Tập làm văn lớp 9

Hỏi đáp

Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Bài viết số 1 - Đề 1 Bài viết số 1 - Đề 2 Bài viết số 1 - Đề 3 Bài viết số 1 - Đề 4 Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Miêu tả trong văn bản tự sự Bài viết số 2 - Đề 1 Bài viết số 2 - Đề 2 Bài viết số 2 - Đề 3 Bài viết số 2 - Đề 4 Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Tập làm thơ tám chữ Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự Bài viết số 3 - Đề 1 Bài viết số 3 - Đề 2 Bài viết số 3 - Đề 3 Bài viết số 3 - Đề 4 Người kể chuyện trong văn bản tự sự Phép phân tích và tổng hợp Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Bài viết số 5 - Đề 4 Bài viết số 5 - Đề 2 Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Bài viết số 5 - Đề 1 Liên kết câu và liên kết đoạn văn Bài viết số 5 - Đề số 3 Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Bài viết số 6 - Đề 1 Bài viết số 6 - Đề 2 Bài viết số 6 - Đề 3 Bài viết số 7 - Đề 1 Bài viết số 7 - Đề 2 Bài viết số 7 - Đề 3 Biên bản Hợp đồng
Kiên Lê
Xem chi tiết
Thảo Phương
9 tháng 9 2016 lúc 14:47

BÀI NÀY HAY BẠN THAM KHẢO DI NHA PHƯƠNG ANH CHÚC BẠN HỌC TỐT

“Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng, ba ngọn nến lung linh, thắp sáng một gia đình…” là một mái ấm gia đình trọn vẹn, hạnh phúc. Đối với một người thì mái ấm gia đình chính là nơi nuôi dưỡng tâm tuổi từ lúc sinh ra, trường thành. Nhưng với một số người thì gia đình chưa hẳn là nơi trọn vẹn và mong chờ để trở về.

Gia đình chính là một tế bào, là hạt nhân của xã hội. Gia đình có tròn vẹn, êm ấm, hạnh phúc thì xã hội mới văn minh, dân chủ. Gia đình chính là cái nôi đón nhận tiếng khóc chào đời của bạn, nơi có cha, có mẹ, có ông bà, có anh chị em, là những người thân ruột thịt đùm bọc, yêu thương nhau.

 

Nền tảng gia đình đối với mỗi người vô cùng quan trọng, chúng ta học được những bài học đầu tiên từ chính gia đình. Ba mẹ chính là những người thầy, người cô tập đánh vần chữ “o”, “ô”…cho con trẻ. Những bước chân chập chững đầu đời với vô vàn vết xước do ngã ở chân. Chỉ có gia đình,chỉ có người thân mới có thể bao bọc, yêu thương bạn một cách vô điều kiện và trọn vẹn nhất. Họ có thể sẵn sàng hi sinh rất nhiều thứ, tuổi thanh xuân, những nhọc nhằn vì sự khôn lớn, vì bữa cơm, giấc ngủ của những người con. Gia đình chính là nơi tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể trao đi yêu thương không hề toan tính, đắn đo.

Có một mái ấm gia đình hạnh phúc, ấm êm, có bàn tay mẹ nấu từng bữa cơm mỗi ngày; có nụ cười thật hiền lành, ấm áp của ba sau một ngày làm việc mệt nhọc. Có những giây phút quây quần bên nhau kể cho nhau nghe những điều hay, ý đẹp.

Để xây dựng một mái ấm gia đình hạnh phúc, không chỉ là sự nỗ lực, cố gắng của ba mẹ mà còn là của những đứa con. Không thể một người xây và một người phá, như thế sẽ không thể tạo nên sự bền vững trong tình yêu thương. Những vết rạn nứt luôn hiện hữu quanh đây và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào không hay.

Chúng ta cùng chung sống dưới một mái nhà, chung một yêu thương và chung một nhịp đập vì sự trọn vẹn, hạnh phúc của gia đình. Những đứa con có sự bảo ban, răn dạy nghiêm khắc nhưng chan chứa nghĩa tình của ba mẹ là điều tuyệt vời nhất.

Mái ấm gia đình chính là nơi nhiều mong ngóng và đợi chờ, nơi trở về sau những năm tháng bôn ba nơi phương trời xa. Đó chính là nhà, là nơi dù có bất cứ chuyện gì xảy ra thì cũng bao dung và rộng lượng đón nhận và sẵn sàng tha thứ.

Tuy nhiên xã hội còn tồn tại rất nhiều mảnh đời khát khao mong muốn có một mái ấm gia đình bình dị như bao người khác nhưng không được. Những đứa trẻ mồ côi, lang thang đầu đường xó chợ kiếm ăn hằng ngày đôi mắt ngấn lệ khi nhìn vào một ngôi nhà có ánh điện sang trưng, có tiếng cười con trẻ, có giọng nói ấm áp mẹ cha. Điều ước nhỏ nhoi, giản dị ấy các em không bao giờ có được. Vì ba mẹ đã bỏ em mà đi,vì tình yêu thương đó vốn dĩ em không có phúc để hưởng.

Mặc dù có những nơi nhận nuôi trẻ mồ côi, lang thang nhưng nơi đó chưa thể là một mái ấm thực sự mà các em vẫn mong muốn. Song khi tình yêu thương của các bà, các mẹ ở mái ấm tình thương đó đủ sức khiến cho các em bớt mặc cảm tự ti thì các em sẽ nhận ra rằng mái ấm gia đình không chỉ có ba mẹ mới hạnh phúc. Những người dưng vẫn có thể mang lại hạnh phúc và sự bình yên đến cho nhau. Đó chính là lòng yêu thương, san sẻ và đồng lòng.

Xã hội cần có chính sách phù hợp nhất để có thể mang lại cho các em một mái ấm gia đình thực sự, để các em có thể thoát khỏi mặc cảm, tự ti, hòa nhập với cộng đồng cùng xây dựng tương lai bền vững nhất.

Chúng ta ai cũng cần yêu thương, cần san sẻ, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.

Hãy mở lòng để tạo những mái ấm gia đình thực sự cho các em thiếu thốn tình yêu thương. Những gia đình đang có một nền tảng vững chắc thì nên chăm sóc, gìn giữ và phát triển hơn nữa.

Nguyễn Thị Thu Thủy
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
30 tháng 8 2020 lúc 15:59

Bạn tham khảo các ý để triển khai : Vũ Nương là người phụ nữ có số phận bất hạnh

- Chôn vùi tuổi xuân trong cuộc hôn nhân không có tình yêu:

+ Xinh đẹp, nết na, tư dung tốt đẹp nhưng chỉ vì nghèo khó mà cha mẹ gả cho con nhà hào phú lắm tiền nhưng thiếu tình yêu.

+ Luôn bị chồng phòng ngừa quá mức, vẫn phải nhịn nhục để không bất hòa.

- Luôn phải chịu gánh nặng gia đình:

+ Một mình nuôi con nhỏ, chăm sóc mẹ già đau ốm.

+ Một mình lo tang, ma chay khi mẹ mất không có ai san sẻ, động viên.

- Bị nghi oan và đối xử tệ bạc:

+ Thời gian xa chồng, một mình nuôi con, nàng những mong muốn chồng về sẽ vỗ về, an ủi động viên nhưng chồng nghe lười đứa trẻ mà sinh ra nghi ngờ, đối xử tàn nhẫn, chửi mắng, đánh đập nàng, mặc cho hàng xóm khuyên can.

+ Mặc cho Vũ Nương can ngăn thanh minh ( là con kẻ khó được nương tựa nhà giàu) thế nhưng Trương Sinh vẫn bỏ ngoài tai những lời hết sức chân tình của nàng.

- Phải chịu cái chết oan nghiệt:

+ Vũ Nương để biện minh cho mình đành phải tự vẫn ở sông Hoàng Giang để chứng minh danh tiết, trở thành nạn nhân của thói quen ghen tuông mù quáng.

