Hướng dẫn soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn (trích) - Ngô gia văn phái

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Như Ý
Xem chi tiết
K.K
13 tháng 9 2016 lúc 15:32

- Cảnh tháo chạy của quân tướng nhà Thanh được miêu tả dưới cái nhìn hả hê, mãn nguyện của người thắng trận trước sự thất bại thảm hại của kẻ thù cướp nước: âm hưởng nhanh, gợi tả sự tán loạn, tan tác…

- Cảnh bỏ chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống được miêu tả dài hơn, âm hưởng chậm hơn, toát lên vẻ chua xót, ngậm ngùi.

Trần Khánh Ly
3 tháng 12 2017 lúc 19:51

Hai cuộc tháo chạy đều là hình ảnh hỗn loạn, nhục nhã đến ê chề nhưng hai đoạn văn được viết bằng hai giọng điệu khác nhau. Khi miêu tả cuộc tháo quân của quân tướng nhà Thanh nhịp điệu câu văn nhanh, mạnh, gấp gáp hàm chưa sự hả hê, sung sướng trước kết cục thảm bại của lũ cướp nước. Còn đoạn miêu tả cuộc rút chạy của vua tôi Lê chiếu Thống nhịp điệu chậm, âm lượng có phần ngậm ngùi, chua sót trước sự sụp đổ của một vương chiều mà mình từng tôn thờ.

Diệu Huyền
17 tháng 8 2019 lúc 0:09

Điểm khác biệt trong ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy(một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi Lê Chiêu Thống):

- Đoạn miêu tả cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh: nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả, ngòi bút miêu tả khách quan những vẫn ẩn chứa sự hả hê, sung sướng của người chiến thắng.

- Đoạn miêu tả cuộc tháo chạy của vưa tôi Lê Chiêu Thống: nhịp điệu có phần chậm hơn, dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống, âm hưởng ngậm ngì, xa xôi.

ʚĭɞ Thị Quyên ʚĭɞ
Xem chi tiết
Alice
5 tháng 11 2018 lúc 21:22

Nghệ thuật: Tả thực, miêu tả cụ thể

Thế giới của tôi gọi tắt...
18 tháng 9 2016 lúc 20:01

Nghệ thuật trần thật tức là kể lại câu chuyện có diễn biến, nhân vật… vai trò người kể chuyện đặc biệt quan trọng.

Thế giới của tôi gọi tắt...
18 tháng 9 2016 lúc 20:14

hình như cái này đúng hơn nek bn

Trần thuật ngôi thứ 3 số ít. Đây là dạng trần thuật phổ biến của văn xuôi truyền thống. Ngôi 3 số ít này đứng ở vị trí nào đó và quan sát hết mọi cái và kể lại cho người khác. Bản thân người trần thuật ngôi 3 không tham gia vào diễn biến câu chuyện nhưng chuyện gì cũng biết. 

Đoàn Thị Linh Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Kim Mai
21 tháng 9 2016 lúc 20:05

Tác giả tôn trọng hiện thực lịch sử và ý thức dân tộc. mình cx k bt là đúng k nữa nha hihi

Nguyễn Ngọc Huyền
7 tháng 10 2018 lúc 19:48

Tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê mà vẫn viết về vua Quang Trung đầy tinh thần ngợi ca như vậy là vì họ đứng trên tinh thần dân tộc mà phản ánh. Nhờ vậy, càng tạo ra cho tác phẩm sức thuyết phục, tính chân thực cao, chứng tỏ tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử. Đây cũng là điểm đặc sắc của thể loại tiểu thuyết lịch sử.

Thanh Hoa
Xem chi tiết
Thảo Phương
25 tháng 9 2016 lúc 7:33

Nghệ thuật trần thuật của đoạn trích : Cách trần thuật của đoạn trích rất đặc sắc. Không những ghi lại những sự kiện lịch sử diễn biến một cách gấp gáp,khẩn trương qua từng mốc thời gian mà còn chú ý miêu tả cụ thể từng hành động, lời nói của nhân vật chính. Miêu tả kĩ từng trận đánh và mưu lược tính toán, thế đối lập giữa hai đội quân ( một bên là xộc xệch, trễ nải, nhát gan – một bên là xông xáo, dũng mãnh, có tổ chức nghiêm minh). Qua đó, hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ được miêu tả hết sức sinh động, rõ nét và chân thực, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc.

Nguyễn Hải Yến
Xem chi tiết
Vân Thúy
5 tháng 10 2016 lúc 0:48

a. Con người hành động với tính cách mạnh mẽ, quyết đoán:

* Trong mọi tình huống, Nguyễn Huệ luôn thể hiện là con người hành động với tính cách mạnh mẽ, quyết đoán. Ông luôn xông xáo, giải quyết nhanh gọn và có chủ đích. Điều đó thể hiện qua từng thái độ, từng hành động của nhân vật:

- Nhận được tin giặc chiếm Thăng Long thì “giận lắm”,”định thân chinh cầm quân đi ngay”.

