Đề bài : Nghị luận xã hội về vấn đề giao thông

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hồ Minh Trí
Xem chi tiết
Phạm Thị Thạch Thảo
Xem chi tiết
Đạt Trần
19 tháng 8 2017 lúc 16:32

MB:

-Dân dắt vấn đề

-Nêu vấn đề

TB :
Đảm bào đủ các ý

1. hiện trạng giao thông ở VN ( kẹt xe xảy ra vào thời đểm nào nhiều nhất, lưu lượng xe như thế nào, xe nào lưu thông nhiều nhất trên đường vào giờ ún tắc giao thông))

2. Lý do ùn tắc giao thông (do ý thức người dân kém, do thói quen dùng xe máy tại VN, do đường xá nhỏ hẹp thường xuyên bị đào bới, do dân số VN tăng nhanh nên lượng người lưu thông càng nhiều...)

3. Hậu quả của ún tắc giao thông: hao tốn nhiên liêu, mất nhiều thời gian của con người, công việc đình trệ, ô nhiễm môi trường, thiệt hại vật chất, con người VD: xe chữa cháy không lưu thông được dẩn đến thiệt hại tài sản nhà cửa, vật dụng, con người thiệt mạng...

4. Kiến nghị giải pháp : mở rộng đường, tăng cường lực lương cảnh sát giao thông, nhà nước hạn chế xe máy lưu thông, tăng cường xe công cộng đưa rước học sinh để phụ huynh khỏi dùng xe máy đưa đón con đi học, thực hiện nhanh chống các công trình xây dụng trên đường, phạt nặng những người mua bán rong chiếm lòng lề đường

KB: Khẳng định lại tác hại của ùn tắc GT

=> NÊn có bp thiết thực giải quyết

Thien Tu Borum
19 tháng 8 2017 lúc 18:05

hiện tượng này trên các thông tin đại chúng nói rất nhiều.
trước hết thì bạnn giới thiệu về hiện tượng ùn tắc gia thông trc trường, nó đang là vấn đề nóng của xã hội, là vấn đề bức xúc.
thân bài :bạn nêu lên các nguyên nhân gây ùn tắc giao thông, đặc biệt ở trước trường,do hs đi khi tan trường, do phụ huynh đón con, họ đứng tràn ra đường dành cho xe, họ bất chấp luật, .........
bạn đưa ra các dẫn chứng về các hành vi vi phạm của hs, phụ huynh,.........
đưa ra những phản ứng của ng` đi đường,
bạn đưa ra các số liệu xảy ra tai nạn vào giờ tan trường, do hs gây ra,.......
nhà n'c đã giai quyết như thế nào, hạn chế dc chua?
mình dua cho bạn tham khảo 1 đoạn nhe:
Dù nhiều trường đã để biển cấm phụ huynh không được đứng ngay trước cổng trường để đón học sinh, nhưng phụ huynh chưa có ý thức về vấn đề này. Họ không chỉ đưa con đến trường và đón con bằng xe gắn máy mà bằng cả xe ô tô, nên tình trạng kẹt xe còn diễn tiến xấu. Nhiều trường học đã có những buổi họp nhất trí với phụ huynh đưa đón con phải đứng cách trường từ 10-20m, nhưng những phụ huynh vẫn đứng chờ... dưới lòng đường. Các trường còn nghĩ đến việc cho phụ huynh vào trong trường để đón con nhưng sức chứa của các trường hiện nay không thể kham nổi. Việc áp dụng giờ ra về các lớp chệch giờ, nhưng phụ huynh của các em vẫn theo thói quen, cứ đúng giờ đó lại đến đợi nên việc kẹt xe càng phức tạp và diễn ra lâu hơn. Trước tình hình đó, Ban An toàn giao thông thành phố đã phối hợp cùng các trường nghiên cứu đặc điểm từng trường để đề ra giải pháp tích cực nhất. Trước mắt, phối hợp với các đơn vị quận, huyện, thanh niên xung kích giải quyết tạm thời, giải phóng ùn tắc, không để tình trạng kẹt xe, hạn chế tình trạng tai nạn giao thông như lâu nay xảy ra tại khu vực này. Sở Giao thông - Công chính cũng nghiên cứu các giải pháp khả thi, trước mắt có thể buộc phụ huynh đậu xe cách trường học 40m.
................
nói chung bài nghị luận này đương đối gần với hs, bạn nên thêm vào những câu nói của ng` dân nói sẽ làm cho bài viết bạn ko bị kho
ví dụ nhé: có lần mình xem tivi. trên đài vtv1 có 1ng` khách nc ngoài đã nói: giao thông việt nam giống như điạ ngục

Nguyễn Thu Hương
21 tháng 8 2017 lúc 9:00

1.Biểu hiện, thực trạng:

-Tắc đường ở những thành phố lớn, tuyến phố lớn, đặc biệt là HN, TP HCM vào những giờ cao điểm (đi làm, đi học, tan tầm)

-Đất chật người đông, nhu cầu tham gia giao thông của người dân ở các thành phố lớn ngày càng tăng.