+ Cái chết cho thấy Vũ Nương bị đẩy đến bước đương cùng không còn lối thoát, do sự thô bạo của kẻ hào phú, ít học mà đồng tiến làm đen thói đời.

+ Cái chết của Vũ Nương khiến bé Đản thành đứa bé mồ côi, Trương Sinh là kẻ góa vợ day dứt trong nỗi ân hận, dày vò lương tâm.

+ Phản ánh quan niệm trọng nam khinh nữ trong xã hội phong kiến đầy bất công ngang trái.

+ Số phận của VŨ Nương cũng là số phận của biết bao người phụ nữ lúc bấy giờ thấp cổ bé họng, luôn chịu oan ức và khổ hạnh.

Nguyễn Thị Thu Thủy
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Anh
18 tháng 9 2016 lúc 15:17

Nhân vật Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ) là một phụ nữ đẹp người, đẹp nết, luôn khát khao được sống êm ấm, hạnh phúc nhưng rồi số phận lại kết cục hết sức bi thương. Cái chết của nhân vật này có một ý nghĩa phê phán rất sâu sắc, nhằm vào các đối tượng chiến tranh phong kiến,chế độ nam nữ bất bình đẳng của xã hội cũ cùn với xự ghen tuông mù quáng của người đời (cụ thể là Trương Sinh).
 

Lê Nguyên Phương
18 tháng 9 2021 lúc 14:47

Trong nền văn học trung đại Việt Nam, bên cạnh kiệt tác "Truyện Kiều" tái hiện thành công số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thông qua hình tượng nhân vật Thúy Kiều thì "Chuyện người con gái Nam Xương" cũng là một tác phẩm tiêu biểu khắc họa chân thực bi kịch của người phụ nữ. Điều này đã được thể hiện rõ thông qua cái chết của nhân vật Vũ Nương. Đây là chi tiết cho thấy sự tuyệt vọng, bế tắc không lối thoát của nhân vật trong xã hội đầy rẫy bất công.

Vũ Nương là người con gái xinh đẹp, hiền dịu, có tư dung tốt đẹp, tính cách thùy mị, nết na khiến cho Trương Sinh đem lòng yêu mến. Sau khi kết hôn với Trương Sinh, nàng hết mực giữ gìn khuôn phép. Sau khi chồng đi lính, nàng một mình nuôi con nhỏ, hiếu thuận với mẹ chồng và một lòng một dạ chung thủy chờ chồng. Những tưởng với những vẻ đẹp đó, hạnh phúc sẽ mỉm cười với nàng. Tuy nhiên, khi Trương Sinh trở về cũng là nàng phải rơi vào bi kịch. Vì tin vào lời nói ngây thơ của bé Đản, Trương Sinh đã hiểu nhầm, ghen tuông và ruồng rẫy nàng. Trước sự ghen tuông mù quáng của chồng, Vũ Nương hết lời thanh minh nhưng không nhận được sự thấu hiểu, nàng phải tìm đến cái chết bi thảm.

Khách vãng lai đã xóa
Hà My
Xem chi tiết
Hà My
23 tháng 9 2016 lúc 13:47

Mọi người giúp e với ạ

Thảo Phương
25 tháng 9 2016 lúc 7:39

- Đoạn văn tả đặc điểm của biển là:

   Đoạn văn tả đặc điểm về sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc màu của mây trời.

   Câu văn nói rõ điều đó: Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.

   - Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau:

   Khi trời xanh thẳm - biển cũng thẳm xanh.

   Trời trải mây trắng nhạt - biển mơ màng dịu hơi sương.

   Trời âm u mây mưa — biển xám xịt nặng nể.

   Trời ầm ầm giông gió - biển đục ngầu, giận dữ.

   - Khi quan sát biển, tác giả đã có những liên tưởng thú vị:

    Khi quan sát, tác giả đã có liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người: như con người, biển cũng biết vui, buồn, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng...

   Sự liên tưởng này khiến biển đáng yêu và gần gũi với con người.

