Soạn văn lớp 9

Hỏi đáp

Hướng dẫn soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà Hướng dẫn soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - G. G. Mác-két Hướng dẫn soạn bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Hướng dẫn soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương - trích Hướng dẫn soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa - trích Hướng dẫn soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn (trích) - Ngô gia văn phái Hướng dẫn soạn bài Truyện Kiều - Nguyễn Du Hướng dẫn soạn bài Chị em Thúy Kiều - trích Hướng dẫn soạn bài Cảnh ngày xuân - trích Hướng dẫn soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích - trích Hướng dẫn soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều - trích Hướng dẫn soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán - trích Hướng dẫn soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - trích Hướng dẫn soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn - trích Hướng dẫn soạn bài Đồng chí - Chính Hữu Hướng dẫn soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật Hướng dẫn soạn bài Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận Hướng dẫn soạn bài Bếp lửa - Bằng Việt Hướng dẫn soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm Hướng dẫn soạn bài Ánh Trăng - Nguyễn Duy Hướng dẫn soạn bài Làng - Kim Lân Hướng dẫn soạn bài Lặng Lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long Hướng dẫn soạn bài Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng Hướng dẫn soạn bài Cố hương - Lỗ Tấn Hướng dẫn soạn bài Những đứa trẻ - trích Hướng dẫn soạn bài Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm Hướng dẫn soạn bài Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi Hướng dẫn soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Vũ Khoan Hướng dẫn soạn bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La – Phông – Ten –( H.Ten) Hướng dẫn soạn bài Con cò - Chế Lan Viên Hướng dẫn soạn bài Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải Hướng dẫn soạn bài Viếng lăng Bác - Viễn Phương Hướng dẫn soạn bài Sang thu - Hữu Thỉnh Hướng dẫn soạn bài Nói với con - Y Phương Hướng dẫn soạn bài Mây và sóng - Tago Hướng dẫn soạn bài Bến quê - Nguyễn Minh Châu Hướng dẫn soạn bài Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê Hướng dẫn soạn bài Bố của Xi-mông - Mô-pát-xăng Hướng dẫn soạn bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang - trích Hướng dẫn soạn bài Con chó Bấc - Giắc Lân-đơn Hướng dẫn soạn bài Bắc Sơn - Nguyễn Huy Tưởng Hướng dẫn soạn bài Tôi và chúng ta - Lưu Quang Vũ
Vũ Hoài Đức
Xem chi tiết
NGUYEN THI DIEP
18 tháng 3 2017 lúc 10:25

Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ ''Nói Với Con''-Y Phương là :

+, Gía trị nội dung:

-,Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người (con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong cuộc sống lao động , trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình quê hương)

-, Những đức tính cao đẹp của ''người đồng mình'' với sức sống mạnh mẽ , bền bỉ và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy của người cha.

+, Gía trị nghệ thuật: Bài thơ sử dụng những từ ngữ , hình ảnh giàu sức gợi cảm . Lời thơ mộc mạc , giảm đị mang đậm chất miền núi. Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.

Lê Thiên Anh
18 tháng 3 2017 lúc 10:19

Gía trị nội dung:

Nói với con về tình cảm cội nguồn, tình cảm gia đình, quê hương được tác giả thể hiện trong khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ắp tiếng cười nói:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Theo năm tháng, người con cứ lớn dần lên trong tình yêu thương che chở của cha mẹ. Cha mẹ là điểm tựa vững chắc, nâng đỡ từng bước đi của con. Cách nói rất sinh động: “Chân phải...”, “Chân trái”, “Một bước...”, “Hai bước,...” vừa diễn tả được từng bước đi của con, vừa diễn tả được tình cảm của cha mẹ trong quá trình chăm chút, nuôi dường con lớn lên.

Con không chỉ lớn lên dưới sự chăm sóc của cha mẹ, con còn được lớn lên trong tình yêu thương của người đồng mình, trong cuộc sống lao động và trong môi trường thiên nhiên thơ mộng, tình nghĩa:

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tẩm lòng

Bằng cách vận dụng lối diễn đạt của người dân tộc miền núi, tác giả đã sáng tạo nên những hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát cao, mà vẫn giàu chất bay bổng về vẻ đẹp trong cuộc sống của người dân tộc miền núi. Với những hình ảnh mộc mạc, lời nói chân tình như: Đan lờ cái nan hoa / Vách nhà ken câu hát / Rừng cho hoa ! Con đường cho những tấm lòng, tác giả đã diễn tả được vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của tình người, vẻ đẹp của cuộc sống lao động và sinh hoạt tinh thần của người miền núi. Qua đó, tác giả muốn nhắc nhở con về tình cảm cội nguồn, về niềm yêu quý, tự hào đối với quê hương và gia đình.

Nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh liệt của quê hương

Từ những câu thơ bộc lộ một cách cụ thể tình cảm gia đình, nghĩa tình quê hương, tác giả muốn mượn lời người cha nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh liệt của quê hương. Đức tính cao đẹp của người đồng mình hiện dần lên qua những lời tâm tình của người cha. Đó là cuộc sống gian khổ và ý chí của con người vượt lên gian khổ:

Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thi cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trên thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người cha muốn con thấy được sức sống mãnh liệt, bền bỉ của người đồng mình, muốn con hiểu được rằng mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình cằn cỗi và hiểm trở, nhưng trên mảnh đất đó những nqười đồng mình đã can trường, dũng cảm, có ý chí vượt qua thác ghềnh để xây dựng quê hương. Bởi vậy, người cha muốn con hãy biết yêu thương những con người tuy thô sơ da thịt nhưng họ không nhỏ bé về tâm hồn. Chính họ là những người tạo nên văn hóa tốt đẹp của bàn làng, quê hương: “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương / Còn quê hương thì làm phong tục”.

Người cha muốn con mình nhận thức rõ vẻ đẹp, đức tính quý báu, truyền thống lao động sáng tạo văn hóa của bản làng, quê hương. Nhà thơ cũng muốn nhắc nhở Con không được quên cội nguồn, không được đánh mất mình, phải biết thương yêu quê hương gian lao, vất vả, biết tự hào về khí phách và ý chí vươn lên của con người quê hương, phải biết kế tục xứng đáng truyền thống tốt đẹp cúa tổ tiên.

Nghệ thuật:

- Thể thơ tự do.

- Bài thơ giản dị,với những hình ảnh vừa cụ thể vừa mang ýnghĩa biểu tượng, giàu sắc thái biểu đạt và biểu cảm.

- Cách nói giàu bản sắc của người miền núi tạo nên một giọngđiệu riêng cho lời tâm tình mộc mạc mà sâu sắc của người cha đối với đứa con.

Bình Trần Thị
18 tháng 3 2017 lúc 10:34

Nội dung:

Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyềnthống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc. Bài thơ giúp ta hiểuthêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi , gợi nhắc tình cảmgắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống,

Nguyễn Phúc Nguyên
Xem chi tiết
Hoàng Trinh
Xem chi tiết
Mắn May
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
11 tháng 7 2017 lúc 18:38

Nguyễn Du (1765-1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc thời Lê, có truyền thống văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ làm tể tướng. Anh là Nguyễn Khản, đỗ tiến sĩ, làm đại quan trong phủ chúa.
Triều Lê - Trịnh sụp đổ, Nguyễn Du trôi giạt về quê vợ ở Thái Bình suốt mười năm gió bụi rồi về sống ở Hà Tĩnh quê nhà, sống ẩn giật, tự xưng là Nam Hải điếu đổ, Hồng Sơn liệp hộ.
Tây Sơn đổ, Gia Long thiết lập triều đại mới. Năm 1802, Gia Long triệu ông ra làm quan cho nhà Nguyễn. Năm 1813, Nguyễn Du được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc, có lúc giữ chức Tham tri bộ Lễ, cần chánh điện đại học sĩ.

Trần Ngân Anh
2 tháng 8 2017 lúc 16:07

Nguyễn Du (1766–1820) tự Tố Như , là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn. Ông sinh ra và lớn trong một gia đình danh giá, có truyền thống hiếu học được nhiều đời làm quan. Thân sinh ông là Nguyễn Nghiễm là tể tướng của triều đình, anh trai là Nguyễn Khản cùng là quan trong triều đình. Trong ông chảy hai miền đất giàu văn hóa là hà Tĩnh và Bắc Ninh. Ông sống trong thời kỳ phong kiến rối ren khi đất nước bị chia đàn xẻ nghé, các chế độ lần lượt xưng vua xưng chúa. Năm 9 tuổi thì cha mất, năm 12 tuổi thì mẹ mất. Ông ra Thăng Long sống anh một thời gian rồi anh mất.