-Vào giờ tan tầm, những chiếc ô tô đi lấn làn của xe máy. Xe máy trèo cả lên vỉa hè để đi. Xe bus không có đường riêng để đi… Ở những cung đường hẹp, chỉ một chiếc xe bus và ô tô đi song song nhau là đã chắn hết đường. Khiến cho vào giờ cao điểm có thể tắc tới cả tiếng để đi qua một tuyến phố.

Chỉ riêng Hà Nội diện tích chỉ 3.329 km² thì có tới 183.000 phương tiện đăng ký mới (hơn 39.000 ôtô, 143.000 môtô), nâng tổng số xe tại Hà Nội lên 5,5 triệu (gần 535.000 ôtô và hơn 4,9 triệu môtô), chưa kể nhiều xe mang biển số ngoại tỉnh vẫn hoạt động. Như vậy, mỗi ngày chúng ta có cả biển người tham gia giao thông với 5,5 triệu phương tiện các loại. Tắc đường là điều tất yếu và ngày càng có xu hướng gia tăng theo hướng nghiêm trọng hơn.

2.Nguyên nhân

- Sức hút của các thành phố lớn, của đô thị hóa: nhu cầu đi học đi làm của người dân tại các thành phố lớn không ngừng tăng. Các trường đại học nổi tiếng, các trung tâm kinh tế văn hóa đều tập trung ở các thành phố lớn nên tất yếu đông đúc, dẫn tới tắc đường

-Ý thức tham gia giao thông của người dân chưa cao: bon chen giờ tắc đường, vi phạm, …

-Cơ sở vật chất cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện và đồng bộ.

+Phương tiện công cộng như xe bus thì chưa đáp ứng đc nhu cầu của người dân nên nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân vẫn cao, là một trong những nguyên nhân gây tắc đường

+ Chỉ tính trên địa bàn HN có 25 công trình với 43 điểm rào chắn, trong đó có nhiều hạng mục thi công kéo dài như tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông, Nhổn – Ga Hà Nội,… gây ách tắc kéo dài

=>Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, công trình xây dựng chậm chạp, quy hoạch không đồng bộ khiến tại các tuyến phố nhỏ hẹp tắc vẫn hoàn tắc.

3.Hậu quả

- Tắc đường như một “đặc sản” của các thành phố lớn. Cứ giờ cao điểm là tắc đường. Nó như ghim vào tiềm thức của người nước ngoài về VN: họ sợ tắc đường và bất an khi tham gia giao thông ở VN…

-Khói bụi từ các phương tiện tham gia giao thông ngày càng cao, ô nhiễm ngày càng trầm trọng, có những đợt không khí nhiễm thủy ngân, nhiễm chì,…. Nếu không có giải pháp kịp thời thì HN sẽ ô nhiễm không thể cứu vãn. Như Bắc Kinh và Thượng Hải – 2 thành phố lớn của Trung Quốc, mọi người đều phải bịt mặt nạ lọc khí khí ra đường, không khí sạch thậm chí còn đóng lon đem bán,…

-Tai nạn giao thông gia tăng

-Lượng người tham gia giao thông ngày càng gia tăng nên càng cải tạo càng nâng cấp đường xá càng tắc đường. Có những tuyến phố còn chặt cả cây xanh cổ thụ để làm đường, xây cầu vượt mà tắc vẫn hoàn tắc.

-Đây là thách thức lớn đối với nhà cầm quyền và khiến mỗi người cần phải có những điều chỉnh cho phù hợp

4.Giải pháp: hai mặt từ phía chính phủ và từ cá nhân mỗi người tham gia giao thônng

-Chính phủ cần có những quy hoạch đồng bộ hơn về cơ sở hạ tầng, tuyên truyền và khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện công cộng. Muốn vậy thì các phương tiện công cộng cần phải hiện đại hơn nữa để thu hút được mọi người. Không chỉ là xe bus mà có thể học tập nước bạn, xây dựng tàu điện, tàu siêu tốc,… Tuy nhiên đây cũng là thách thức lớn với kết cấu hạ tầng và nguồn ngân sách hạn hẹp…

-Giảm áp lực cho các thành phố lớn bằng cách tạo nhiều việc làm với mức lương hấp dẫn ở các tỉnh lẻ, vùng ngoại ô,…

-Mỗi người dân cần nâng cao ý thức tham gia giao thông: đi đúng làn, không vi phạm, sử dụng các phương tiện công cộng,… Đây là yếu tố quan trọng tác động tới làm giảm ùn tắc giao thông bởi người dân chính là những người tham gia giao thông.

