Khi con tu hú

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
bluenip
Xem chi tiết
minh nguyet
16 tháng 7 2021 lúc 19:57

1. khát vọng

2. nóng bỏng

4. cuộc sống

5. tự do

Quang Nguyễn
Xem chi tiết
Sad boy
18 tháng 7 2021 lúc 14:19

lúa chiêm là CN 1

đang chín là VN 2

trái cây là CN 2

ngọt dần là VN 2

=> vì câu này có 2 cụm chủ vị nên là câu ghép

Ánh Ngọc
Xem chi tiết
Sad boy
23 tháng 7 2021 lúc 13:41

BN Tham khảo

 

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Đây là cảnh mùa hè ở các làng quê. Nhưng bức tranh hiện thực ấy được mở ra bằng hai lớp: lắng nghe và hồi tưởng, hiện tại và quá khứ, cái đang tới và cái đã qua. Cái hôm nay - cái bây giờ mà nhà thơ đang nghe là tiếng tu hú, một sự lắng nghe bất chợt sau một thời gian bị xiềng xích trong tù (“Khi con tu hú gọi bầy”)hiếm khi có âm thanh cuộc sống vọng vào. Cảm giác này phải chăng giống với tâm trạng của tác giả Nhật ký trong tù khi nghe tiếng sáo (“Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu”)

Ôi ! đó không phải là tiếng chim đơn độc mà là tiếng chim "gọi bầy", tiếng chim báo tin vui. Nghe chim tu hú gọi nhau biết rằng "lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần". Nhưng không phải chỉ có thế. Tiếng chim gợi lên một thế giới tràn ngập âm thanh, màu sắc, hình ảnh:

"Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không..."

Đó là những sắc màu, âm thanh của cuộc sống hằng ngày. Màu vàng của ngô, màu hồng của nắng nổi bật trên cái nền xanh của đất trời, quyện với tiếng ve ngân và còn được điểm xuyết thêm bằng hình ảnh "Đôi con diều sáo lộn nhào từng không". Không gian tràn trề nhựa sống, đang vận động, sinh sôi nảy nở từng ngày.

câu cảm thán : câu bôi đen ( Ôi ! đó không phải là tiếng chim đơn độc mà là tiếng chim "gọi bầy", tiếng chim báo tin vui. )

_Banhdayyy_
Xem chi tiết
Dân Chơi Đất Bắc=))))
26 tháng 7 2021 lúc 20:04

Tham Khảo:

Đến với bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu, chúng ta ko thể ko hình dung ra bức tranh mùa hè đầy sức sống trong tâm trạng người tù yêu nước Cách mạng trong 6 câu thơ đầu:

"Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đag chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng ko"

Giọng thơ thật nhẹ nhàng nhưng tràn đầy sự náo nức. BPNT nhân hóa thật đặc sắc, BP liệt kê thật ấn tượng cùng phép tu từ ẩn dụ. Tất cả cho chúng ta thấy h/ả màu hè trong nỗi nhớ của nhà thơ đc bắt đầu bằng tiếng chim tu hú. Âm thanh quen thuộc ấy tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người tù, để rồi đánh thức 1 mùa hè kỉ niệm trong lòng người, 1 thế giới tươi sáng, thân thuộc mở ra rực rỡ sắc màu: màu vàng của bắp của lúa, màu hồng của nắng, màu đỏ củ trái cây. Cùng với đó là màu xanh của trời, của cây lá, Bức tranh ấy còn chan hòa ánh sáng và ngọt ngào hương vị của trái cây, tràn ngập tiếng ve gọi bầy, tiếng ve ngân lên. Đặc biệt nhất là h/ả bầu trời cao rộng với những cánh chim diều sáo đag bay lượn. Đó là cánh chim diều, chim sáo nhưng phải chăng đó chính là cánh diều sáo tự do bay lượn trên bầu trời khoáng đạt. Phải là 1 người có tâm hồn tinh tế lắm thì Tố Hữu mới cảm nhận đc 1 thế giới rộn ràng,náo nức đến như vậy. Ôi, vẻ đẹp tâm hồn của người nghệ sĩ mới đẹp làm sao!

minh nguyet
26 tháng 7 2021 lúc 20:04

Em tham khảo nhé:

  Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".