Đoàn Thị Linh Chi
Xem chi tiết
Thảo Phương
13 tháng 10 2016 lúc 12:42

Tham khao nhé bạn

Goethe - nhà đại tư tưởng người Đức-từng phát biểu một câu nói rất sâu sắc: “ Chỉ những công cuộc nào vì cảnh ngộ mà làm nên mới lâu bền được ”. Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du quả thật là một tác phẩm làm nên từ cảnh ngộ
Sống trong xã hội phong kiến đầy rẫy bất công, chứng kiến nhiều oan khuất của những người phụ nữ, cụ Nguyễn Du đã viết nên danh tác bằng tất cả lòng ngưỡng mộ và cảm thương sâu sắc cho những bóng hồng tài sắc vẹn toàn mà bạc mệnh. Truyện Kiều kể về cuộc đời đầy trắc trở, nỗi đau đớn đoạn trường của nàng Kiều tài sắc, từ đó lên án hiện thực đau lòng của xã hội phong kiến đương thời. Trong tác phẩm, đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều ” được đưa vào sách giáo khoa là một đoạn miêu tả nhân vật đặc sắc, thể hiện rõ nét tài sắc của nàng Kiều và đưa ra dự cảm cho số phận đoạn trường của nàng
Nguyễn Du sinh ra trong thời kì loạn lạc, đất nước xảy ra nội chiến giữa hai miền Nam-Bắc, nhà Thanh kéo quân xâm lược nước ta. Sinh thời ông chứng kiến nhiều nỗi bất hạnh oan khuất của nhân dân và cảm thương sâu sắc cho số phận của họ, đặc biệt đối với những người phụ nữ. Hoàn cảnh sống và tâm hồn đa tư đa lự của cụ Nguyễn Du đã cho ra đời danh tác truyện Kiều lưu truyền muôn đời. Tác phẩm đặc biệt thành công trong nghệ thuật miêu tả nhân vật, tiêu biểu là trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều ” với bút pháp ước lệ - lấy cảnh tả người đặc sắc. Đoạn trích không những thành công khắc họa chân dung Vân, Kiều mà còn đưa ra dự cảm về số phận chìm nổi của nhân vật chính
Hai câu thơ đầu trong đoạn trích đã giới thiệu sơ lược hai nhân vật được miêu tả:
“ Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân ”
Tự ngàn xưa trăng đã xuất hiện nhiều trong thơ ca. Trăng mang một vẻ đẹp dịu dàng, thanh cao mà tràn đầy quyến rũ. “ Tố nga ” là từ Hán Việt có nghĩa đen là vầng trăng đẹp, trong truyện Kiều lại được dùng để giới thiệu hai tiểu thư xinh đẹp, thật là tinh tế ! Ngay từ câu đầu tiên, cụ Nguyễn Du đã giúp người đọc hình dung được Vân và Kiều có vẻ đẹp thanh cao của con nhà quyền quí. Sắc đẹp ấy trở nên rõ nét hơn qua hai câu thơ sau:
“ Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười ”
Nhắc đến mai và tuyết, ta liền nhớ đến dáng vẻ thanh thoát, uyển chuyển của cây mai và màu trắng tinh khiết, trong sạch của những bông tuyết. Bút pháp ước lệ trong câu thơ “ Mai cốt cách, tuyết tinh thần ” đã nêu phẩm chất tốt đẹp của chị em Thúy Kiều: cốt cách thanh cao, tâm hồn trong sáng. Câu thơ kế tiếp lại khẳng định Vân và Kiều mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng và đều là vẻ đẹp hoàn mĩ “ mười phân vẹn mười ”. Vẻ đẹp của người em Thúy Vân chính là:
“ Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da ”
Vẻ đẹp của nàng Vân là vẻ đẹp phúc hậu từ khuôn mặt đến cử chỉ. Hình ảnh trăng lại xuất hiện để tả khuôn mặt đầy đặn của nàng, hợp với hàng lông mày nở nang tạo nên nét đẹp thuần hậu. Nụ cười tươi như hoa và những lời ngọc ngà, đứng đắn, nghiêm trang của Vân đã nói lên phẩm chất tốt đẹp của nàng. Lại thêm mái tóc bồng bềnh mềm mại như mây và làn da trắng tuyết đã khẳng định Vân là một nữ nhân xinh đẹp, đức độ. Bằng bút pháp ước lệ, Nguyễn Du đã ví vẻ đẹp của Thúy Vân với những gì cao đẹp nhất của thiên nhiên: trăng, con ngài, hoa, ngọc, mây và tuyết. Tuy nhiên việc miêu tả nàng Vân của cụ mang tính cụ thể hơn đối với Kiều: cụ thể trong bút pháp liệt kê mặt, lông mày, tiếng cười, lời nói, mái tóc, làn da, trong cách dùng từ láy “ trang trọng ”, “ đầy đặn ”, “ nở nang ” khiến chân dung nàng trở nên thật rõ nét. Chân dung của nàng cũng mang tính dự báo số phận. Vẻ phúc hậu, hòa hợp với thiên nhiên, được thiên nhiên chấp nhận “ thua ”, “ nhường ” đã nói trước cuộc đời bình lặng, suôn sẻ của nàng
Nhan sắc của Vân và Kiều lại mang tính đối lập nhau. Nếu sắc đẹp của Vân nhẹ nhàng, hiền dịu thì Kiều sắc sảo, quyến rũ:
“ Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành ”
Câu thơ đầu tả Kiều đã khái quát đặc điểm nàng: sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. Nguyễn Du lại khẳng định nàng tài sắc hơn hẳn em nàng “ So bề tài sắc lại là phần hơn ”. Tác giả vẫn dùng bút pháp ước lệ quen thuộc, nhưng so với khi tả Vân thì nhan sắc của Kiều được tả không rõ rệt “ làn thu thủy, nét xuân sơn”. Người đọc phải ngẫm nghĩ mới hiểu ra cụ ví đôi mắt Kiều như nước hồ thu, lông mày thanh thoát như nét núi mùa xuân. Mùa thu, bầu trời xanh và cao hơn, mặt nước hồ phản chiếu bóng trời càng trở nên sâu hơn. Đôi mắt Kiều cũng như làn thu thủy: trong vắt, long lanh, sâu lắng, phản chiếu cả tâm hồn nàng. Đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn, có sức quyến rũ lớn nhất, có lẽ vì vậy mà cụ Nguyễn Du đã chọn mắt và lông mày để tả Thúy Kiều. Vẻ đẹp của nàng có thể nghiêng nước nghiêng thành, làm thiên nhiên phải “ ghen ”, “ hờn ” chứ không chịu “ thua ”, “ nhường ” như Vân. Ta nhớ đến Bao Tự, Đát Kỉ, Điêu Thuyền…những mĩ nhân khiến hôn quân phải mất nước, đồng thời số phận của họ cũng không tốt đẹp gì. Quả thật “ Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen ”, Nguyễn Du đã dự cảm cho số phận đầy sóng gió, trắc trở của Kiều bởi sắc đẹp “ không thuận lòng trời ” của nàng - một số phận đoạn trường như bao mĩ nhân ngày xưa
Không những là một tuyệt sắc giai nhân, Thúy Kiều còn có tài năng thiên phú khó ai sánh bằng:
“ Sắc đành đòi một tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân ”
Theo quan niệm phong kiến, bốn môn cầm, kì, thi, họa là tài năng nghệ thuật của con người. Trong bốn môn thì Kiều đã giỏi được ba là cầm, thi, họa, đặc biệt tài đàn là sở trường hơn hẳn mọi người “ Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương ”. Nguyễn Du đã tả tiếng đàn của Kiều cho thấy tiếng đàn của Kiều đạt đến mức xuất thần nhập hóa, sánh với tiếng nhạc của thiên nhiên:
“ Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa ”
Hơn thế nàng còn có tài tự viết nên khúc nhạc “ bạc mệnh ” của riêng mình. Cung đàn ấy thương cho số phận những người phận mỏng, xấu số, chứng tỏ Kiều có một trái tim đa sầu đa cảm. Cung đàn cũng dự cảm cho số phận bạc mệnh của Kiều, như trong đoạn đối đáp với Hồ Tôn Hiến, Kiều đã nói:
“ Thưa rằng: “Bạc mệnh khúc này,
Phổ vào đàn ấy những ngày còn thơ
Cung cầm, lựa những ngày xưa
Mà gương bạc mệnh, bây giờ là đây ! ”
Có lẽ nàng không thể ngờ rằng, bản thân mình cũng phải chịu kiếp bạc mệnh như trong khúc nhạc của mình…Ôi thương thay một mĩ nhân tài sắc vẹn toàn ! Cuộc sống hiện tại của nàng êm ả, bình yên “ Phong lưu nhất mực hồng quần ”, “ Êm đềm trướng rủ màn che ” có ai ngờ nàng phải chịu mười lăm năm luân lạc “ Có tài mà cậy chi tài / Chữ Tài liền với chữ Tai một vần ”
Đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều ” nói riêng và toàn tác phẩm nói chung đạt đến mức hoàn thiện về nội dung lẫn nghệ thuật. Trong đoạn trích, cụ Nguyễn Du đã dùng bút pháp nghệ thuật đòn bẩy, tả nhân vật phụ trước để làm nổi bật nhân vật chính. Ông chỉ dành bốn câu thơ để tả Vân, trong khi dành tới mười hai câu để cực tả vẻ đẹp của Kiều. Đặc biệt, bức tranh tả Thúy Kiều hội tụ đầy đủ những yếu tố sắc, tài, tình, làm nổi bật hình ảnh nhân vật chính. Cách lồng dự báo về số phận các nhân vật trong những chi tiết miêu tả cũng làm nên nét đẹp của đoạn trích
Đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều ” là một trong những đoạn miêu tả nhân vật đặc sắc nhất của truyện Kiều. Bằng bút pháp ước lệ, Nguyễn Du đã làm nổi bật chân dung của chị em Kiều. Ca ngợi tài năng, vẻ đẹp con người và dự cảm cho kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du

Linh Phương
13 tháng 10 2016 lúc 12:49

Nhà viên ngoại họ Vương có hai người con gái xinh đẹp, yêu kiều và đều đang ở độ tuổi thanh xuân. Người em là Thúy Vân,, mang một vẻ đẹp nhân hậu, trang trọng. Người chị là Thúy Kiều lại sắc sảo, mặn mà, so bề tài sắc lại là phần hơn. Mỗi người một vẻ, đều mang vẻ đẹp lý tưởng, hoàn thiện trong chân dung và toàn mỹ trong phẩm hạnh.

