn bó với nhau,cùng sẻ chia mọi gian lao thiếu thốn của cuộc đời ng lính:"Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ".Từ gian khó,hiểm nguy,tình cảm trong họ đã nảy nở và họ đã trở thành những người bạn tâm giao,tri kỉ,hiểu nhau ,sâu sắc,gắn bó thành đồng chí.Hai tiếng :"đồng chí" kết thúc khổ thơ thật đặc biệt,sâu lắng!Nó như một nốt nhạc làm tưng bừng sáng cả đoạn thơ,là điểm hội tụ,nơi kết tinh của bao tình cảm đẹp mà chỉ có thời đại mới:tình giai cấp,tình đồng đội,tình bạn bè trong chiến tranh.

                                         

Linh Phương
17 tháng 10 2016 lúc 16:58

  "Đồng chí" là bài thơ hay nhất của Chính Hữu viết về người nông dân mặc áo lính trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Bài thơ được viết vào đầu xuân 1948, sau chiến tháng Việt Bắc thu đông 1947, nó đã đi qua một hành trình nửa thế kỉ làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu.

Hai mươi dòng thơ, với ngôn ngữ bình dị, giọng điệu thủ thỉ tâm tình, cảm xúc dồn nén, hình tượng thơ phát sáng, có một vài câu thơ để lại nhiều ngỡ ngàng cho bạn đọc trẻ ngày nay.

Bài thơ "Đồng chí" ca ngợi tình đồng đội gian khổ có nhau, vào sinh ra tử có nhau của các anh bộ đội Cụ Hồ, những người nông dân yêu nước đi bộ đội đánh giặc trong những năm đầu gian khổ thời 9 năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954).

Hai câu thơ đầu cấu trúc song hành, đối xứng làm hiện lên hai “gương mặt" người chiến sĩ rất trẻ, như đang tâm sự cùng nhau. Giọng điệu tâm tình của một tình bạn thân thiết:

"Quê hương anh nước mặn, đồng chua,

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá".

Quê hương anh và làng tôi đều nghèo khổ, là nơi "nước mặn, đồng chua", là xứ sở "đất cày lên sỏi đá". Mượn tục ngữ, thành ngữ để nói về làng quê, nơi chôn nhau cắt rốn thân yêu của mình, Chính Hữu đã làm cho lời thơ bình dị, chất thơ mộc mạc, đáng yêu như tâm hồn nguời trai cày ra trận đánh giặc. Sự đồng cảnh, đồng cảm và hiểu nhau là cơ sở, là cái gốc làm nên tình bạn, tình đồng chí sau này.

Năm câu thơ tiếp theo nói lên một quá trình thương mến: từ "đôi người xa lạ" rồi "thành đôi tri kỉ", về sau kết thành "đồng chí". Câu thơ biến hóa, 7, 8 từ rồi rút lại, nén xuống 2 từ, cảm xúc vần thơ như dồn tụ lại, nén chặt lại. Những ngày đầu đứng dưới lá quân kì: "Anh với tôi đôi người xa lạ - Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau". Đôi bạn gắn bó với nhau bằng bao kỉ niệm đẹp

"Súng bên súng" là cách nói hàm súc, hình tượng: cùng chung lí tưởng chiến đấu; "anh với tôi" cùng ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước quê hương, vì độc lập, tự do và sự sống còn của dân tộc. "Đầu sát bên đầu" là hình ảnh diễn tả ý hợp tâm đầu của đôi bạn tâm giao. Câu thơ "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ" là câu thơ hay và cảm động, đầy ắp kỉ niệm một thời gian khổ. Chia ngọt sẻ bùi mới "thành đôi tri kỉ". "Đôi tri ki" là đôi bạn rất thân, biết bạn như biết mình. Bạn chiến đấu thành tri kỉ, về sau trở thành đồng chí! Câu thơ 7, 8 từ đột ngột rút ngắn lại hai từ "đồng chí” làm diễn tả niềm tự hào xúc động ngân nga mãi trong lòng. Xúc động khi nghĩ về một tình bạn đẹp. Tự hào về mối tình đồng chí cao cả thiêng liêng, cùng chung lí tưởng chiến đấu của những người binh nhì vốn là những trai cày giàu lòng yêu nước ra trận đánh giặc. Các từ ngữ được sử dụng làm vị ngữ trong vần thơ: bên, sát, chung, thành - đã thể hiện sự gắn bó thiết tha của tình tri ki, tình dồng chí. Cái tấm chăn mỏng mà ấm áp tình tri kỉ, tình đồng chí ấy mãi mãi là kỉ niệm đẹp của người lính, không bao giờ có thể quên:

"Ôi núi thẳm rừng sâu

Trung đội đã về đâu

Biết chăng chiều mưa mau

Nơi đây chăn giá ngắt

Nhớ cái rét ban đầu

Thấm mối tình Việt Bắc..."

("Chiều mưa đường số 5" - Thâm Tâm)

Ba câu thơ tiếp theo nói đến hai người đồng chí cùng nhau một nỗi nhớ: nhớ ruộng nương, nhớ bạn thân cày, nhớ gian nhà, nhớ giếng nước, gốc đa. Hình ảnh nào cũng thắm thiết một tình quê vơi đầy:

"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay,

Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính".