_Banhdayyy_
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 7 2021 lúc 20:05

Em tham khảo:

Bốn câu thơ cuối trong bài Khi con tu hú có giọng thơ từ tha thiết nhớ chuyển thành uất hận sục sôi. Nhịp sống trào dâng, mời gọi, thôi thúc tràn ngập vào tận ngõ ngách tăm tối của chốn ngục tù, len lỏi vào tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi biến thành nỗi khát khao hành động: “muốn đạp lan phòng”. Mùa hè đã đến, mùa hè đang qua. Bao âm thanh đã "dậy bên lòng”, thôi thúc, gịuc giã: "muốn đạp tan phòng" xà lim chật chội. Không cam chịu cảnh tù đày! Lòng uất hận dâng trào muốn phá tung chốn ngục tù chật chội và ngột ngạt để đón mùa hè. Câu thơ "Ngột làm sao / chết uất thôi" với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú "gọi bầy", khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ''ngoài trời cứ kêu". Tiếng chim vừa gợi nhớ gợi thương, vừa giục giã lên đường chiến đấu.Bài thơ khép lại nhưng là nghe tiếng tu hú “cứ kêu”, kêu hoài, kêu mãi...Bài thơ cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ gang thép đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng, và một niềm khát khao tự do cháy bỏng."Khi con tu hú" là khúc ca tâm tình, là tiếng gọi đàn, hướng về đồng quê và bầu trời tự do với tất cả tình yêu và niềm khao khát cháy bỏng. Bài thơ ghi lại một nét đẹp bức chân dung tinh thần tự họa của người thanh niên cộng sản Tố Hữu thuở ấy. Để ta ngưỡng mộ và tin yêu.

Lê Quỳnhanh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phương
28 tháng 7 2021 lúc 7:42

Tham khảo:

Bốn câu thơ ''Khi con tu hú'' đã khắc họa 1 cách rõ nét tâm trạng của người tù Cách mạng. Đó là tâm trạng đau khổ, bực bội, uất ức, ngột ngạt nhưng không hề có vẻ bi quan, chán chường, tuyệt vọng của một tâm hồn yếu đuối dễ bị gục ngã, quy phục trước hoàn cảnh. ( Câu phủ định ) Nhà thơ cảm nhận vẻ đẹp mùa hè bằng chính sức mạnh tâm hồn, bằng tình yêu quê hương tha thiết, yêu cuộc sống tự do đến cháy bỏng "Ta nghe hè dậy bên lòng".  Nhịp thơ đang đều đều, êm ái đến câu 8 và 9 bỗng bị ngắt bất thường 6/2, 3/3. Các từ ngữ, hình ảnh đang vui tươi, đến đây bỗng trở nên mạnh mẽ, dữ dội: đập tan phòng, chết uất, ngột...Tất cả để diễn tả tâm trạng u uất, ngột ngạt, bực bội và khát khao sống, khát khao tự do. Bài thơ mở đầu bằng tiếng chim tú hú và kết thúc cũng bằng tiếng chim tu hú. Phải chăng mỗi tiếng kêu của nó là một tín hiệu gợi nhắc về cuộc sống tự do và thân phận tù tội?( Câu cảm thán) . Tiếng chim tu hú ở đầu bài là tiếng gọi vào hè náo nức, rộn ràng. Tiếng chim tu hú ở câu thơ kết bài là tiếng kêu có phần như thiêu đốt giục giã, tiếng gọi của tự do, khát vọng da diết thôi thúc lòng người. . Bài thơ kết thúc bằng cách mở ra tiếng chim tu hú cứ kêu "như giục giã những hành động sắp tới".

Thảo Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phương
30 tháng 7 2021 lúc 19:01

Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Phải chăng nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến? ( Câu nghi vấn ) Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".

Đoàn Vũ Huyền Anh
Xem chi tiết
minh nguyet
2 tháng 8 2021 lúc 17:31

Em tham khảo nhé:

  Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".

Phép lặp: Những hình ảnh

Trần Bá Năng
Xem chi tiết
Phong Thần
3 tháng 8 2021 lúc 8:37

Tham khảo

Qua bốn cân thơ cuối, ta như cảm nhận được tâm trạng bức bối, ngột ngạt và tâm hồn khao khát tự do cháy bỏng của nhà thơ trong ngục giam tăm tối. Thanh âm của tiếng chim tu hú đã gợi dẫn tác giả về miền liên tưởng những ngày hạ tháng bảy. Những thanh âm của mùa hạ rộn rã và khung cảnh thiên nhiên vui tươi như giục giã, gọi mời người tù cách mạng hướng tâm hồn ra bên ngoài song sắt. Sự đối lập của không gian nhà tù và không gian tự do, giữa quá khứ và hiện tại khiến nhà thơ cảm thấy sự ngột ngạt, tù túng, niềm uất hận, bế tắc khi chưa ra khỏi chốn lao tù. Sự uất hận đó dường như lên tới đỉnh điểm khi nhà thơ “muốn đập tan phòng”. Cách ngắt nhịp 6/2 hay 3/3 cũng nhấn mạnh trạng thái tinh thần bức xúc, bực bội ấy. Tiếng chim tu hú vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Sự lặp lại âm thanh của tiếng tu hú cuối bài thơ vừa nhấn mạnh, vừa tô đậm ý chí và khát khao tự do của người chiến sĩ cách mang trong chốn lao tù.