III.KB: liên hệ bản thân

mrbjnpro chubinpro1
Xem chi tiết
Nga Lun
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Ly
19 tháng 1 2021 lúc 15:03

Em tham khảo dàn bài sau nhé:

I. Mở bài

- Đặt vấn đề.

- Nhận thức của người tham gia giao thông.

II. Thân bài

- Khái niệm tai nạn giao thông.

1. Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay.

- Theo Ủy ban An tàon giao thông Quốc gia 6 tháng đầu năm 2020 (tính từ ngày 15/12/2019 đến 14/6/2020)  toàn quốc xảy ra 6.790 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3.242 người, bị thương 4939 người.

- Tai nạn giao thông ít nghiêm trọng trở lên: 

+ Đường bộ: 3775 vụ, làm chết 3165 người, bị thương 1918 người.

+ Đường thủy: 38 vụ, làm chết 33 người, làm bị thương 4 người.

+ Đường sắt: 44 vụ, làm chết 37 người, làm bị thương 9 người.

=> Tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của biết bao con người cùng nhiều thiệt hại về tài sản. Không những vậy, những người ở lại mất đi người thân yêu của mình, nỗi đau ấy, không gì có thể đong đếm và bù đắp lại được.

2. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn  giao thông

- Do người tham gia giao thông thiếu ý thức, trách nhiệm: lạng lách, đi xe không đúng tốc độ, làn đường theo quy định.

- Do người tham gia giao thông không tuân thủ đúng luật lệ giao thông.

- Do thiếu hiểu biết về luật giao thông.

- Nồng độ cồn vượt quá quy định, không làm chủ được tốc độ.

- Những người bán hàng rong làm che khuất tầm nhìn.

- Do phương tiện tham gia giao thông không đủ điều kiện để tiếp tục tham gia giao thông.

- Do cơ sở hạ tầng: ổ voi, ổ gà, đường quá hẹp,...

3. Hậu quả mà tai nạn giao thông để lại

- Nhiều người thiệt mạng.

- Mất mát về cả vật chất và tinh thần.

- Ùn tắc giao thông, gây mất trật tự xã hội.

- Để lại những thương tật vình viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho toàn xã hội.

4. Biện pháp 

- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định khi tham gia giao thông: không lạng lách, đi đúng phần đường, không vượt đèn đỏ, dừng đỗ xe đúng quy định, không tổ chức và tham gia đua xe trái phép,...

- Tham gia học tập luật giao thông đường bộ. 

- Chủ động trong việc tìm hiểu, nắm vững các luật lệ và quy định của luật an toàn giao thông.

- Tuyên truyền cho bạn bè và những người xung quanh.

III. Kết bài

- Bài học được rút ra và liên hệ bản thân em.

Thai Lí Minh
Xem chi tiết
❤ ~~ Yến ~~ ❤
20 tháng 1 2021 lúc 19:35

Tham khảo

Có trách nhiệm và vô trách nhiệm là hai mặt đối lập thuộc phạm trù đạo đức, thể hiện lối sống, cách sống của mỗi người trong mối quan hệ cộng đồng.

Trách nhiệm là phần việc được giao cho phải gánh chịu, phải bảo đảm làm tròn; là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình trước sự việc, công việc.

Tinh thần trách nhiệm là ý thức, tính tự giác và sự nỗ lực nhầm làm tròn, làm tốt phận sự của mình trong mọi công việc được giao. Trong lời nói hành vi cụ thể. Tinh thần trách nhiệm biểu hiện tư cách, đạo đức của mỗi người trong các mối quan hệ gia đình, tập thể và xã hội. Các khái niệm như: có tinh thần trách nhiệm cao, hoàn thành tốt trách nhiệm, vô trách nhiệm là sự đánh giá khen hoặc chẽ đối với con người nào đó trong công việc. Một học sinh đến phiên trực nhật đã lo đi sớm, quét sạch lớp, kê lại bàn ghế ngay ngắn, giặt giẻ, lau bảng thật sạch,… là một học trò tốt, có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành công việc trực nhật đã được giao trong lớp học.

Trái với tinh thần trách nhiệm là thói vô trách nhiệm. Con người vô đạo đức, nhân cách méo mó thì từ lời nói đến cử chỉ, việc làm đều vô trách nhiệm, không hề quan tâm tới lợi ích của mọi người. Họ sống dửng dưng trước đồng loại, sống bàng quan “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”, dửng dưng cho rằng: “Trời lụt thì lụt cả làng”, v.v… Cái thói vô trách nhiệm rất đáng sợ, nó tha hóa con người, nó là nguyên nhân sâu xa của mọi hiện tượng tiêu cực, phi đạo lí trong xã hội. Thói vô trách nhiệm bị xã hội phê phán, lên án; kẻ vô trách nhiệm bị cộng đồng chê trách và coi khinh. Vứt rác bừa bãi, đại, tiểu tiện, khạc nhổ bất cứ đâu, chặt phá cây xanh, làm ỗ nhiễm môi trường,… đều là những hành động vô trách nhiệm phải lên án, phải xử phạt. Hiện tượng hứa với dân rồi không thực thi là thói vô trách nhiệm, dẫn đến mất lòng dân đã từng bị báo chí lên tiếng, dư luận phê phán! Tác hại của thói vô trách nhiệm rất ghê gớm! Đúng như ý kiến cho rằng: “Như một thứ A-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”.