Giếng nước gốc đa là hình ảnh thân thương của làng quê được nói nhiều trong ca dao xưa: "Cây đa cũ, bến đò xưa... Gốc đa, giếng nước, sân đình...", được Chính Hữu vận dụng, đưa vào thơ rất đậm đà, nói ít mà gợi nhiều, thấm thía. Gian nhà, giếng nước, gốc đa được nhân hóa, đang đêm ngày dõi theo bóng hình anh trai cày ra trận ?

Hay "người ra lính” vẫn đêm ngày ôm ấp hình bóng quê hương ? Có cả 2 nỗi nhớ ở cả hai phía chân trời, tình yêu quê huơng đã góp phần hình thành tình đồng chí, làm nén sức mạnh tinh thần để người lính vượt qua mọi thử thách gian lao, ác liệt thời máu lửa. Cùng nói về nỗi nhớ ấy, trong bài thơ "Bao giờ trở lại", Hoàng Trung Thông viết:

"Bấm tay tính buổi anh đi,

Mẹ thường vẫn nhắc: biết khi nào về ?

Lúa xanh xanh ngắt chân đê,

Anh đi là để giữ quê quán mình.

Cây đa bến nước sân đình,

Lời thề nhớ buổi mít tinh lên đường.

Hoa cau thơm ngát đầu nương,

Anh đi là giữ tình thương dạt dào.

(...) Anh đi chín đợi mười chờ,

Tin thường thắng trận, bao giờ về anh?"

Bảy câu thơ tiếp theo ngồn ngộn những chi tiết rất thực phản ánh hiện thực kháng chiến buổi đầu! Sau 80 năm bị thực dân Pháp thống trị, nhân dân ta đã quật khởi đứng lên giành lại non sông. Rồi với gậy tầm vông, với giáo mác,... nhân dân ta phải chống lại xe tăng, đại bác của giặc Pháp xâm lược. Những ngày đầu kháng chiến, quân và dân ta trải qua muôn vàn khó khăn: thiếu vũ khí, thiếu quân trang, thiếu lương thực, thuốc men.... Người lính ra trận "áo vải chân không đi lùng giặc chinh", áo quần rách tả tơi, ốm đau bệnh tật, sốt rét rừng, "Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi":

"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

 Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

 Miệng cười buốt giá chân không giày..."

Chữ "biết" trong đoạn thơ này nghĩa là nếm trải, cùng chung chịu gian nan thử thách. Các chữ: "anh với tôi", "áo anh... quần tôi" xuất hiện trong đoạn thơ như một sự kết dính, gắn bó keo sơn tình đồng chí thắm thiết cao dẹp. Câu thơ 4 tiếng cấu trúc tương phản: "Miệng cười buốt giá" thể hiện sâu sắc tinh thần lạc quan của hai chiến sĩ, hai đồng chí. Đoạn thơ  được viết dưới hình thức liệt kê, cảm xúc từ dồn nén bỗng ào lên: "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Tình thương đồng đội được hiểu hiện bằng cử chỉ thân thiết, yêu thương: "tay nắm lấy bàn tay". Anh nắm lấy tay tôi, tôi nắm lấy bàn tay anh, để động viên nhau, truyền cho nhau tình thương và sức mạnh, để vượt qua mọi thử thách, "đi tới và làm nên thắng trận".

Phần cuối bài thơ ghi lại cảnh hai người chiến sĩ - hai đồng chí trong chiến dấu. Họ cùng "đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới". Cảnh tượng chiến trường là rừng hoang sương muô. Và, một đêm đông vô cùng lạnh lẽo hoang vu giữa núi rừng chiến khu. Trong gian khổ ác liệt, trong căng thẳng "chờ giặc tới", hai chiến sĩ vẫn "đứng cạnh bên nhau", vào sinh ra tử có nhau. Đó là một đêm trăng trên chiến khu, một tứ thơ đẹp bất ngờ xuất hiện:

"Đầu súng trăng treo".

Người chiến sĩ trên đường ra trận thì "ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”. Người lính đi phục kích giặc giữa một đêm đông "rừng hoang sương muối" thì có "đầu súng trăng treo". Cảnh vừa thực vừa mộng, về khuya trăng tà, trăng lơ lửng trên không như đang treo vào đầu súng. Vầng trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp đất nước thanh bình. Súng mang ý nghĩa cuộc chiến đấu gian khổ hi sinh. "Đấu súng trăng treo” là một hình ảnh thơ mộng, nói lên trong chiến đấu gian khổ, anh bộ đội vẫn yêu đời, tình đồng chí thèm keo sơn gắn bó, họ cùng mơ ước một ngày mai đất nước thanh bình. Hình ảnh "Đầu súng trăng treo" là một sáng tạo thi ca mang vẻ đẹp lãng mạn của thơ ca kháng chiến, đã được Chính Hữu lấy nó đặt tên cho tập thơ - Đóa hoa đầu mùa của mình. Trăng Việt Bắc, trăng giữa núi ngàn chiến khu,trăng trên bầu trời, trăng tỏa trong màn sương mờ huyền ảo. Mượn trăng để tả cái vắng lặng của chiến trường, để tô đậm cái tư thế trầm tĩnh "chờ giặc tới". Mọi gian nan căng thẳng của trận đánh sẽ diễn ra (?) đang nhường chỗ cho vẻ đẹp huyền diệu, thơ mộng của vầng trăng, và chính đó cũng là vẻ đẹp cao cả thiêng liêng của tình đồng chí, tình chiến đấu.