Sau khi Quang trung thống nhất đất nước, ông ngưỡng mộ tài năng của Nguyễn Du. Nhưng Nguyễn Du đã về quê sống ẩn dật và sáng tác Truyện Kiều. Triều đại Nguyễn Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh lấy niên hiệu Gia Long từ Côn Đảo ra thiết lập vương quyền. Năm 1802, vua Gia Long triệu Nguyễn Du vào làm qua giữ chưa Tri huyện Phù Dung. suốt thời gian làm việc cho vua Gia Long ông được giữ nhiều chức vụ, có lần ông còn giữ chưc Tham tri Bộ Lễ, Cần Chánh điện Đại học sĩ , giám khảo kỳ thi Hương. Ngoài ra ông còn được cử làm sứ giả đi Trung Quốc ba lần. Lần thứ ba đi sứ là khi Nguyễn Du đi báo tang vua Gia Long nhưng bị bệnh và mất, hưởng thọ 54 tuổi. Ông là một danh nhân văn hóa thế giới với nhiều tác phẩm văn học có giá trị đóng góp cho nền văn học nước nhà và trên thế giới. Nỏi bật là tác phẩm Đoạn Trường tân thanh hay còn gọi là Truyện Kiều, được viết bằng 3254 câu thơ lục bát mang đâm màu sắc dân tộc, tác phẩm còn được xuất bản thành nhiều thứ tiếng và rất phổ biến với rất nhiều thế hệ cho đến nay. Chính vì nhửng đóng góp to lớn của ông cho đất nước, ông luôn được nhân dân yêu mến kính trọng tôn xưng là "Đại thi hào dân tộc".
Đạt Trần
8 tháng 7 2018 lúc 12:21

Cách viết song hành là như sau: Ko chú tâm viết về 1 khía cạnh của tác giả mà viết đều, viết về mọi khía cạnh của tác gải bằng các câu xem lẫn nhau.

Ninh Thị Nga
Xem chi tiết
nguyen thi thao
15 tháng 7 2017 lúc 20:24

tại vì họ ko thể bỏ qua đượcsự thật là ông vua nhà lê yếu hèn đã cõng rắn cắn gà nhà và chiến công lẫy lừng của nghĩa quân tây sơn nên họ đã ca ngợi quang trung

Phạm Tiến
Xem chi tiết
Lê Ánh
13 tháng 7 2017 lúc 21:06

Cái chết của nhân vật Vũ Nương có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó chính là lời nói ngây thơ của bé Đản. Để vơi đi nỗi nhớ chồng, để giúp con nhớ tới cha mà Vũ Nương đã chỉ vào cái bóng của mình trên tường và bảo với bé Đản đó chính là cha của cậu bé. Lời nói dối tưởng chừng vô hại nhưng cuối cùng chính nó đã gây ra cái chết đầy oan trái cho người con gái thuỷ chung, đôn hậu. Đứa con bé bỏng, ngây thơ đâu có biết nỗi lòng của mẹ nó, đâu có biết cha nó vẫn chưa trở về. Nhưng người đáng trách nhất ở đây chính là Trương Sinh-con người ít học lại đa nghi. Không hỏi rõ sự tình, cũng không nói được nghe tin đó ở đâu, Trương Sinh mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương mmặc cho họ hàng, làng xóm can ngăn. Cái bản chất hồ đồ, độc đoán, nông cạn đã biến Trương Sinh thành một kẻ độc ác-bức tử vợ mình. Ngoài ra, cái chết của Vũ Nương cũng tố cáo xã hội phong kiến đầy bất công, ngang trái, trọng nam, khinh nữ; tó cáo những cuộc chiến tranh vô nghĩa đã cướp đi niềm vui và hạnh phúc của biết bao con người trong xã hội lúc bấy giờ.

Phạm Thu Thủy
15 tháng 7 2017 lúc 13:24

a. Nguyên nhân trực tiếp:
- Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó chính là lời nói ngây thơ của bé Đản. Để vơi đi nỗi nhớ chồng, để con trai mình bớt đi cảm giác thiếu vắng tình cảm của người cha,Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường và bảo đó là cha Đản. Lời nói dối tưởng chừng vô hại nhưng cuối cùng chính nó đã gây ra cái chết đầy oan trái cho người phụ nữ đôn hậu. Đứa con bé bỏng, ngây thơ đâu có biết nỗi lòng của mẹ nó, đâu có biết cha nó vẫn chưa trở về.
- Nhưng người đáng trách nhất ở đây chính là Trương Sinh-con người ít học lại đa nghi. Không hỏi rõ sự tình, cũng không nói được nghe tin đó ở đâu, Trương Sinh mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương mặc cho họ hàng, làng xóm can ngăn. Cái bản chất hồ đồ, độc đoán, nông cạn đã biến Trương Sinh thành một kẻ độc ác - bức tử vợ mình.
b. Nguyên nhân gián tiếp:
- Do chế độ nam quyền độc đoán, một xã hội mà nam nữ không bình đẳng, hôn nhân không có tình yêu và tự do.
- Do chiến tranh phong kiến phi nghĩa.

