Hướng dẫn soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Quy Le Ngoc
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Minh
6 tháng 2 2017 lúc 19:37

trang mấy v bn

Cherry Trần
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
19 tháng 1 2018 lúc 19:20

Trong bài văn, tác giả đã sử dụng một số hình ảnh so sánh:

Mở đầu bài văn là hình ảnh: tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Tác dụng: So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh giữa một khái niệm trừu tượng và một hình ảnh cụ thể. Góp phần làm nổi bật sức mạnh phi thường, vĩ đại của tinh thần yêu nước. Hình ảnh so sánh thứ hai: tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Tác dụng: Cách so sánh trên làm khiến người đọc hình dung được giá trị của tinh thần yêu nước. Tinh thần yêu nước cũng như tài sản quý giá, cần phải được trưng bày để mọi người dễ dàng nhìn thấy qua những hành động cụ thể.
Hà Thị Thu
Xem chi tiết
Phương Thảo
9 tháng 2 2017 lúc 15:36

Ai cũng biết rằng tình cảm bạn bè đối với mỗi người không thể nào thiếu được. Đó là thứ tình cảm thật trong sáng và cao cả. Tình bạn đồng hành với chúng ta ngay từ khi chúng ta mới bước chân vào ngôi trường mần non, rồi nó lại đồng hành với chúng ta trong suốt cả cuộc đời. Tình bạn luôn là tình cảm vững chắc, nơi ta có thể tin tưởng chia sẻ những niềm vui hay nỗi buồn trong cuộc sống. Những tháng ngày bên bạn bè chắc sẽ là những tháng ngày đẹp nhất của mỗi người và ta sẽ mãi mãi ko thể quên được. Có những lúc ta cảm thấy buồn vì tình bạn ko suôn sẻ, rồi có giận hờn nhau nhưng đó là những thử thách giúp tình bạn của chúng ta trở nên vững chắc hơn. Ta sẽ hiểu được nhau hơn, thông cảm vs nhau hơn. Một tình bạn thực sự đẹp khi nó được xuất phát từ tận trái tim mỗi người.Xin hãy trân trọng những tình bạn trong sáng mà mỗi người đag giữ, hãy biết quan tâm, chia sẻ vs nhau và hãy làm những điều chưa làm được cho bạn bè ngay bây h để có đc những kỉ niệm đẹp trong tuổi học trò của mình. Bạn nhé !

Nguyễn Hồ Thảo Chi
28 tháng 1 2018 lúc 22:25

Ai cũng biết rằng tình cảm bạn bè đối với mỗi người không thể nào thiếu được. Đó là thứ tình cảm thật trong sáng và cao cả. Tình bạn đồng hành với chúng ta ngay từ khi chúng ta mới bước chân vào ngôi trường mần non, rồi nó lại đồng hành với chúng ta trong suốt cả cuộc đời. Tình bạn luôn là tình cảm vững chắc, nơi ta có thể tin tưởng chia sẻ những niềm vui hay nỗi buồn trong cuộc sống. Những tháng ngày bên bạn bè chắc sẽ là những tháng ngày đẹp nhất của mỗi người và ta sẽ mãi mãi ko thể quên được. Có những lúc ta cảm thấy buồn vì tình bạn ko suôn sẻ, rồi có giận hờn nhau nhưng đó là những thử thách giúp tình bạn của chúng ta trở nên vững chắc hơn. Ta sẽ hiểu được nhau hơn, thông cảm vs nhau hơn. Một tình bạn thực sự đẹp khi nó được xuất phát từ tận trái tim mỗi người.Xin hãy trân trọng những tình bạn trong sáng mà mỗi người đag giữ, hãy biết quan tâm, chia sẻ vs nhau và hãy làm những điều chưa làm được cho bạn bè ngay bây h để có đc những kỉ niệm đẹp trong tuổi học trò của mình.

Yến Nhi Phạm Trần
1 tháng 2 2018 lúc 20:51

Tình bạn là một thứ tình cảm trong sáng, đẹp đẽ mà ai cũng phải có. Và người mà chúng ta cần, là một người bạn thân, luôn bên ta, dõi theo và đồng hành với ta mọi lúc, mọi nơi, cùng ta tạo nên những điều tuyệt vời mà ta chưa biết tới. Bạn cho ta một sự tin tưởng trọn vẹn để ta chia sẻ niềm vui khi hạnh phúc, để cùng khóc khi đau khổ, cho ta một bờ vai để tựa vào khi vấp ngã, mệt mỏi hay mất hy vọng bởi dòng đời xô đẩy... Và người bạn thực sự sẽ giúp ta tìm ra ánh sáng nơi cuối đường hầm tăm tối. Nhưng rồi... Sẽ có một ngày... Nếu ta không biết giữ gìn, trân trọng tình bạn của mình, nó sẽ bất giác luồn khỏi tay ta mà biến mất. Đến lúc ấy thì đừng tiếc nuối... Sao mà níu kéo! Vậy nên ta phải yêu quý, gìn giữ nó, cho vào hộp kính đẹp nhất và quan tâm tới nó như một phần của mình.