Bài thơ "Đồng chí" vừa mang vẻ đẹp giản dị, bình dị khi nói về đời sống vật chất của người chiến sĩ, lại vừa mang vẻ đẹp cao cả, thiêng liêng, thơ mộng khi nói về đời sống tâm hồn, về tình đồng chí của các anh – người lính binh nhì buổi đầu kháng chiến.

Ngôn ngữ thơ hàm súc, mộc mạc như tiếng nói của người lính trong tâm sự, tâm tinh. Tục ngữ thành ngữ, ca dao được Chính Hữu vận dụng rất linh hoạt, tạo nên chất thơ dung dị, hồn nhiên, đậm đà. Sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và màu sắc lãng mạn chung đúc nên hồn thơ chiến sĩ.

"Đồng chí" là bài thơ rất độc đáo viết về anh bộ đội Cụ Hồ - người nông dân mặc áo lính, những anh hùng áo vải trong thời đại Hồ Chí Minh. Bài thơ là một tượng đài chiến sĩ tráng lệ, mộc mạc và bình dị, cao cả và thiêng liêng.

Bạn tham khảo nha! 

Thảo Phương
17 tháng 10 2016 lúc 17:02

Trong bài thơ “Đồng Chí”, Chính Hữu đã khắc hoạ thành công cái chất hiền lành, tình nghĩa mộc mạc mà dung dị cũng như tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng cao cả của những người lính nông dân áo vải. Từ moi miền quê trên dải đất quê hương, những con người xa lạ bỗng đứng lên theo tiếng gọi của Tổ Quốc, cùng họp lại với nhau, trở thành một con người mới: Người Lính. Họ là những người nông dân từ những vùng quê lam lũ đói nghèo, quanh năm chỉ biết đến con trâu mảnh ruộng, các anh giã từ quê hương lên đừơng chiến đấu:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Không hẹn mà nên, các anh đã gặp nhau tại một điểm là tình yêu quê hương đất nước. Từ những người “xa lạ” rồi thành “đôi tri kỉ”, về sau thành “đồng chí”.Câu thơ biến hoá 7,8 từ rồi rút lại, nén xuống 2 từ cảm xúc vần thơ như dồn tụ lại, nén chặt lại.Những ngày đầu đứng dưới lá quân kì:”Anh với tôi đôi người xa lạ-Tự phương trời chẳng hen quen nhau”. Đôi bạn gắn bó với nhau bằng bao kỉ niệm đẹp:

“Súng bên súng đầu sát bên đầu 

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!” 

Ngày cùng chung nhiệm vụ chiến đấu vai kề vai, súng bên súng, chia nhau gian khổ, nguy hiểm, đêm đắp chung một chiếc chăn chịu rét. Đắp chung chăn trỏ thành biểu tượng của tình thân hữu, ấm cúng ruột thịt. Những cái chung đã biến những con người xa lại thành đôi tri kỉ. Sự đồng cảnh, đồng cảm và hiểu nhau là cơ sở, là cái gốc để làm nên tình bạn, tình đồng chí.

Tấm lòng của họ đối với đất nước thật càm động khi giặc đến các anh đã gửi lại người bạn thân mảnh ruộng chưa cày , mặc kệ những gian nhà bị gió cuốn lung lay để ra đi kháng chiến . Bình thường vậy thôi , nhưng nếu không có một tình yêu đất nước sâu nặng không thể có một thái độ ra đi như vậy.

yen nguyen
Xem chi tiết
Linh Phương
20 tháng 10 2016 lúc 18:53

Bài làm

Từ thời xa xưa, ông bà ta đã thường sử dụng những câu thành ngữ, tục ngữ để răn đe và nhắc nhở con cháu của mình về những phẩm chất, đạo lí cần thiết của mỗi người ai cũng phải có như là: "một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"... các câu tục ngữ, thành ngữ ấy thể hiện lòng hiếu thảo, sự biết ơn và lòng thương người... Trong đó, có câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn" thể hiện phẩm chất đạo đức quan trọng của người Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đất nước mình đang ngày một phát triển để hội nhập với nước ngoài thì đạo lí này càng trở nên sâu sắc hơn. Sau đây, tôi và các bạn hãy cùng nhau làm rõ câu tục ngữ này để có thế hiểu tận cùng những ý tứ của người xưa muốn răn dạy chúng ta thông qua câu tục ngữ này.