Nhân dịp Tết thanh minh, hai chị em Kiều rủ nhau đi chơi xuân. Ngày xuânn trôi qua mau như con thoi dệt cửi, thắm thoắt đã sang tháng ba. Tiết xuân ấm áp, đã không còn cái oi bức của mùa hè, cái se lạnh của mùa thu hay giá buốt của mùa đông. Trong tháng này, những cánh én vẫn rộn ràng bay liệng giữa bầu trời rộng bao la, mang theo cái hơi ấm của mùa xuân. Ẩn nấp dưới không gian đầy khoáng đạt, trong trẻo, những tia sáng tuyệt đẹp, diệu kì của mùa xuân như đang tỏa ánh hào quang rực rỡ bao trùm vạn vật. Dù mùa xuân đã trôi qua hơn sáu mươi ngày nhưng ánh sáng ấy vẫn mạnh mẽ, kiên trì tỏa một sự bình yên, ấm áp đến lạ kỳ. Trên nền không gian ấy, nổi bật lên một bức họa tuyệt đẹp về những thảm cỏ non xanh tươi, được mẹ thiên nhiên ban tặng một sức sống mãnh liệt. Màu xanhh óng chuối, mỡ màng như đang vận động, cựa quậy để tuôn trào sức sống vào bầu trời xanh thẳm, rộng đến khôn cùng. Những thảm cỏ nối đuôi nhau bạt ngàn, trải rộng tựa như một cây cầu vĩ đại nối liền mặt đất với bầu trời, cùng hòa hợp để tận hưởng cái không khí tươi vui của mùa xuân. Sắc xanh của bầu trời và sắc xanh của cỏ cây như vẽ vào trong lòng người một bức tranh xuân ngọt ngào, rực rỡ sắc màu. Trong không gian rộng lớn ấy, điểm suốt một màu trắng thuần khiết của những bông hoa lê rung rinh trước gió. Đó là sắc trắng – sức sống của mùa xuân khiến con người như thấy được mầm sống đang cựa quậy, bừng tỉnh sau một giấc ngủ đông dài. Màu trắng là biểu tượng của sự tinh khôi, trong trẻo, nếu thiếu đi nó thì mùa xuân sẽ không còn cái thanh mát, dịu nhẹ như trước. Màu trắng ấy lại tô điểm cho bức tranh xuân. Sự hòa quyện giữa xanh và trắng khiến cho bức tranh như được mở ra với chiều cao của bầu trời, chiều rộng của những bãi cỏ xanh và được thu gần trên một cành hoa lê mới nở. Trước một cảnh đẹp nên thơ ấy, lòng người sao không khỏi xao xuyến. Mở lòng mình theo âm hưởng du dương của mùa xuân, sức xuân thiên nhiên như gọi dậy sức xuân của lòng người.

Cùng với nhịp bước của mùa xuân, hai chị em Thúy Kiều cũng hòa vào dòng mình đi lễ, trảy hội. Trong tiết thanh minh, mọi người đi tảo mộ, viếng và sửa sang phần mộ của người thân. Không khí đông vui, rộn ràng như thêm phần náo nhiệt khi đoàn người trảy hội đều là những “tài tử giai nhân” ,nam thanh nữ tú. Trên con đường nhỏ, ngựa xe đi lại tấp nập, ai cũng muốn trong tiết trời xuân ấm áp dành thời gian để nhớ về tiên nhân, tri ân những công lao của người đã khuất. Những nén hương được thắp lên, những thoi vàng, tiền giấy được rắc ra như những cây cầu nối liền giữa âm và dương để nhắc nhở con cháu không bao giờ được quên quá khứ, nguồn cội của mình. Đó là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ ngàn đời nay.

Thời gian trôi đi, mặt trời dần ngả về phía tây, hoàng hôn đã bảng lảng khắp đất trời. Chị em Thúy Kiều cùng nhau trở về nhà. Ánh nắng hồng ban mai của buổi sáng đã nhường chỗ cho những tia sáng yếu ớt để lại trên những cành cây muôn vệt nắng mờ. Hai chị em bước đi thật chậm, nhẹ nhàng, thướt tha, yêu kiều như vẫn còn luyến tiếc cho một ngày du xuân. Trong buổi hoàng hôn, thay cho sự rộn ràng, nhộn nhịp của ban ngày là một không khí bình yên, êm ả đến nao lòng. Hai chị em bước đi trên con đường men theo một dòng suối nhỏ, uốn mình như dải lụa. Cuối ghềnh là một cây cầu vắt ngang như một nét thơ tạc vào đất trời. 
Khung cảnh chiều xuân man mác một nỗi u buồn, nhuốm một chút nhạt phai. Thúy Kiều thấy lòng mình xôn xao, tĩnh lặng lại trong những suy nghĩ, thương cảm trước một tấm mồ vô chủ. Cuộc du xuân với nàng không chỉ đơn giản là ngắm nhìn đất trời, thu vào lòng mình cái tình với thiên nhiên mà còn là mở lòng ra đón lấy những âm thanh trong trẻo của tình yêu, xao xuyến trong tình thương người… 

Bạn tham khảo nha! Chúc bạn học tốt!

Đoàn Thị Linh Chi
13 tháng 10 2016 lúc 19:14

cám ơn 2 pn nha. mk cx lm đk pài này r

Đoàn Thị Linh Chi
Xem chi tiết
Thảo Phương
13 tháng 10 2016 lúc 12:40

Tham khảo nhé bạn

Nhanh thật! Hôm nay đã là tiết Thanh minh rồi. Thời gian cứ trôi đi nhanh như con thoi, thoắt một cái đã qua hai tháng, giờ đã là tháng thứ ba – tháng cuối cùng của mùa xuân. Chao ôi! Phong cảnh mùa xuân tháng ba thật là đẹp biết bao! Chung quanh chỉ toàn màu xanh non của cỏ bao phủ cả mặt đất. Màu xanh ấy dường như trải dài vô tận, xa tít tận chân trời kia cũng chỉ ngợp một màu xanh đó mà thôi. Điểm lên trên cái nền xanh tươi ấy là màu trắng tinh khôi của hoa lê. Sự kết hợp hài hòa của hai màu sắc tuyệt vời ấy càng làm cho bức tranh phong cảnh mùa xuân thêm phần sinh động, rạng rỡ và đầy sức sống. Hôm nay là lễ tảo mộ, mọi người khắp nơi đều đổ về đây để chăm lo phần mộ tổ tiên nhà mình. Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quan cũng hòa vào dòng người đi lễ. Thật là một phong cảnh rộn rã, náo nhiệt. Đủ các tầng lớp xã hội có mặt ở đây, từ các tài tử giai nhân cho đến những người dân bình thường.

Theo hầu , quần áo sặc sỡ, tất cả đã tạo nên một ngày hội tưng bừng đầy màu sắc. Mọi người, kẻ thì rẫy cỏ, người thì đắp lại mộ, tô lại bia, nhộn nhip hết cả lên. Tảo mộ xong thì cùng nhau đốt tiền vàng, thoi vàng, tro tiền gặp gió bay tứ tung khắp nơi. Mọi người thì cùng nhau thắp hương cho phần mộ tổ tiên của nhau. Chiều xuống, khi mặt trời đã ngả về tây, mọi người lũ lượt kéo nhau ra về. Ba chị em nhà Kiều cũng nắm tay nhau thơ thẩn bước trên con đường tràn đầy ráng chiều. Phong cảnh sao mà êm dịu, yên bình đến thế, chỉ nghe tiếng chim hót và tiếng suối kêu róc rách đâu đây. Ba chị em yên lặng tận hưởng cảm giác thanh bình của buổi chiều tà, lòng nao nao nuối tiếc ngày hội rộn ràng của mùa xuân. Xa xa, có cây cầu nhỏ bác ngang qua ghềnh. Một ngày yên bình đã qua..


 

Linh Phương
13 tháng 10 2016 lúc 12:48

Nhà viên ngoại họ Vương có hai người con gái xinh đẹp, yêu kiều và đều đang ở độ tuổi thanh xuân. Người em là Thúy Vân,, mang một vẻ đẹp nhân hậu, trang trọng. Người chị là Thúy Kiều lại sắc sảo, mặn mà, so bề tài sắc lại là phần hơn. Mỗi người một vẻ, đều mang vẻ đẹp lý tưởng, hoàn thiện trong chân dung và toàn mỹ trong phẩm hạnh.