- Chỉ trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã làm rất nhiều việc lớn:

+ Tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế để “chính vị hiệu”,”giữ lấy lòng người”.

+ Tự mình “đốc suất đạo binh” ra Bắc.

+ Tìm gặp người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp để hỏi kế sách.

+ Tuyển mộ quân sĩ và “mở cuộc duyệt binh lớn” ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ.

b. Con người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén trước thời cuộc:

- Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc, thế tương quan giữa ta và địch. Trong lời phủ dụ quân sĩ ở Nghệ An:

+ Nguyễn Huệ đã khẳng định chủ quyền của dân tộc(“đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng”) và lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo trời của quân Thanh, nêu bật dã tâm của chúng(“bụng dạ ắt khác…cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải”)

+ Nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

+ Kêu gọi quân lính đồng tâm hiệp lực, ra kỉ luật nghiêm.

=> Lời phủ dụ có thể xem như một bài hịch ngắn gọn mà ý tứ phong phú, sâu xa, nó tác động, kích thích lòng yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc.

- Sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người: Thể hiện qua cách xử trí  vừa có lí  vừa có tình với các tướng sĩ tại Tam Điệp.Ông rất hiểu tướng sĩ, hiểu tường tận năng lực của bề tôi, khen chê đúng người đúng việc.

Mai Nguyen
17 tháng 7 2018 lúc 22:21

Ngày này 71 năm về trước, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông - Nam Á. Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định cuộc đấu tranh cách mạng kiên cường của dân tộc Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo, đã giành được độc lập và khẳng định được vị thế độc lập của dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta đã đứng lên làm chủ đất nước, làm chủ cuộc sống của mình. Trong công cuộc đổi mới, chúng ta vẫn luôn đoàn kết một lòng vượt mọi khó khăn, thử thách để xây dựng đất nước, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ theo tinh thần Tuyên ngôn.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả dân tộc ta đã vượt qua những thác ghềnh của lịch sử để quyết tâm xây dựng đất nước, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Báo cáo Chính trị tại Đại hội lần thứ XII của Đảng đã khẳng định: Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng nêu rõ: Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Nhờ sức mạnh đại đoàn kết, nhân dân ta đã đánh bại những kẻ xâm lược tàn bạo và lập nên những chiến thắng lừng lẫy trong lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại. Nhờ sức mạnh đại đoàn kết mà nhân dân ta đã phát triển kinh tế, xã hội; đạt được nhiều thành tựu về mọi mặt mang ý nghĩa dân tộc và thời đại sâu sắc. Chính vì vậy, cần không ngừng tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo. Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là kết quả hợp thành của nhiều nhân tố: Lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần đại đoàn kết đã trở thành truyền thống quý báu; ý thức độc lập, tự cường, tự tôn dân tộc; sự năng động, sáng tạo, dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng hy sinh của người dân Việt Nam trong các thời kỳ lịch sử khác nhau của đất nước. Quá trình đấu tranh gian khổ của dân tộc ta ngày càng bồi đắp lòng yêu quê hương, đất nước, tình đoàn kết bền chặt của các tầng lớp nhân dân.

Những bài học kinh nghiệm về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Nội dung, phương thức phát huy sức mạnh đại đoàn kết phải được thường xuyên hoàn thiện, bổ sung phù hợp nhu cầu và hoàn cảnh đất nước từng giai đoạn. Hiện nay, trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng phát triển, hội nhập và cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc còn phải hướng vào mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của tất cả các ngành sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh ứng dụng và sáng tạo khoa học - công nghệ, hội nhập quốc tế thắng lợi. Trên cơ sở các phong trào hành động của thanh niên, nông dân, công nhân, phụ nữ, công chức, viên chức, nhà khoa học, doanh nhân, cần tạo ra sức mạnh nội lực để không ngừng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, xây dựng đất nước giàu mạnh.

Với niềm tin vào sự đổi mới và lãnh đạo sáng suốt của Đảng, vào tương lai tươi sáng của đất nước, các tầng lớp nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài nước tăng cường, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, chung sức, chung lòng cùng Đảng và Nhà nước thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước trong sạch, vững mạnh, đưa Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng vào cuộc sống.

Niên Niệm Thần
Xem chi tiết
nguyễn thị ngọc anh
14 tháng 10 2016 lúc 20:18

Được tin báo quân Thanh vào Thăng Long,Bắc Bình Vương (Nguyễn Huệ) liền họp các tướng sĩ tế cáo trời đất lên ngôi hoàng đế hạ lệnh suất quân ra Bắc.Ông thân hành vừa đi vừa tuyển lính.Ngày 30 tháng chạp đến Tam Hiệp vua đã mở tiệc khao quân và đến mùng 7 năm mới sẽ vào thánh Thăng Long.Bằng sự chỉ huy tài tình của vua Quang Trung,đạo quân Tây Sơn tiến lên như vũ bão,quân giặc chạy toán loạn Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật,ngựa ko kịp đóng yên,người ko kịp mặc áo giáp,chạy về biên giới phía Bắc.Vua quan chạy toán loạn Lê Triêu Thống cũng phải chạy thoát thân và quân ta đã dành được thắng lợi lừng lẫy.