Thoạt nghe qua thì chắc hẳn ai cũng có suy nghĩ này rất đơn giản, rất dễ hiểu "Nước" là một thứ vô cùng quý giá, không có nước, con người và cây cỏ bị hủy diệt, không có sự sống. "Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, nhưng đó chi là nghĩa đen của câu tục ngữ. Bên cạnh đó vẫn còn hàm ý sâu xa trong câu tục ngữ đó chính là lòng biết ơn. "Nước" chính là những thành quả của cha anh ta đã có công xây dựng nên. Vì vậy, khi thừa hưởng thành quả đó, chúng ta phải biết nhớ đến những người đã tạo ra nó, đồng thời phải biết giữ gìn quý trọng và không được lãng phí. Mặt khác, chúng ta phải có bổn phận phát huy phẩm chất đạo đức tốt đẹp này và truyền lại cho các lớp đàn em sau. Với những lời lí giải trên, chắc hẳn tôi và các bạn có thể hiểu được thế nào "uống nước nhớ nguồn" và tại sao khi "uống nước" chúng ta phải "nhớ nguồn". Trước tiên chúng ta phải thừa nhận một điều rằng đây là một đạo lí đúng và mỗi người cần phải thực hiện. Trong thiên nhiên và xã hội, không có sự vật nào là không có nguồn gốc. Trong cuộc sống, không có thành quả nào không do công sức lao động tạo nên. Trong lịch sử Việt Nam đã trải qua hai cuộc kháng chiên chống Pháp và chống Mĩ vô cùng gian khổ, nhiều người hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc cá nhân và hơn thế nữa, có người đã phải hi sinh cả mạng sống của mình để chiến đâu giành lại độc lập cho đất nước. Họ đã chiến đấu với một ý chí kiên cường, anh dũng với mong muốn đất nước sớm được thống nhất và độc lập. Ngày nay, đất nước ta đã có được những điều đó và ngày một phát triển, hội nhập với thế giới. Đó chính là nhờ vào những công lao của cha anh ta, của những người đi trước. Chúng ta là những lớp đàn em, những thế hệ đi sau nên được thừa hưởng những thành tựu mà cha anh ta đã tạo ra. Vì vậy, chúng ta phải nhớ đên những người đã tạo ra những thành quả cho chúng ta. Ta phải biết đền đáp xứng đáng, đó chính là bổn phận tất yêu mà mỗi người chúng ta phải thực hiện. Ví dụ như: Hằng năm, nhà nước ta thường xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng, cấp vốn cho những thương binh liệt sĩ và tạo điều kiện cho họ làm ăn để cải thiện cuộc sống. Đó chỉ là một phần nhỏ những gì chúng ta làm được so với những gì mà cha anh ta đã làm. Ngoài ra, lòng biết ơn giúp ta gắn bó với người đi trước, với tập thể..., từ đó hình thành một xã hội thân ái đoàn kết. Ở nhà trường, các bạn học sinh cùng nhau quyên góp tiền để giúp đỡ xây dựng nhà tình thương hay tặng quà cho những gia đình thương binh, liệt sĩ và ở mỗi khu phố, phường, xã thì mỗi gia đình nhỏ cũng làm giông như vậy... thể hiện tính đoàn kết của một xã hội thân ái. Nêu thiếu lòng biết ơn, con người sẽ trở nên ích kỉ, dễ thoái hóa và trở thành kẻ ăn bám gia đình và xã hội. Vì không có lòng biết ơn, ta sẽ không biết quý trọng nhũng thành quả của người khác tạo ra và sẽ sử dụng một cách lãng phí.

Bạn tham khảo nha! Chúc bạn học tốt!

Thảo Phương
20 tháng 10 2016 lúc 20:57

Hiện nay trên học đường yêu sớm quá đà,trò đánh nhau,đánh thầy cô… là những hiện tượng trở nên phổ biến. Văn hóa ứng xử trên học đường ắt hẳn là một điều rất đáng bàn hiện nay

Với guồng quay của xã hội,xã hội ngày càng phát triển thì giới trẻ ngày càng bị tiếp nhận những điều kiện tốt để phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn và nhà trường là một trong những môi trường giúp cho giới trẻ nâng cao nhận thức,giáo dục lí tưởng sống cho giới trẻ. Tuy nhiên bên cạnh đó thì hiện nay một vấn đề nổi cộm và đáng lo ngại đó là sự suy thoái về chuẩn mực đạo đức,hành vi và lối sống ứng xử văn hóa trong học đường làm ảnh hưởng tới những văn hóa tốt đẹp của dân tộc

Rất nhiều những sự việc nổi lên về ứng xử văn hóa ở học đường khiến cả một xã hội phải quan tâm. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì giới trẻ đã ứng xử như thế nào? Đó là những hình ảnh xấu về học sinh như đánh nhau,các bạn nữ đánh gen,rồi lột cả quần áo của nhau ra chốn đông người,nhưng việc làm này thường xuyên xảy ra và không còn là xa lạ gì với chúng ta nữa. Không chỉ dừng lại ở đó nhiều học sinh còn sử dụng cả vũ khí vào trường để đánh nhau,đó là hành động nông nổi ví dụ như một cái nhìn hay không cho bạn chép bài cũng bị đánh

Rồi cả việc học sinh lăng mạ,nói xấu thầy cô những người đã cho đi những kiến thức. Choáng với những học sinh lập ra nhóm để chửi thè giáp viên của mình . Rất nhiều người đã tỏ ra rất bức xúc trước những hành động đáng buồn đó

Có những người thầy cô giáo thì sao? Gần đây có rất nhiêu vụ việc ở học đường giáo viên có những cách ứng xử không hay đối với học sinh của mình. Nhiều giáo viên còn đánh học trò không thương tiếc

Vừa qua có vụ việc giáo viên đánh học sinh sau đó bị học sinh đánh trả lại đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận xã hội và có rất nhiều người lên tiếng vì vấn đề này. Cả thầy và trò đều có những hành động không đúng

Là một người giáo viên thì cần cư xử đúng chuẩn mực để không đẩy học trò của mình vào những hành động quá khích.