Nhân dịp Tết thanh minh, hai chị em Kiều rủ nhau đi chơi xuân. Ngày xuânn trôi qua mau như con thoi dệt cửi, thắm thoắt đã sang tháng ba. Tiết xuân ấm áp, đã không còn cái oi bức của mùa hè, cái se lạnh của mùa thu hay giá buốt của mùa đông. Trong tháng này, những cánh én vẫn rộn ràng bay liệng giữa bầu trời rộng bao la, mang theo cái hơi ấm của mùa xuân. Ẩn nấp dưới không gian đầy khoáng đạt, trong trẻo, những tia sáng tuyệt đẹp, diệu kì của mùa xuân như đang tỏa ánh hào quang rực rỡ bao trùm vạn vật. Dù mùa xuân đã trôi qua hơn sáu mươi ngày nhưng ánh sáng ấy vẫn mạnh mẽ, kiên trì tỏa một sự bình yên, ấm áp đến lạ kỳ. Trên nền không gian ấy, nổi bật lên một bức họa tuyệt đẹp về những thảm cỏ non xanh tươi, được mẹ thiên nhiên ban tặng một sức sống mãnh liệt. Màu xanhh óng chuối, mỡ màng như đang vận động, cựa quậy để tuôn trào sức sống vào bầu trời xanh thẳm, rộng đến khôn cùng. Những thảm cỏ nối đuôi nhau bạt ngàn, trải rộng tựa như một cây cầu vĩ đại nối liền mặt đất với bầu trời, cùng hòa hợp để tận hưởng cái không khí tươi vui của mùa xuân. Sắc xanh của bầu trời và sắcc xanh của cỏ cây như vẽ vào trong lòng người một bức tranh xuân ngọt ngào, rực rỡ sắc màu. Trong không gian rộng lớn ấy, điểm suốt một màu trắng thuần khiết của những bông hoa lê rung rinh trước gió. Đó là sắc trắng – sức sống của mùa xuân khiến con người như thấy được mầm sống đang cựa quậy, bừng tỉnh sau một giấc ngủ đông dài. Màu trắng là biểu tượng của sự tinh khôi, trong trẻo, nếu thiếu đi nó thì mùa xuân sẽ không còn cái thanh mát, dịu nhẹ như trước. Màu trắng ấy lại tô điểm cho bức tranh xuân. Sự hòa quyện giữa xanh và trắng khiến cho bức tranh như được mở ra với chiều cao của bầu trời, chiều rộng của những bãi cỏ xanh và được thu gần trên một cành hoa lê mới nở. Trước một cảnh đẹp nên thơ ấy, lòng người sao không khỏi xao xuyến. Mở lòng mình theo âm hưởng du dương của mùa xuân, sức xuân thiên nhiên như gọi dậy sức xuân của lòng người.

Cùng với nhịp bước của mùa xuân, hai chị em Thúy Kiều cũng hòa vào dòng mình đi lễ, trảy hội. Trong tiết thanh minh, mọi người đi tảo mộ, viếng và sửa sang phần mộ của người thân. Không khí đông vui, rộn ràng như thêm phần náo nhiệt khi đoàn người trảy hội đều là những “tài tử giai nhân” ,nam thanh nữ tú. Trên con đường nhỏ, ngựa xe đi lại tấp nập, ai cũng muốn trong tiết trời xuân ấm áp dành thời gian để nhớ về tiên nhân, tri ân những công lao của người đã khuất. Những nén hương được thắp lên, những thoi vàng, tiền giấy được rắc ra như những cây cầu nối liền giữa âm và dương để nhắc nhở con cháu không bao giờ được quên quá khứ, nguồn cội của mình. Đó là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ ngàn đời nay.

Thời gian trôi đi, mặt trời dần ngả về phía tây, hoàng hôn đã bảng lảng khắp đất trời. Chị em Thúy Kiều cùng nhau trở về nhà. Ánh nắng hồng ban mai của buổi sáng đã nhường chỗ cho những tia sáng yếu ớt để lại trên những cành cây muôn vệt nắng mờ. Hai chị em bước đi thật chậm, nhẹ nhàng, thướt tha, yêu kiều như vẫn còn luyến tiếc cho một ngày du xuân. Trong buổi hoàng hôn, thay cho sự rộn ràng, nhộn nhịp của ban ngày là một không khí bình yên, êm ả đến nao lòng. Hai chị em bước đi trên con đường men theo một dòng suối nhỏ, uốn mình như dải lụa. Cuối ghềnh là một cây cầu vắt ngang như một nét thơ tạc vào đất trời.

Khung cảnh chiều xuân man mác một nỗi u buồn, nhuốm một chút nhạt phai. Thúy Kiều thấy lòng mình xôn xao, tĩnh lặng lại trong những suy nghĩ, thương cảm trước một tấm mồ vô chủ. Cuộc du xuân với nàng không chỉ đơn giản là ngắm nhìn đất trời, thu vào lòng mình cái tình với thiên nhiên mà còn là mở lòng ra đón lấy những âm thanh trong trẻo của tình yêu, xao xuyến trong tình thương người. 