Phạm Tiến
Xem chi tiết
Lê Ánh
13 tháng 7 2017 lúc 21:05

Cái chết của nhân vật Vũ Nương có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó chính là lời nói ngây thơ của bé Đản. Để vơi đi nỗi nhớ chồng, để giúp con nhớ tới cha mà Vũ Nương đã chỉ vào cái bóng của mình trên tường và bảo với bé Đản đó chính là cha của cậu bé. Lời nói dối tưởng chừng vô hại nhưng cuối cùng chính nó đã gây ra cái chết đầy oan trái cho người con gái thuỷ chung, đôn hậu. Đứa con bé bỏng, ngây thơ đâu có biết nỗi lòng của mẹ nó, đâu có biết cha nó vẫn chưa trở về. Nhưng người đáng trách nhất ở đây chính là Trương Sinh-con người ít học lại đa nghi. Không hỏi rõ sự tình, cũng không nói được nghe tin đó ở đâu, Trương Sinh mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương mmặc cho họ hàng, làng xóm can ngăn. Cái bản chất hồ đồ, độc đoán, nông cạn đã biến Trương Sinh thành một kẻ độc ác-bức tử vợ mình. Ngoài ra, cái chết của Vũ Nương cũng tố cáo xã hội phong kiến đầy bất công, ngang trái, trọng nam, khinh nữ; tó cáo những cuộc chiến tranh vô nghĩa đã cướp đi niềm vui và hạnh phúc của biết bao con người trong xã hội lúc bấy giờ.

Lưu Ngọc Hải Đông
13 tháng 7 2017 lúc 21:21

Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương

- Nguyên nhân trực tiếp: Do lời nói ngây thơ của bé Đản. Đêm đêm, ngồi buồn dưới ngọnđèn khuya, Vũ Nương thường “trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản”. Vậy nên Đản mới ngộ nhậnđó là cha mình, khi người cha thật trở về thì không chịu nhận và còn vô tình đưa ra những thôngtin khiến mẹ bị oan. + Do người chồng đa nghi, hay ghen. Ngay từ đầu, Trương Sinh đã được giới thiệu là người“đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức”, lại thêm “không có học”. Đó chính là mầm mống của bi kịch sau này khi có biến cố xảy ra. Biến cố đó là việc Trương Sinh phải đi lính xa nhà, khi về mẹ đã mất. Mang tâm trạng buồn khổ, chàng bế đứa con lên ba đi thăm mộ mẹ, đứa trẻ lại quấy khóc không chịu nhận cha. Lời nói ngây thơ của đứa trẻ làm đau lòng chàng: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia, chỉ nín thin thít”Trương Sinh gạn hỏi đứa bé lại đưa thêm những thông tin gay cấn, đáng nghi: “Có một người đàn ông đêm nào cũng đến” (hành động lén lút che mắt thiên hạ), “mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đảng ngồi cũng ngồi” (hai người sâu đậm, rất quấn quýt nhau), “chẳng bao giờ bế Đản cả” (người này không muốn sự có mặt của đứa bé). Những lời nói thật thà của con đã làm thổi bùng lên ngọn lửa ghen tuông trong lòng Trương Sinh. + Do cách cư xử hồ đồ, thái độ phũ phàng, thô bạo của Trương Sinh. Là kẻ không có học,lại bị ghen tuông làm cho mờ mắt, Trương Sinh không đủ bình tĩnh, sáng suốt để phân tích những điều phi lý trong lời nói con trẻ. Con người độc đoán ấy đã vội vàng kết luận, “đinh ninh là vợ hư”. Chàng bỏ ngoài tai tất cả những lời biện bạch, thanh minh, thậm chí là van xin của vợ.Khi Vũ Nương hỏi ai nói thì lại giấu không kể lời con. Ngay cả những lời bênh vực của họ hàng,làng xóm cũng không thể cởi bỏ oan khuất cho Vũ Nương. Trương Sinh đã bỏ qua tất cả nhữngcơ hội để cứu vãn tấn thảm kịch, chỉ biết la lên cho hả giận. Trương Sinh lúc ấy không còn nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng, cũng chẳng quan tâm đến công lao to lớn của Vũ Nương đối với gia đình, nhất là gia đình nhà chồng. Từ đây có thể thấy Trương Sinh là con đẻ của chế độ nam quyền bất công, thiếu lòng tin và thiếu tình thương, ngay cả với người thân yêu nhất. - Nguyên nhân gián tiếp: + Do cuộc hôn nhân không bình đẳng, Vũ Nương chỉ là “con nhà kẻ khó”, còn TrươngSinh là “con nhà hào phú”. Thái độ tàn tệ, rẻ rúng của Trương Sinh đối với Vũ Nương đã phầnnào thể hiện quyền thế của người giàu đối với người nghèo trong một xã hội mà đồng tiền đã bắt đầu làm đen bạc thói đời. + Do lễ giáo hà khắc, phụ nữ không có quyền được nói, không có quyền được tự bảo vệ mình. Trong lễ giáo ấy, chữ trinh là chữ quan trọng hàng đầu; người phụ nữ khi đã bị mang tiếng thất tiết với chồng thì sẽ bị cả xã hội hắt hủi, chỉ còn một con đường chết để tự giải thoát. + Do chiến tranh phong kiến gây nên cảnh sinh ly và cũng góp phần dẫn đến cảnh tử biệt. Nếu không có chiến tranh, Trương Sinh không phải đi lính thì Vũ Nương đã không phải chịu nỗi oan tày trời dẫn đến cái chết thương tâm như vậy. Tóm lại: Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu có và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giảđối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. Người phụ nữ đức hạnh ở đây không những khôngđược bênh vực, trở che mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lý; chỉ vì lời nói thơ ngây của đứa trẻ và vì sự hồ đồ, vũ phu của anh chồng hay ghen tuông mà đến nỗi phải kết liễu cuộc đời mình