Còn nhiều những vấn đề đáng buồn như học sinh trên học đường yêu quá sớm và không ý thức được những việc mình làm dẫn đến những hậu quả khôn lường. Đôi khi chúng ta thường hay đặt ra câu hỏi rằng học sinh đến trường có phải là chỉ để học để phát triển về thể chất tinh thần hay là đến để học những gì khác?

Hiện nay vấn đề văn hóa học đường ngày càng đi xuống rất đáng buồn,không những vậy vấn đề giữa thầy và trò không được tôn trọng nhau. Xã hội càng phát triển thì giới càng ngày càng có những cách cư xử đáng lên án. Ông cha ta thường có câu là “Tiên học lễ,hậu học văn” thế mà bây giờ việc cư xử thiếu văn hóa của nhiều học sinh là một báo động lớn

Đối với người học trò thì phải chăm ngoan học giỏi vâng lời thầy cô,là thế hệ trẻ tương lai của đất nước,việc giáo dục nhân cách của hôm nay rất có ý nghĩa cho sự phát triển của tương lại mai sau. Còn về người thầy người cô thì cũng phải có những cư xử đúng chuẩn mực của mình để không có ấn tượng xấu với xã hội. hãy dạy những người trò của mình nên người ươm mầm cho thế hệ tương lai mai sau

Thúy Hằng
Xem chi tiết
Linh Phương
23 tháng 10 2016 lúc 19:07
Nhìn bao quát, tình yêu thương của Hồ Chí Minh mang tầm nhân loại rộng lớn. Điểu này tạo nên giá trị đặc biệt của tập thơ. ở con người tác giả, rõ ràng có sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Bên cạnh sự nhạy cảm tinh tế, người đọc có thể nhận thấy ý chí sắt son, nghị lực phi thường, lớn lao, bền bí. Chất "tình" và chất "thép" được kết hợp một cách tự nhiên, hài hòa trong tập Nhật kí trong tù. Đúng như cách đây mấy chục năm nhà thơ Hoàng Trung Thông đồ nhận xét về thơ Hồ Chí Minh: "Vần thơ của Bác vần thơ thép". "Thép" chính là tinh thần chiện đấu kiên cường, bất khuất. Nhưng điều đáng quý là chất ”thép" ấy được toát ra một cách tự nhiên, bình ,dị trong tư thế ung dung, tự tại của một con người làm chủ mọi tình huống. Có lần chuyển lao, Bác bị bọn lính xích chân vào thuyền, nhưng Người vẫn phát hiện cuộc sống đông đúc vui tươi của làng xóm bên sông, của những thuyền câu nhẹ lướt. Có lần, sau suốt một ngày đi xa vất vả, chiều xuống, Bác tới một xóm núi, gây ấn tượng đối với Người không phải là nỗi gian truân đã qua hoặc sắp tới mà lại chính là cảnh "Cô em xóm núi xay ngô tối, Xay hết lò than đã rực hồng… Chất "thép" thể hiện đặc biệt rõ ở sự kiên định vững vàng, sẵn sàng chiến thắng mọi gian lao thử thách khắc nghiệt. Đối với Bác, mọi gian lao đều được coi như là những sự thử thách để rèn giũa con người thèm vững vàng kiên định. "Nghe tiếng giã gạo", Hồ Chí Minh làm thơ như để tự khuyên mìnhBẠn tham khảo nha!
Thảo Phương
24 tháng 10 2016 lúc 12:26

Hồ Chí Minh là nhà thơ lớn của dân tộc ta trong thế kỉ XX. Ngoài thơ tiếng Việt, Người còn để lại nhiều thơ chữ Hán, tiêu biểu nhất là lập "Nhật kí trong tù" - một tập thơ "trăm bài trăm ý đẹp". Bên cạnh những bài thơ chứa chan tình còn có những bài thơ sáng ngời chất thép. Nói về chất thép trong thơ Hồ Chí Minh, nhà văn Hoài Thanh có viết: "Khi Bác nói trong thơ có thép, ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép ở trong thơ. Có lẽ phải hiểu một cách linh hoạt mới đúng. Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép, mới có tinh thần thép". Đó là một nhận xét tinh tế, thú vị.
 

"Nhật kí trong tù" có một số bài khẳng định dũng khí của người chiến sĩ: "Đề từ", "Bốn tháng rồi", "Nghe tiếng giã gạo"...

"Thân thể ở trong lao

Tinh thần ngoài lao

 

Muốn nên sự nghiệp lớn

Tinh thần càng phải cao".

(Đề từ)

Không cao đàm khoát luận. Là trang nhật kí, viết để đối thoại với mình, vần như mang tính "hướng nội", lòng tự nhủ lòng, tự an ủi động viên mình trong những tháng ngày "ác mộng’". "Tinh thần ở ngoài lao" "kiên trì và nhẫn nại", "không chịu lùi...", "không nao núng...", là chất thép, là ý chí kiên cường, là tinh thần bất khuất của người chiến sĩ vĩ đại.