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

Trần Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Kẹo dẻo
13 tháng 10 2016 lúc 20:00
Nhà viên ngoại họ Vương có hai người con gái xinh đẹp, yêu kiều và đều đang ở độ tuổi thanh xuân. Người em là Thúy Vân,, mang một vẻ đẹp nhân hậu, trang trọng. Người chị là Thúy Kiều lại sắc sảo, mặn mà, so bề tài sắc lại là phần hơn. Mỗi người một vẻ, đều mang vẻ đẹp lý tưởng, hoàn  thiện trong chân dung và  toàn mỹ trong phẩm hạnh.Nhân dịp Tết thanh minh, hai chị em Kiều rủ nhau đi chơi xuân. Ngày xuânn trôi qua mau như con thoi dệt cửi, thắm thoắt đã sang tháng ba. Tiết xuân ấm áp, đã không còn cái oi bức của mùa hè, cái se lạnh của mùa thu hay giá buốt của mùa đông. Trong tháng này, những cánh én vẫn rộn ràng bay liệng giữa bầu trời rộng bao la, mang theo cái hơi ấm của mùa xuân. Ẩn nấp dưới không gian đầy khoáng đạt, trong trẻo, những tia sáng tuyệt đẹp, diệu kì của mùa xuân như đang tỏa ánh hào quang rực rỡ bao trùm vạn vật. Dù mùa xuân đã trôi qua hơn sáu mươi ngày nhưng ánh sáng ấy vẫn mạnh mẽ, kiên trì tỏa một sự bình yên, ấm áp đến lạ kỳ. Trên nền không gian ấy, nổi bật lên một bức họa tuyệt đẹp về những thảm cỏ non xanh tươi, được mẹ thiên nhiên ban tặng một sức sống mãnh liệt. Màu xanhh óng chuối, mỡ màng như đang vận động, cựa quậy để tuôn trào sức sống vào bầu trời xanh thẳm, rộng đến khôn cùng. Những thảm cỏ nối đuôi nhau bạt ngàn, trải rộng tựa như một cây cầu vĩ đại nối liền mặt đất với bầu trời, cùng hòa hợp để tận hưởng cái không khí tươi vui của mùa xuân. Sắc xanh của bầu trời và sắcc xanh của cỏ cây như vẽ vào trong lòng người một bức tranh xuân ngọt ngào, rực rỡ sắc màu. Trong không gian rộng lớn ấy, điểm suốt một màu trắng thuần khiết của những bông hoa lê rung rinh trước gió. Đó là sắc trắng – sức sống của mùa xuân khiến con người như thấy được mầm sống đang cựa quậy, bừng tỉnh sau một giấc ngủ đông dài. Màu trắng là biểu tượng của sự tinh khôi, trong trẻo, nếu thiếu đi nó thì mùa xuân sẽ không còn cái thanh mát, dịu nhẹ như trước. Màu trắng ấy lại tô điểm cho bức tranh xuân. Sự hòa quyện giữa xanh và trắng khiến cho bức tranh như được mở ra với chiều cao của bầu trời, chiều rộng của những bãi cỏ xanh và được thu gần trên một cành hoa lê mới nở. Trước một cảnh đẹp nên thơ ấy, lòng người sao không khỏi xao xuyến. Mở lòng mình theo âm hưởng du dương của mùa xuân, sức xuân thiên nhiên như gọi dậy sức xuân của lòng người.Cùng với nhịp bước của mùa xuân, hai chị em Thúy Kiều cũng hòa vào dòng mình đi lễ, trảy hội. Trong tiết thanh minh, mọi người đi tảo mộ, viếng và sửa sang phần mộ của người thân. Không khí đông vui, rộn ràng như thêm phần náo nhiệt khi đoàn người trảy hội đều là  những “tài tử giai nhân” ,nam thanh nữ tú. Trên con đường nhỏ, ngựa xe đi lại tấp nập, ai cũng muốn trong tiết trời xuân ấm áp dành thời gian để nhớ về tiên nhân, tri ân những công lao của người đã khuất. Những nén hương được thắp lên, những thoi vàng, tiền giấy được rắc ra như những cây cầu nối liền giữa âm và dương để nhắc nhở con cháu không bao giờ được quên quá khứ, nguồn cội của mình. Đó là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ ngàn đời nay.Thời gian trôi đi, mặt trời dần ngả về phía tây, hoàng hôn đã bảng lảng khắp đất trời. Chị em Thúy Kiều cùng nhau trở về nhà. Ánh nắng hồng ban mai của buổi sáng đã nhường chỗ cho những tia sáng yếu ớt để lại trên những cành cây muôn vệt nắng mờ. Hai chị em  bước đi thật chậm, nhẹ nhàng, thướt tha, yêu kiều như vẫn còn luyến tiếc cho một ngày du xuân. Trong buổi hoàng hôn, thay cho sự rộn ràng, nhộn nhịp của ban ngày là một không khí bình yên, êm ả đến nao lòng. Hai chị em bước đi trên con đường men theo một dòng suối nhỏ, uốn mình như dải lụa. Cuối ghềnh là một cây cầu vắt ngang như một nét thơ tạc vào đất trời.Khung cảnh chiều xuân man mác một nỗi u buồn, nhuốm một chút nhạt phai. Thúy Kiều thấy lòng mình xôn xao, tĩnh lặng lại trong những suy nghĩ, thương cảm trước một tấm mồ vô chủ. Cuộc du xuân với nàng không chỉ đơn giản là ngắm nhìn đất trời, thu vào lòng mình cái tình với  thiên nhiên mà còn là mở lòng ra đón lấy những âm thanh trong trẻo của tình yêu, xao xuyến trong tình thương người.
Huy Bin
13 tháng 10 2016 lúc 19:50
Bài làm Nhà viên ngoại họ Vương có hai người con gái xinh đẹp, yêu kiều và đều đang ở độ tuổi thanh xuân. Người em là Thúy Vân,, mang một vẻ đẹp nhân hậu, trang trọng. Người chị là Thúy Kiều lại sắc sảo, mặn mà, so bề tài sắc lại là phần hơn. Mỗi người một vẻ, đều mang vẻ đẹp lý tưởng, hoàn  thiện trong chân dung và  toàn mỹ trong phẩm hạnh.Nhân dịp Tết thanh minh, hai chị em Kiều rủ nhau đi chơi xuân. Ngày xuânn trôi qua mau như con thoi dệt cửi, thắm thoắt đã sang tháng ba. Tiết xuân ấm áp, đã không còn cái oi bức của mùa hè, cái se lạnh của mùa thu hay giá buốt của mùa đông. Trong tháng này, những cánh én vẫn rộn ràng bay liệng giữa bầu trời rộng bao la, mang theo cái hơi ấm của mùa xuân. Ẩn nấp dưới không gian đầy khoáng đạt, trong trẻo, những tia sáng tuyệt đẹp, diệu kì của mùa xuân như đang tỏa ánh hào quang rực rỡ bao trùm vạn vật. Dù mùa xuân đã trôi qua hơn sáu mươi ngày nhưng ánh sáng ấy vẫn mạnh mẽ, kiên trì tỏa một sự bình yên, ấm áp đến lạ kỳ. Trên nền không gian ấy, nổi bật lên một bức họa tuyệt đẹp về những thảm cỏ non xanh tươi, được mẹ thiên nhiên ban tặng một sức sống mãnh liệt. Màu xanhh óng chuối, mỡ màng như đang vận động, cựa quậy để tuôn trào sức sống vào bầu trời xanh thẳm, rộng đến khôn cùng. Những thảm cỏ nối đuôi nhau bạt ngàn, trải rộng tựa như một cây cầu vĩ đại nối liền mặt đất với bầu trời, cùng hòa hợp để tận hưởng cái không khí tươi vui của mùa xuân. Sắc xanh của bầu trời và sắcc xanh của cỏ cây như vẽ vào trong lòng người một bức tranh xuân ngọt ngào, rực rỡ sắc màu. Trong không gian rộng lớn ấy, điểm suốt một màu trắng thuần khiết của những bông hoa lê rung rinh trước gió. Đó là sắc trắng – sức sống của mùa xuân khiến con người như thấy được mầm sống đang cựa quậy, bừng tỉnh sau một giấc ngủ đông dài. Màu trắng là biểu tượng của sự tinh khôi, trong trẻo, nếu thiếu đi nó thì mùa xuân sẽ không còn cái thanh mát, dịu nhẹ như trước. Màu trắng ấy lại tô điểm cho bức tranh xuân. Sự hòa quyện giữa xanh và trắng khiến cho bức tranh như được mở ra với chiều cao của bầu trời, chiều rộng của những bãi cỏ xanh và được thu gần trên một cành hoa lê mới nở. Trước một cảnh đẹp nên thơ ấy, lòng người sao không khỏi xao xuyến. Mở lòng mình theo âm hưởng du dương của mùa xuân, sức xuân thiên nhiên như gọi dậy sức xuân của lòng người.Cùng với nhịp bước của mùa xuân, hai chị em Thúy Kiều cũng hòa vào dòng mình đi lễ, trảy hội. Trong tiết thanh minh, mọi người đi tảo mộ, viếng và sửa sang phần mộ của người thân. Không khí đông vui, rộn ràng như thêm phần náo nhiệt khi đoàn người trảy hội đều là  những “tài tử giai nhân” ,nam thanh nữ tú. Trên con đường nhỏ, ngựa xe đi lại tấp nập, ai cũng muốn trong tiết trời xuân ấm áp dành thời gian để nhớ về tiên nhân, tri ân những công lao của người đã khuất. Những nén hương được thắp lên, những thoi vàng, tiền giấy được rắc ra như những cây cầu nối liền giữa âm và dương để nhắc nhở con cháu không bao giờ được quên quá khứ, nguồn cội của mình. Đó là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ ngàn đời nay.Thời gian trôi đi, mặt trời dần ngả về phía tây, hoàng hôn đã bảng lảng khắp đất trời. Chị em Thúy Kiều cùng nhau trở về nhà. Ánh nắng hồng ban mai của buổi sáng đã nhường chỗ cho những tia sáng yếu ớt để lại trên những cành cây muôn vệt nắng mờ. Hai chị em  bước đi thật chậm, nhẹ nhàng, thướt tha, yêu kiều như vẫn còn luyến tiếc cho một ngày du xuân. Trong buổi hoàng hôn, thay cho sự rộn ràng, nhộn nhịp của ban ngày là một không khí bình yên, êm ả đến nao lòng. Hai chị em bước đi trên con đường men theo một dòng suối nhỏ, uốn mình như dải lụa. Cuối ghềnh là một cây cầu vắt ngang như một nét thơ tạc vào đất trời.Khung cảnh chiều xuân man mác một nỗi u buồn, nhuốm một chút nhạt phai. Thúy Kiều thấy lòng mình xôn xao, tĩnh lặng lại trong những suy nghĩ, thương cảm trước một tấm mồ vô chủ. Cuộc du xuân với nàng không chỉ đơn giản là ngắm nhìn đất trời, thu vào lòng mình cái tình với  thiên nhiên mà còn là mở lòng ra đón lấy những âm thanh trong trẻo của tình yêu, xao xuyến trong tình thương người…
Bình Trần Thị
13 tháng 10 2016 lúc 20:06

Linh Linh
Xem chi tiết
Trần Thị Trà My
Xem chi tiết
Linh Phương
22 tháng 10 2016 lúc 16:41

Năm học lớp 6, lớp 7, tôi thi học sinh giỏi môn Toán toàn huyện, đều giành đuợc giải khuyến khích. Nhiều bạn chế giễu tôi là đạt được “giải khúc khích!".