Phạm Thu Thủy
15 tháng 7 2017 lúc 13:19

Đầu tiên là:

a. Nguyên nhân trực tiếp:
- Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó chính là lời nói ngây thơ của bé Đản. Để vơi đi nỗi nhớ chồng, để con trai mình bớt đi cảm giác thiếu vắng tình cảm của người cha,Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường và bảo đó là cha Đản. Lời nói dối tưởng chừng vô hại nhưng cuối cùng chính nó đã gây ra cái chết đầy oan trái cho người phụ nữ đôn hậu. Đứa con bé bỏng, ngây thơ đâu có biết nỗi lòng của mẹ nó, đâu có biết cha nó vẫn chưa trở về.
- Nhưng người đáng trách nhất ở đây chính là Trương Sinh-con người ít học lại đa nghi. Không hỏi rõ sự tình, cũng không nói được nghe tin đó ở đâu, Trương Sinh mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương mặc cho họ hàng, làng xóm can ngăn. Cái bản chất hồ đồ, độc đoán, nông cạn đã biến Trương Sinh thành một kẻ độc ác - bức tử vợ mình.
b. Nguyên nhân gián tiếp:
- Do chế độ nam quyền độc đoán, một xã hội mà nam nữ không bình đẳng, hôn nhân không có tình yêu và tự do.
- Do chiến tranh phong kiến phi nghĩa.

Khánh Thư
Xem chi tiết
nguyen thi thao
16 tháng 7 2017 lúc 16:36

vì họ ko thể bỏ qua được sự thật là ông vua nhà lê yếu hèn đã cõng rắn cắn gà nhà và chiến công lẫy lừng của nhĩa quân tây sơn, nên đã viết hay về quang trung

Hồ Bẹp
17 tháng 7 2017 lúc 20:24

Nội dung tác phẩm lại vạch rõ sự thối nát ,mục rỗng của triều đình nhà Lê và ca ngợi người anh hùng Tây Sơn Nguyễn Huệ.Điều đó nói lên quan điểm phán ánh hiện thực của các tác giả là tôn trọng sự thực lịch sử và ý thúc dân tộc.Dù ông là quan nhà Lê,họ không thể bỏ qua sự thực là ông vua nhà Lê hèn yếu đã cõng rắn cắn gà nhà.Dù không theo Tây Sơn ,nhung họ không thể không thấy chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung là niềm tự hào lớn của dân tộc.Bởi vậy các tác giả họ Ngô đã viết thực và viết hay về người anh hùng Nguyễn Huệ.

Đức Thắng
Xem chi tiết
Thảo Yến
Xem chi tiết