"Nhật kí trong tù" có rất nhiều bài thơ trữ tình không nói đến cách mạng, đến tinh thần chiến đấu, có nghĩa là không hề "nói chuyện thép" và "lên giọng thép", ấy thế nhưng "chất thép" lại ẩn chứa sau từng vần thơ, từng hình ảnh, từng câu chữ, hay đằng sau những nụ cười hóm hỉnh, hài hước hoặc mỉa mai.

Trong tù, chân tay bị cùm trói, muỗi rệp, đói rét, "ghẻ lở mọc đầy thân", mà tù nhân vẫn thưởng thức vẻ đẹp của ánh trăng lọt qua cửa ngục, vẫn làm thơ, và "Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu". Đó là chất thép. Nhìn xiềng xích và dây trói quấn đầy mình lại ví: "Rồng cuốn vòng quanh chân với tay - Trông như quan võ quấn tua vai". Mỗi bước chân đi, tiếng xích sắt kêu loảng xoảng, bất chợt nảy ra so sánh thú vị: "Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung". Cái nhìn ấy, nụ cười hóm hỉnh ấy được hiện ra trong cảnh địa ngục trần gian thì chính đó là chất thép của một con người mà "uy vũ bất năng khuất". Có nhiều bài thơ ghi lại cảnh chuyển lao. Có hành trình "Năm mươi ba cây số một ngày - Áo mũ đầm mưa rách hết giày". Có cảnh bị giải đi "Hôm nay xiềng sắt thay dây trói". Có chặng đường khổ ải: "Gió sắc tựa gươm mài đá núi - Rét như dùi nhọn chích cành cây”. Đó là những gian khổ mà Bác đã nếm trải trên con đường lưu đày. Đó cũng là chất thép. Một nội lực ghê gớm, một bản lĩnh phi thường, một tinh thần bất khuất lạc quan mới có thể làm nên chất thép ấy.

Chất thép trong "Nhật kí trong tù" có khi thể hiện trong cách nhìn của Bác đối với thiên nhiên, có lúc là niềm khoái cảm mà người tù cảm nhận được trong khoảnh khắc "tự do". Một tâm hồn chan hòa với thiên nhiên, luôn luôn làm chủ hoàn cảnh. Phong thái của người tù là cốt cách của một tao nhân mặc khách ung dung, tự tại



 

choi jren goren
Xem chi tiết
Linh Phương
23 tháng 10 2016 lúc 19:05

Trong ca dao – dân ca, đề tài về cảnh đẹp đất nước chiếm một mảng khá lớn. Mỗi bài là một bức tranh phong cảnh tuyệt vời, ẩn chứa lòng tự hào, tình cảm gắn bó thiết tha, sâu nặng với quê hương, xứ sở. Bài ca dao nói về cảnh đẹp Hồ Tây ở thủ đô Hà Nội được lưu truyền rộng rãi và đã trở thành lời ru quen thuộc:

Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Hồ Tây xưa kia có tên là hồ Lãng Bạc (tức cái bến có sóng lớn), hay còn gọi là Dâm Đàm (hồ sương mù) vì thường vào lúc sáng sớm và chiều tối, sương phủ dày trên mặt nước. Vì ở vị trí phía tây kinh thành nên sau này nó được gọi là Hồ Tây. Xung quanh hồ là những địa danh nổi tiếng của đất Thăng Long như chùa Trấn Vũ, huyện lị Thọ Xương, làng Yên Thái (vùng Bưởi) chuyên nghề làm giấy (vỏ cây dó được ngâm mềm, giã nhuyễn rọi cán mỏng thành giấy), phường Nghi Tàm, quê hương của Bà Huyện Thanh Quan, thi sĩ nổi tiếng của nước ta.

Những ai đã đến Hồ Tây khi màn sương dày đặc còn bao phủ mặt hồ thì mới thấy được cái hay, cái đẹp của câu: Mịt mù khói toả ngàn sương và mới thực sự sống trong tâm trạng lâng lâng thoát tục trước vẻ đẹp thần tiên ấy.

Nếu ở ba câu thơ trên mới thấp thoáng hơi hướng cuộc sống thì đến câu thứ tư, hình ảnh cuộc sống lao động đã hiện ra khá rõ nét qua nhịp chày giã dó dồn dập của dân làng Yên Thái. Nhịp chày cũng là nhịp điệu hối hả của cuộc sống cần lao.

Hình ảnh mặt gương Tây Hồ làm bừng sáng cả bài ca dao. Mặt trời lên xua tan sương mù, tỏa ánh nắng xuống mặt nước, Hồ Tây trở thành một mặt gương khổng lồ sáng long lanh, vô cùng đẹp đẽ!

Như vậy là chỉ vẻn vẹn trong bốn câu thơ lục bát mà cảnh đẹp Hồ Tây đã được ngòi bút tài hoa của người xưa vẽ thành bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ. Ẩn chứa sau từng câu, từng chữ là lòng tự hào, yêu mến tha thiết với quê hương của người dân đất Thăng Long ngàn năm văn vật.