 

Quang Trung là con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán,nhanh nhẹn,quả quyết đó là 1 người chỉ huy quân sự sắc sảo

Lê Thảo Linh
Xem chi tiết
Kaori Miyazono
22 tháng 8 2017 lúc 14:57

Khi Quang Trung - Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc lần thứ hai để bắt Vũ Văn Nhậm, sợ thanh thế Tây Sơn, sau khi Nguyễn Huệ đã rút về Phú Xuân, vua Lê Chiêu Thống sợ hãi sang cầu cứu triều đình Mãn Thanh. Giặc Thanh ồ ạt kéo sang, nhân cơ hội này muốn thôn tính nước ta làm quận, huyện. Được tin, vua Quang Trung rất giận, bèn bàn bạc với tướng sĩ, sắp sẵn kế hoạch tiến đánh, mở cuộc duyệt binh, đích thân an ủi và kêu gọi binh sĩ đoàn kết đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Quang Trung mở tiệc khao quân, chia quân thành 5 đạo, thân hành cầm quân ra trận, tối 30 tết lên đường, hẹn ngày mồng 7 tết sẽ mở tiệc ăn mừng thắng lợi ở kinh thành Thăng Long.
Quân Tây Sơn ra đến sông Gián, quân giặc trấn thủ ở đó tan vỡ, toán quân Thanh đi do thám bị bắt sống hết. Nửa đêm mồng 3 tết Kỉ Dậu (1789), vua Quang Trung tới Hà Hồi, Thượng Phúc, lặng lẽ vây kín thành. Quân giặc bấy giờ mới biết, rụng rời sợ hãi xin hàng.
Mờ sáng ngày mồng 5 tết, quân Tây Sơn dàn trận "chữ nhất" tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh chống cự không nổi, bỏ chạy tán loạn, giẫm đạp lên nhau mà chết. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử. Phía đông thành Thăng Long, vua Quang Trung nghi binh dồn giặc xuống đầm Mực, cho voi giày đạp khiến quân giặc kinh hồn bạt vía, chết như ngả rạ. Giữa trưa hôm ấy, quân Tây Sơn tới thành Thăng Long. Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị đang vui yến tiệc, nghe tin cấp báo, sợ mất mật. Tướng sĩ chen chúc, giẫm đạp lên nhau chạy trốn về nước. Vua Lê Chiêu Thống cũng hốt hoảng chạy trốn sang Trung Quốc. Quân Tây Sơn toàn thắng trước sự đại bại của quân Thanh ...

Chúc bạn học tốt ^^

Đạt Trần
22 tháng 8 2017 lúc 18:03

Bn ơi chỉ tóm tắt đc hồi 14 thôi nha

Mà trên mạng đầy mà

Tham khảo bài này hay nè:

- Nguyễn Huệ nghe tin quân Thanh đến Thăng Long giận lắm liền họp các tướng sĩ định thân chinh cầm quân đi ngay. Tướng sĩ xin Bắc Bình Vương lên ngôi để làm yên lòng người.Nguyễn Huệ cho đắp đàn trên núi tế cáo trời đất lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung. Ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân hạ lệnh xuất quân.
-Đến Nghệ An, Quang Trung cho tuyển thêm hơn 1 vạn lính mở cuộc duyệt binh.Đến Tam Điệp mở tiệc khao quân, chia quân sĩ làm 5 đạo. Đúng tối 30 tết lập tức lên đường.
-Trên đường tiến quân ra Bắc, những toán quân Thanh do thám bị bắt sống. Ngày 03 tháng giêng năm Kỉ Dậu, đồn Hà Hồi bị hạ. Mờ sáng ngày 05 tiến đánh đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh đại bại. Thái thú Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn. Tôn Sĩ Nghị hoảng hốt cuống cuồng chạy mất mật. Quân Thanh tranh nhau qua cầu tháo chạy rơi xuống nước nhiều không kể xiết. Vua tôi Lê Chiêu Thống dìu dắt nhau chạy trốn sang đất Bắc.

LINH CHANEL NGOC
Xem chi tiết
Vũ Thị Thu Nguyệt
17 tháng 9 2017 lúc 9:12

t/g viết vs nguồn cảm hứng tôn trngj hiện thực lịch sử và ý thức dân tộc.

theo mk là vậy ,ko bt đúng ko

Nguyễn Ngọc Huyền
7 tháng 10 2018 lúc 19:49

Tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê mà vẫn viết về vua Quang Trung đầy tinh thần ngợi ca như vậy là vì họ đứng trên tinh thần dân tộc mà phản ánh. Nhờ vậy, càng tạo ra cho tác phẩm sức thuyết phục, tính chân thực cao, chứng tỏ tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử. Đây cũng là điểm đặc sắc của thể loại tiểu thuyết lịch sử.