- Cảnh tháo chạy của quân tướng nhà Thanh được miêu tả dưới cái nhìn hả hê, mãn nguyện của người thắng trận trước sự thất bại thảm hại của kẻ thù cướp nước: âm hưởng nhanh, gợi tả sự tán loạn, tan tác…
- Cảnh bỏ chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống được miêu tả dài hơn, âm hưởng chậm hơn, toát lên vẻ chua xót, ngậm ngùi.
Hai cuộc tháo chạy đều là hình ảnh hỗn loạn, nhục nhã đến ê chề nhưng hai đoạn văn được viết bằng hai giọng điệu khác nhau. Khi miêu tả cuộc tháo quân của quân tướng nhà Thanh nhịp điệu câu văn nhanh, mạnh, gấp gáp hàm chưa sự hả hê, sung sướng trước kết cục thảm bại của lũ cướp nước. Còn đoạn miêu tả cuộc rút chạy của vua tôi Lê chiếu Thống nhịp điệu chậm, âm lượng có phần ngậm ngùi, chua sót trước sự sụp đổ của một vương chiều mà mình từng tôn thờ.
Điểm khác biệt trong ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy(một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi Lê Chiêu Thống):
- Đoạn miêu tả cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh: nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả, ngòi bút miêu tả khách quan những vẫn ẩn chứa sự hả hê, sung sướng của người chiến thắng.
- Đoạn miêu tả cuộc tháo chạy của vưa tôi Lê Chiêu Thống: nhịp điệu có phần chậm hơn, dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống, âm hưởng ngậm ngì, xa xôi.