Trên khắp đất nước Việt Nam ta, ở đâu cũng có những cảnh đẹp làm xao xuyến hồn người. Xứ Lạng với Đồng Đăng có phô Kì Lừa, Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh. Hà Nội với ba sáu phô phường, Hồ Tây, Hồ Gươm, gò Đống Đa, chùa Một Cột. . Miền Trung với Đường vô xứ Nghệ quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Xứ Huế với vẻ đẹp uy nghiêm, trầm mặc của cung điện, đền đài, lăng tẩm, của sông Hương với núi Ngự Bình. Những đêm trăng sáng, tiếng hò ngân dài trên sông nước Hương Giang: Đò từ Đông Ba đò qua đập đá, Đò về Vĩ Dạ thẳng ngã ba sần, Lờ đờ bóng ngả trăng chênh, Tiếng hò xa vọng nặng tình nước non. Người dân Nam Bộ tự hào với mảnh đất trù phú, mỡ màu bôn mùa hoa thơm trái ngọt, lúa chín vàng đồng: Cần Thơ gạo trắng nước trong, Ai đi đến đó chẳng mong ngày về..

Tất cả những câu ca ấy dù mộc mạc hồn nhiên hay trau chuốt, trữ tình đều nói lên cảnh đẹp gấm hoa của non sông đất nước và thể hiện tình yêu quê hương đậm đà, sâu nặng của nhân dân ta. Giống như bao bài ca dao khác, bài Cảnh đẹp Hồ Tây sẽ sống mãi trong đời sống tinh thần của nhiều thế hệ.

Bạn tham khảo nha!

Thảo Phương
24 tháng 10 2016 lúc 12:27

Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh mùa thu vào buổi sáng sớm nơi kinh thành Thăng Long. Mỗi câu thơ là một cảnh đẹp được chấm phá qua ngòi bút đặc sắc của các tác giả dân gian nhằm ca ngợi cảnh đẹp quê hương:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói toả ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Ca dao dân ca xưa và kể cả không ít những nhà thơ đã tả nhiều về vẻ đẹp thanh bình kinh thành Thăng Long. Cảnh mùa thu thật đẹp, gió nhẹ nhẹ đủ làm gợn sóng mặt hồ Tây, bên bờ hồ liễu rủ biêng biếc. Câu thơ mở đầu cho thấy gió rất nhẹ, gió không thổi mà chỉ đưa nhẹ nhàng làm đung đưa những cành trúc rậm rạp la đà sát mặt đất. Cành trúc được làn gió thu trong trẻo, mát lành vuốt ve êm dịu, cùng vói gió cành trúc khẽ lay động bay cùng chiều gió.

Gió đưa cành trúc la đà

Cảnh đẹp thật gợi cảm, gợi tình trong khí thu mát mẻ trong lành. Câu thơ có màu xanh của trúc, khe khẽ của gió, và đương nhiên khí thu, tiết thu, bầu trời khoáng đạt, những cánh diều vi vu trên không, đằng sau những cành trúc la đà là tiếng oanh vàng thánh thót.

Mùa thu câu cá - Bài thơ nổi tiếng tả cảnh sắc mùa thu nơi đồng bằng Bắc Bộ của Nguyễn Khuyến cũng có gió nhẹ làm mặt ao lăn tăn, chiếc lá thì khẽ đưa vèo. Còn Đỗ Phủ thì “Hai cái oanh vàng kêu liễu biếc”. Đó chính là những tín hiệu mùa thu.

Nếu như ta chỉ cảm nhận bằng thị giác là chính sau những cành trúc la đà mặt đất thì câu thơ thứ hai lại là động là âm thanh.

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Đây là thủ pháp quen thuộc lấy xa tả gần, lấy động tả tĩnh. Xa xa văng vẳng tiếng chuông Trấn Vũ êm êm gây không khí rộn ràng náo động. Tiếng gà tàn canh Thọ Xương vọng tới. Tiếng chuông ngân vang hoà cùng tiếng gà gáy le te. Âm thanh như tan ra hoà cùng đất trời sương khói mùa thu. Trong làn sương khói, ánh sáng đêm thu bao phủ tràn khắp mọi nẻo, nhịp chuông vang vọng cùng gà gáy như làm cho mọi vật càng mơ màng thơ mộng hơn. Cuộc sống đang say tràn trong niềm vui háo hức:

Mịt mù khói toả ngàn sương

Khói toả mịt mù được đảo lại mịt mù khói toả. Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ làm tăng sự huyền ảo lung linh của cảnh vật, của cuộc sống. Mặt đất một màu trắng mờ, do màn sương bao phủ. Nhìn cận cảnh hay viễn cảnh đều có cảm giác như mặt đất đang chìm trong khói phủ. Cuộc sống yên bình tĩnh lặng, vũ trụ đang quay, thời gian trôi đi, trời trở về sáng. Tiếng chày đều tay từ phường Yên Thái ngân vang dồn dập. Nhịp chày chính là nhịp đập của cuộc sống, sức sống mạnh mẽ của kinh đô này. Bình minh ửng hồng phía đằng Đông xua tan làn sương khói. Hồ Tây mênh mông phẳng lặng như chiếc gương khổng lồ sáng dần lên in hình phố cổ. Đây là hình ảnh trung tâm mặt gương Tây Hồ, một tứ thơ toả sáng làm cho cả bài bừng lên:

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Bài thơ tả cảnh dẹp kinh thành Thăng Long, nhưng thông qua miêu tả cảnh, ẩn chứa tình cảm tự hào về quê hương đất nước:

Rủ nhau chơi khắp Long Thành

Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai

Quê hương đang ngày ngày thay da đổi thịt, cảnh tình thấm vào nhau rung động mãi trong hồn ta. Tâm hồn tác giả thật say sưa mới có những vần thơ hay đến vậy.