Tham khảo:

 

Khi con tu hú được Tố Hữu sáng tác trong những ngày bị giam tại nhà lao Thừa phủ. Cả bài thơ vang vọng tiếng chim tu hú, đây cũng chính là âm thanh khơi mạnh nguồn cảm xúc của người tù cách mạng. Qua đó, thể hiện rõ nét tâm trạng đầy biến động của người chiến sĩ cách mạng.

 

Mở ra cảnh mùa hè là tiếng chim tu hú gọi bầy. Tiếng chim tu hú như tiếng báo hiệu của mùa hè, vọng vào trong xà lim nhà tù, đánh thức dậy trong ký ức của nhà thơ bao nhiêu hình ảnh tươi sáng, rực rỡ của mùa hè sôi động ở bên ngoài.

Bằng tưởng tượng, nhà thơ vẽ ra một bức tranh đầy màu sắc sáng tươi rực rỡ và âm thanh rộn ràng của thiên nhiên khi hè về. Có tiếng chim tu hú vang xa thúc giục, tiếng ve râm ran và tiếng sáo diều vi vút trong không trung cao rộng. Có ánh nắng rực rỡ "đầy sân nắng đào", có màu vàng tươi của bắp rẫy vàng hạt, màu vàng đậm của lúa chín. Xen vào những mảnh màu sáng rực rỡ ấy là mảnh không gian cao rộng với màu xanh thăm thẳm của bầu trời.

Trời xanh càng rộng, càng cao.

Cần chú ý đây là cảnh thiên nhiên mở đầu mùa hè. Nó có cái tưng bừng rộn rã, tươi sáng và tất cả đang đi tới độ chín, đầy hứa hẹn. "Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần", "bắp rây vàng hạt". Cũng như tác giả đang bước vào những năm tháng của tuổi thanh xuân tràn đầy sức trẻ, đầy hi vọng, hứa hẹn và cũng là thời điểm gặp gỡ lí tưởng cách mạng và say mê hoạt động.
Bởi vậy, tiếng gọi vào mùa hè của chim tu hú đã khơi dậy ở trong lòng người tù một tâm trạng bức bối, u uất, một khát khao cháy bỏng muốn tung phá ra khỏi chốn lao tù ngột ngạt:

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi!

Bài thơ ngắn mà miêu tả rất sinh động với những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu bức tranh thiên nhiên lúc sang mùa hè: có âm thanh rộn rã, vang vọng, có ánh nắng tươi hồng, có màu sắc rực rỡ, có không gian cao rộng và sống động của bầu trời xanh cao với hình ảnh sáo bay lượn... Bức tranh thiên nhiên ấy vừa tả thực lại vừa mang ý nghĩa tượng trưng: đó là niềm khát khao của người tù tuổi trẻ về cuộc sống tự do, tươi sáng, thể hiện sự nhạy cảm và tâm hồn tha thiết với sự sống của tác giả.

Hoài Nguyễn
Xem chi tiết
Phong Thần
7 tháng 8 2021 lúc 8:29

Tham khảo

Qua bốn cân thơ cuối, ta như cảm nhận được tâm trạng bức bối, ngột ngạt và tâm hồn khao khát tự do cháy bỏng của nhà thơ trong ngục giam tăm tối. Thanh âm của tiếng chim tu hú được tác giả gợi dẫn về miền liên tưởng những ngày hạ tháng bảy (câu bị động). Những thanh âm của mùa hạ rộn rã và khung cảnh thiên nhiên vui tươi như giục giã, gọi mời người tù cách mạng hướng tâm hồn ra bên ngoài song sắt. Sự đối lập của không gian nhà tù và không gian tự do, giữa quá khứ và hiện tại khiến nhà thơ cảm thấy sự ngột ngạt, tù túng, niềm uất hận, bế tắc khi chưa ra khỏi chốn lao tù. Sự uất hận đó dường như lên tới đỉnh điểm khi nhà thơ “muốn đập tan phòng”. Cách ngắt nhịp 6/2 hay 3/3 cũng nhấn mạnh trạng thái tinh thần bức xúc, bực bội ấy. Tiếng chim tu hú vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Sự lặp lại âm thanh của tiếng tu hú cuối bài thơ vừa nhấn mạnh, vừa tô đậm ý chí và khát khao tự do của người chiến sĩ cách mang trong chốn lao tù.