Lên lớp 8, bố mẹ tôi chuyển nhà lên thị xã. Hai chị em tôi đều chuyển đến trường mới: trường Trung học cơ sở Phạm Ngũ Lão. So với các bạn học trong lớp thì tôi chỉ vào loại học khá môn toán, còn môn Ngữ văn, môn Tiếng Anh, tôi gồng mình lên mà chỉ được điểm trung bình. Tôi sinh ra tự ti, thậm chí có lúc tỏ ra hèn nhát. Giờ học Tiếng Việt, cô giáo lên giảng bài rất hay, nhưng tôi không dám giơ tay phát biểu. Sinh hoạt tổ học tập, sinh hoạt lớp, tôi ngồi im như thóc trong bồ. Các bài kiểm tra toán, tôi chỉ được 7, 8 điểm; cô Thanh vẫn phê là “trình bày rối” chưa khoa học. Thậm chí, có lần tôi còn làm trò cười cho cả lớp. Tôi gọi cây đàn ghi ta (Lục huyền cầm) là cây đàn “cai – nha" khi làm bài văn thuyết minh. Giờ ra chơi, tôi ít ra sân đá cầu, nhảy dây cùng các bạn, v.v…

Tôi trở nên vụng về khi bước vào phòng chức năng học vẽ, học đàn, học hát. Buổi học hôm ấy, khi các bạn kéo ra sân chơi, tôi ở lại một mình trong phòng chức năng. Không biết tôi hí hoáy thế nào đó mà làm đứt dây đàn vĩ cầm. Sự cố xảy ra, tôi vô cùng lo sợ. Tôi dặn mình: “Chẳng ai biết mình gây ra. Cứ im lặng và tỉnh bơ…". Buổi tập hát tiếp tục. Cái Diệu kêu lên: ''Đàn đứt dây rồi!” Cô Liên và cô Chi hỏi: “ Ai làm đứt dây đàn?" Nhưng tất cả đều nhìn nhau im lặng! Cô Liên và cô Chi đều tỏ ý không vui. Sau sự cố ấy, thầy chủ nhiệm lớp 8A, hạ mức hạnh kiểm của cái Diệu (nhóm trưởng) cái Hoàn (nhóm phó) trong đội ca vũ xuống một bậc, từ loại tốt xuống loại khá. Năm học sắp kết thúc rồi. Diệu và Hoàn đều học giỏi, đàn ngọt, hát hay, được các thầy cô giáo và bạn học quý mến.

Chuyện ấy làm tôi day dứt trong lòng mãi. Nhiều đêm tôi trằn trọc và tự trách mình sao hèn nhát thế? Tại sao không dũng cảm tự nhận lỗi để Diệu và Hoàn mắc oan? Nhưng có lúc tôi lại nghĩ: "Mọi chuyện rồi sẽ trôi qua. Nhắc lại làm chi cho mệt…"

Lòng tự trọng đã nâng đỡ tâm hồn tôi. Tôi viết một bức thư dài gửi thầy chủ nhiệm nói rõ sự việc, xin nhận kỉ luật: đề nghị thầy không hạ mức hạnh kiểm của hai bạn Diệu, Hoàn…

Thầy Cảnh gặp riêng tôi. Thầy nói về lòng tự trọng, sự hèn nhát và lòng dũng cảm. Thầy an ủi, động viên tôi. Lúc đầu, tôi cứ ngỡ các bạn sẽ khinh ghét tôi, xa lánh tôi. Nhưng thật không ngờ, các bạn lại yêu mến, quý trọng tôi hơn trước. Tôi thấy tâm hồn mình thanh thản. Cuối năm học lớp 8, thi kiểm tra, tôi được 5 điểm 10, xếp loại giỏi văn hoá, loại tốt hạnh kiểm.

Nhớ lại kỉ niệm thời non dại ấy, bài học ngụ ngôn về chuyện “Đóng đinh lên cột và nhổ đinh” mỗi lần mắc một khuyết điểm và mỗi lần sửa chữa được một lỗi lầm… làm tôi cứ nao nao lòng.

Bạn tham khảo nha!

Thảo Phương
22 tháng 10 2016 lúc 16:45

Tôi vẫn còn nhớ, ngày đầu tiên đến trường, tôi đã được thầy cô dạy rằng: “Nhà trường, lớp học là mái nhà thứ hai, và tất cả những thành viên trong một lớp đều là người trong một gia đình”. Câu nói đó đã ghi sâu vào tiềm thức của tôi, cho đến tận bây giờ, khi tôi đang học năm cuối cấp 2. Năm học này của tôi có điều gì đó mới mẻ, khi có một cậu học sinh mới chuyển đến. Cậu tạo cho tôi một cảm giác thật khó hiểu, bởi lẽ trong lớp học, cậu là một người ít nói, gương mặt lúc nào cũng mang vẻ lạnh lùng thoáng pha lẫn một ít buồn bã, cậu có rất ít bạn bè, và tôi lại may mắn là một trong số ít đó, cậu ngồi cùng một bàn với tôi. Tôi luôn cố gắng tạo nên một mối quan hệ như những người trong gia đình với cậu, nhưng có vẻ mọi cố gắng của tôi đều bị cậu ấy hòa vào những cơn gió và thổi bay về một nơi nào đó. Điều đó khiến tôi cảm thấy chán cậu ta, và dần dần, những thiện cảm về cậu cũng biến mất trong tôi, mà thay vào đó là những suy nghĩ không mấy hay ho về cậu.Và rồi một ngày nọ, thầy đã trao cho chúng tôi một nhiệm vụ, đó là làm một bài thuyết trình về môn Hóa, một môn mà tôi dở nhất, còn cậu ta thì đứng trong top đầu của trường. Tôi đành phải đến nhà cậu ta để cùng làm bài thuyết trình, và việc này đã vô tình giúp tôi và cậu ta trở thành những người bạn thân thiết, hoặc hơn cả thế.Tôi đến nhà cậu, trong một buổi chiều thu, khi những chiếc lá mang sắc vàng đang dần dần rơi xuống và che phủ lấy con đường đi. Theo sự hướng dẫn của cậu, tôi đã tìm ra địa điểm mà mình cần đến, nó nằm trên một con phố nhỏ hẹp, vắng vẻ và thật yên tĩnh. Nhà của cậu ta khá to, mang nét cổ kính. Xung quanh nhà cậu là những hàng cây kiểng, với đủ loại, được tạo dáng rất đẹp, tôi chắc là nó phải do một bàn tay tài hoa làm nên. Tôi bước đến bậc thềm và gõ nhẹ vài tiếng lên cánh cửa bằng gỗ, cậu bước ra, vẫn với một vẻ mặt vẫn lạnh lùng như mọi khi. Cậu lịch sự mời tôi bước vào nhà. Tôi lặng lẽ bước theo. Tôi nhận ra căn nhà hoàn toàn không có người thứ ba, nhưng điều đó không làm tôi bận tâm bằng cách bày trí trong nhà cậu. Nó được bày trí hoàn toàn theo phong cách của quý tộc phương Tây, tôi thầm nghĩ có lẽ cha mẹ cậu ta phải là những người rất tinh tế và lãng mạn. Vào phòng cậu, tôi lại càng bất ngờ hơn khi căn phòng rất bình thường, không hề có gì khác biệt mấy so với những cậu bạn mà tôi từng biết đến. Và chúng tôi bắt đầu làm bài, với sự hướng dẫn của cậu, tôi nhận ra cậu thật sự thông minh, ít ra là hơn tôi rất nhiều trong môn học này. Khi chúng tôi hoàn thành được khoảng 1/3 bài viết, thì có tiếng chuông điện thoại reo, cậu tất tả chạy xuống nhà, và nhanh chóng quay lại. Cậu ta bảo rằng, cậu ta có chuyện gấp cần phải ra ngoài, nếu muốn, tôi có thể ở lại, khi ra về hãy nhớ khóa cửa lại giùm cậu, và tôi đã ở lại, một mình trong phòng cậu.Trong phòng cậu, không có quá nhiều thứ khiến tôi để tâm đến, chỉ trừ một thứ, đó là một cuốn sổ nhỏ, màu đen, được xếp cẩn thận ở trên bàn, tôi đoán nó là một cuốn nhật ký. Tôi tự nhủ là không xem, vì điều đó là xâm phạm đến sự riêng tư của cậu ta. Nhưng sự đời mấy ai có thể cưỡng lại trí tò mò của chính bản thân, tôi đã lật ra những trang giấy đầu tiên của cuốn nhật ký, và những gì được ghi trong đó đã khiến tôi hết sức kinh ngạc về người bạn học lạnh lùng, ít nói và giỏi giang của mình.Những trang nhật ký đầu tiên cùng với những hàng chữ nhỏ nhắn, ngay hàng hiện lên trước mắt tôi. Ngày…tháng…năm…Hôm nay, lần đầu tiên mình viết nhật ký, và cũng có lẽ, cuốn nhật ký này sẽ là người bạn tâm tình với mình trong quãng thời gian dài còn lại, bởi vì người duy nhất quan tâm đến mình đã không còn nữa, đó là mẹ mình, mẹ đã ra đi mãi mãi trong một tai nạn giao thông mà mẹ không phải là người có lỗi.