Bài ca dao để lại trong ta ấn tượng tuyệt vời về Thăng Long. Nó giúp ta yêu hơn tự hào hơn, về kinh đô ngàn năm văn hiến. Bài ca dao mang vẻ đẹp cổ điển hoa lệ như một bài cổ thi trác tuyệt.


 

Thanh Hương Đ.T
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
24 tháng 10 2016 lúc 18:13

Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng lại thu hút người đọc bởi sự khác lạ, độc đáo. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Đây là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu về hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. Hai chữ “bài thơ” nói lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: ông không chỉ viết về những chiếc xe không kính, viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn khám phá chất thơ từ hiện thực ấy - chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên những thiếu thốn, gian khổ,khắc nghiệt của chiến tranh.

Thảo Phương
24 tháng 10 2016 lúc 18:51

a) Nhan đề:

-Nhan đề bài thơ về tiểu đội xe không kính khá dài , có vẽ lạ nhưng đã có tác dụng làm nổi bật hình ảnh độc đáo của toàn bài:Những chiếc xe không kính. Hai chữ ” Bài thơ” tưởng thừa nhưng thể hiện rõ cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả.

 

– Ông viết về những chiếc xe không kính không chỉ phản ánh hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà còn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ anh hùng hiên ngang dũng cảm , vượt lên gian khổ, hiểm nguy của cuộc chiến vì lí tưởng cao đẹp.

b) Hình ảnh:

– Hình ảnh những chiếc xe không kính là hình ảnh độc đáo vì đó là hình ảnh thực, bị bom đạn làm cho biến dạng thêm” không có kính, rồi xe không có kính- không có mui xe, thùng xe có xước” Nhưng xe băng ra chiến trường.Nó trở thành hình tượng thơ độc đáo của thời chống Mĩ qua hồn thơ nhạy cảm, ngang tàng của Phạm Tiến Duật.

giang nguyen
25 tháng 6 2018 lúc 16:49

Nhan đề Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Nhan đề bài thơ độc đáo gây ấn tượng và gợi suy ngẫm cho người đọc:
Nhan dề mang đề tài của bài thơ: Tiểu đội xe không kính . Tiểu đội là đơn vị cơ sở nhỏ nhất trong biên chế của quân đội ta. Cái tên gợi cho người đọc tính khốc liệt của chiến tranh. Một cái tên trần trụi, không mĩ miều, hàm súc như bao nhan đề bài thơ khác, đôi lập vói quan niệm cái đẹp văn chương thuần túy. Cái đẹp vói Phạm Tiến Duật là từ trong những diễn biến sôi động của cuộc sống mà ùa vào thơ.
Tác giả thêm vào hai chữ bài thơ là muốn thể hiện quan niệm thơ nói, thơ kể nhưng vẫn rất thơ. Chất thơ vút lên từ hiện thực, từ tâm hồn hào hoa lãng mạn, lạc quan yêu đời của người lính — tuổi trẻ Việt Nam giữa khói bom lửa đạn với đầy niềm tự hào, chiến đấu và chiến thắng.

Song Minguk
Xem chi tiết
Bồ Công Anh
27 tháng 10 2016 lúc 21:24

- Anh mặt đen, anh da trắng

Anh mình mỏng, anh nhọn đầu

Khác nhau mà rất thân nhau

Khi đi khi ở chẳng bao giờ rời?

(Là cái gì? - Bảng và phấn; giấy và bút; )

- Hè về áo đỏ như son

Hè đi thay lá xanh non mượt mà

Bao nhiêu tay toả rộng ra

Như vẫy như đón bạn ta đến trường?

(Là cây gì? - Cây phượng)

- Đầu đuôi vuông vắn như nhau

Thân chia nhiều đốt rất mau rất đều

Tính tình chân thức đáng yêu

Muốn biết dài ngắn mọi điều có em?

(Là cái gì? - Cái thước kẻ)

- Cày trên đồng ruộng trắng phau

Khát xuống uốmg nước giếng sâu đen ngòm?

(Là cái gì? - Cái bút mực)

LLê Trang
Xem chi tiết
Linh Vl(vâng Lời)
29 tháng 10 2016 lúc 14:20

Việc ngăn cấm đó có xâm phạm đến quyền trẻ em ( quyền được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật) Vì: Trẻ em là những mầm non đang lớn, cần phải được tạo điều kiện phát triển toàn diện. Hoạt động vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ sẽ giúp các em thoải mái, thư giãn và khiến cho trẻ phát triển toàn diện hơn. Theo nội dung của Điều 32, Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em thì trẻ em có quyền được nghỉ ngơi, thư giãn, tham gia vui chơi, được giải trí và tự do tham gia sinh hoạt văn hóa và nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi.Đồng thời pháp luật cũng quy định gia đình phải có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.

(Biết j làm ấy. Sai thoy nhen Trang)

Tran trong phu
3 tháng 3 2017 lúc 14:57

thế cũng hỏi

Nguyễn Thị Thu Thủy
Xem chi tiết
Thảo Phương
2 tháng 3 2019 lúc 14:14

Hỏi đáp Ngữ văn