Bố mẹ thương yêu, chăm sóc, dạy bảo con cái nên con ngoan, trò giỏi. Con cái phải chăm học, chăm làm, hiếu thảo, lễ phép… Anh em phải biết kính nhường, thương yêu chăm sóc lẫn nhau. Có được như thế thì mới có hạnh phúc. Xây dựng gia đình văn hóa mới là trách nhiệm của ông bà, cha mẹ, con cái, anh chị em, của tất cả mọi thành viên trong gia đình. Nêu cao nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc, ông bà thường nhắc nhở con cháu: “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”. Khẩu hiệu: “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người” là bài học sâu sắc nêu cao đạo lí và tinh thần trách nhiệm công dân. Tố Hữu có câu thơ rất hay ca ngợi tình người, ca ngợi tinh thần trách nhiệm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cho là hiến dâng, là phục vụ.

Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, thanh niên Việt Nam đã nêu cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các phong trào “‘ba sẵn sàng, ba đảm đang”, dám chấp nhận mọi khó khăn, thử thách “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Ngày nay, hàng vạn, hàng triệu thanh niên đã tích cực tham gia các “chương trình hành động”, “phong trào hiến máu nhân đạo”, … Tất cả đều thể hiện ý thức và trách nhiệm cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Tổ quốc và nhân dân. Giữa những cao trào ấy, kẻ vô trách nhiệm, thói vô trách nhiệm không còn đất để tồn tại! Rèn luyện đạo đức, tư cách phải thường xuyên tu dưỡng ý thức và trách nhiệm trong lời nói và hành động. Đó là điều tuổi trẻ chúng ta cần nhớ và ghi lòng.

Trần Trung
Xem chi tiết
Minh Nhân
5 tháng 6 2021 lúc 18:47

Em tham khảo nhé !

Ngay từ khi chúng ta còn nhỏ, ông bà cha mẹ đã dạy cho chúng ta biết tự lập là một đức tính quan trọng. Thiếu nó, con người không thể hoàn thiện. Tự lập giúp con người suy nghĩ nhiều hơn, tự đánh thức tài năng ẩn dấu trong bản thân và từ đó khơi lên trí sáng tạo. Khi có tính tự lập, con người có ý thức hơn về mọi hành động của mình. Vì hành động nếu chính mình làm ra, ta sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động đó. Nếu đó là hành động xấu, chưa đúng, ta sẽ phải trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả. Điều này dẫn đến việc con người sẽ ý thức hơn trong từng hành động mình làm ra để tránh gây ra hậu quả xấu. Để có được tính tự lập, con người phải chăm chỉ, cần cù, chịu khó rèn luyện. Tính tự lập giúp con người nhìn toàn diện hơn về đời sống, có cái nhìn bao quát về mọi mặt. Hơn thế, tính tự lập giúp con người khẳng định được giá trị bản thân trong mắt mọi người. Xã hội luôn cần những con người có tính tự lập góp phần hoàn thiện thay đổi đất nước ngày phát triển. Đối với những con người có tính tự lập, không để ai nhắc nhở là những người hoàn hảo, được mọi người yêu quý, kính trọng.

Phong Thần
5 tháng 6 2021 lúc 18:49

Tham khảo

Tự lập là một trong những đức tính cao quý nhất của con người. Tự lập nghĩa là tự mình thực hiện những công việc, nhu cầu của bản thân, không nhờ vả hay ỷ lại vào người khác. Khi con người có tính tự lập thì họ sẽ tự mình đương đầu với khó khăn thử thách của cuộc sống. Đó là nền tảng để dẫn đến thành công và theo đuổi ước mơ hoài bão của bản thân. Nếu không có tính tự lập, thường xuyên sống ỷ lại và dựa dẫm người khác, chúng ta sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Con đường dẫn đến thành công sẽ bị ngưng chặn, thụt lùi. Bản thân em nhận thức đầy đủ giá trị của tính tự lập. Vì thế, em luôn tự mình thực hiện những nhu cầu, công việc của bản thân, không nhờ vả, ỷ lại hay lợi dụng bất kì ai. Khi mọi người có đức tính tự lập thì họ sẽ có một cuộc sống công bằng, và hơn nữa là có một cuộc đời đáng sống, tươi đẹp.