Mất đi mẹ, mình cảm thấy như mất đi một phần cuộc sống, rồi đây, sẽ còn ai đánh thức mình dậy vào những buổi sớm mai, sẽ còn ai làm những bữa ăn ngon dành riêng cho mình, và còn ai cho mình ôm vào lòng mỗi khi cảm thấy yếu đuối…Mất mẹ, mình như mất tất cả, bởi vì người cha chưa từng một lần bế đứa con, cũng như chưa từng một lần ôm hôn đứa con này, ông chỉ biết làm một việc duy nhất, đó là gửi tiền về cho mẹ con mình. Có lẽ đối với ông như thế là đã hoàn thành trách nhiệm một người cha.…Đọc đến đây, bất giác đôi hàng mi của tôi lại hơi ươn ướt, bởi tôi là một đứa con gái đa cảm nên dễ bị rung động vì những chuyện như thế này. Tôi lại tiếp tục lật sang những trang nhật ký khác, những dòng chữ tâm sự chân thật của cậu ta ghi sâu vào tâm trí tôi.”Hôm nay buồn thật, những việc xảy ra trong cuộc sống tại sao lại cứ ngoài ý muốn của mình? Giờ đây, mình chỉ ước ao có một người có thể ngồi bên cạnh và nghe mình tâm sự, có một bàn tay để mình nắm lấy để có mình thêm chỗ dựa…Nhưng có lẽ tất cả sẽ không bao giờ trở thành hiện thực”.Tôi vẫn tiếp tục, trong sự tò mò và thương hại người bạn của mình.”Thật đáng sợ, mình dần nhận ra mình không còn là chính mình, không biết từ bao giờ, mình đã trở nên xa lánh với bạn bè, trở nên là một kẻ ít nói, vô cảm với mọi thứ xung quanh, nụ cười và nước mắt đã bắt đầu rời xa khỏi gương mặt mình… Có những lúc, mình chỉ muốn được khóc thật to nhưng lại không thể, liệu trên đời có gì đau khổ hơn thế không?”Và đến những trang cuối cùng của cuốn nhật ký, tôi như òa khóc, vì đã hiểu nhầm người bạn của mình.”Ngôi trường mới, lớp học mới, bạn bè mới,… tất cả dường như đều muốn trở nên thân thiện với mình, nhưng chẳng hiểu sao mình không thể cười đùa và hòa đồng với tất cả, có lẽ bởi vì từ lâu mình đã quên cười như thế nào rồi. Đặc biệt là đối với cô bạn cùng bàn, đôi khi, mình cảm thấy thật không phải khi đã vô hình từ chối mọi cô gắng của cô ta, nhưng chẳng biết làm thế nào nữa đây…”Những dòng nhật ký này, như những lời tâm tình của một người bạn thân, nó thật tha thiết, chân thành và đầy những suy nghĩ của cậu ta, hình ảnh về cậu ta trong tâm trí tôi dần thay đổi theo từng trang nhật ký. Đọc xong, tôi lặng lẽ khóa cửa lại, và bước về nhà trong một tâm trạng khó tả. Kể từ lúc đó, tôi đã nỗ lực hơn rất nhiều để có thể trở thành người chia sẻ với cậu ta mọi điều, và dường như cậu ta cũng nhận ra điều đó, thế là một tình bạn ra đời, và có thể còn hơn thế nữa. Giờ thì còn ai bảo đọc trộm nhật ký người khác là xấu nào, bất cứ việc gì cũng có hai mặt của nó mà thôi.

nguyen thi phuong nga
22 tháng 11 2016 lúc 20:45

ban oi tự nghĩ ạ

Nghiêm Phương Linh
Xem chi tiết
Linh Phương
26 tháng 10 2016 lúc 21:41

“Mặt trời” là một hình ảnh được nói đến nhiều trong ca dao, dân ca, trong thi ca dân tộc. Ở đây, Nguyễn Khoa Điềm đã so sánh, ẩn dụ sáng tạo qua cặp câu thơ song hành để nói lên một liên tưởng đẹp, giàu ý nghĩa thẩm mỹ:

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”

“Mặt trời của bắp” là mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng, đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài, đem lại sự tốt tươi cho lúa, ngô, khoai… Từ mặt trời vũ trụ, nhà thơ Liên tưởng đến “mặt trời của mẹ”, đó là em Cu Tai. Em là con yêu, là hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ. Em là nguồn sống, nguồn hạnh phức, niềm tự hào của mẹ. Ca ngợi lòng mẹ, tình thương con của mẹ, câu thơ Nguyễn Khoa Điềm bình dị mà thấm thía biết bao! Đứa con là “mặt trời của mẹ”, một ẩn dụ rất sáng tạo làm rung động lòng người:

“Mặt trời của mẹ, em nằm trên lừng”.

Thế mới biết, thơ hay là thơ nói được một tình cảm đẹp.

Linh Phương
26 tháng 10 2016 lúc 21:58

+ Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu: làm cho nhịp thơ uyển chuyển, linh hoạt, rất gần với những điệu hát ru.
+ phép đối “gần con” – “xa con” và thành ngữ “lên rừng xuống bể” : để nói tới những thời gian và không gian khác biệt -> Dù là ở đâu, dù là lúc nào, dù là cuộc sống có nhọc nhằn ra sao thì mẹ vẫn luôn ở bên con.
+ hình ảnh “con cò” lại mang ý nghĩa biểu tượng cho tình mẹ, lúc nào cũng đến với con trong suốt cả cuộc đời.
- một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
+ Lời thơ đã từ cảm xúc mở ra những suy tưởng rồi khái quát thành triết lí, làm cho những vần thơ của ông không chỉ mênh mang cảm xúc mà còn vô cùng sâu lắng.
+ Tác giả triết lí về tình mẹ: Đối với mẹ thì bao giờ con cũng bé bỏng, mẹ phải dõi theo từng bước con đi, sẵn sàng hi sinh cả cuộc đời cho con. Còn con, dù có thể thành công hay thất bại, dù có thể thành vĩ nhân,thành anh hùng hay chỉ là một người bình thường thì con vẫn luôn cần có mẹ nâng đỡ, yêu thương, che chở.