Bn tham khảo nhé! Cô giáo mik hướng dẫn vậy

Musa Fairy Of Music
Xem chi tiết
Lê Thiên Anh
7 tháng 2 2017 lúc 19:34

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Lời nhận xét của Bác rất khả quan và chính xác về phẩm chất của người dân Việt.
Những trang sử vàng là minh chứng cho lòng yêu nước của dân tộc ta. Từ xưa, nhiều vị anh hùng đã hi sinh tính mạng để đổi lấy sự hòa bình, độc lập cho đất nước. Hàng nghìn năm Bắc thuộc, dân ta đều sẵn sàng đứng lên đấu tranh. Lòng yêu nước đã tạo nên phẩm chất của một vị anh hùng trong người họ và cho họ thêm sức mạnh để đánh tan kẻ thù. Chắc người Việt chúng ta ai cũng biết câu nói nổi tiếng của Trần Bình Trọng:
Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không làm vương đất Bắc.
Ở những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, ngoài các chiến sĩ đã hi sinh xương máu thì còn có các nhà văn, nhà thơ đã sử dụng văn chương để chống giặc.
Thơ xưa chuộng thiên nhiên đẹp,
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông
Nay trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
(Hồ Chí Minh)
"Tất cả chỉ vì tình yêu Tổ quốc". Thử hỏi không có lòng yêu nước thì liệu có còn tên "Việt Nam" trên bản đồ thế giới. "Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".


Hương Phan
8 tháng 2 2017 lúc 21:35

Bn tham khảo nha !!!

Dân tộc ta có một truyền thống đấu tranh chống xâm lược; đã bao thế hệ cha ông nối tiếp nhau đứng lên chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc và viết nên những trang sử oai hùng. Trong giai đoạn chống Pháp gay go ác liệt, để động viên cổ vũ lòng yêu nước của toàn dân, tại Đại hội Đảng lần N năm 1954, trong bài viết “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chủ tịch đã khẳng định:

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”

Thật vậy, lòng yêu nước đã trở thành truyền thống, phẩm chất của con người Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tình cảm này có khi được thực hiện bằng những hành động cụ thể, nhiều lúc thể hiện qua thơ ca. Đã có biết bao chiến sĩ, nhà thơ đã mượn lời thơ để giãi bày tấm lòng yêu quê hương của mình.

Trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là một minh chứng hùng hồn nhất của lòng yêu nước:

Một xin rửa sạch thù nhà

Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng

Đầu mùa xuân 1077, chiến thắng trên sông Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt đánh tan 4 vạn quân Tống xâm lược đã khẳng định chủ quyền dân tộc. Ta làm sao quên được bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên, tương truyền của Lý Thường Kiệt, ngân nga trong ngôi đền bên sông ấy:

Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

(Sông núi nước Nam – đã dịch ra tiếng Việt)

Chính lòng yêu nước mãnh liệt ấy khiến Trần Quốc Tuấn thốt lên những lời tâm sự thiết tha và đầy chân thành:

“Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, dẫu cho trăm thây này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”

(Hịch tướng sĩ)

Và đêm đêm giấc ngủ không tròn, Nguyễn Trãi cứ mãi lo nghĩ đến quê hương đất nước:

Những trằn trọc trong cơn mộng mị

Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi.

Đến lúc thực dân Pháp xâm lược nước ta, tinh thần yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ.

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước

Với giọng thơ hào hùng, Phan Bội Châu, con người tài cao chí lớn, dù bị giam trong nhà lao vẫn tự hào, vẫn không mất nhuệ khí của người trai:

Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù

(Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác)

Đối với người yêu nước, nhưng tù đày khổ sở mà bọn giặc cố tình hành hạ cũng không làm cho họ chùn bước ngã lòng, mà ngược lại đó là dịp để cho “người lỡ bước” thể hiện khí phách của mình:

Những kẻ vá trói khi lỡ bước

Gian nan chi kể việc con con

(Đập đá ở Côn Lôn)

Từ năm 1930 cuộc đấu tranh giành độc lập được tiến hành dưới ngọn cờ của giai cấp vô sản, những người thanh niên trẻ yêu nước, giác ngộ lí tưởng sẵn sàng hiến dâng đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

(Từ ấy – Tố Hữu)

Cũng trong lúc này, những tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm của giới thanh niên đáng để chúng ta khâm phục. Họ là những chiến sĩ “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” như Lý Tự Trọng, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu… những Người đã viết lên những trang sử oai hùng.

Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện rõ nét và tiêu biểu nhất là hình tượng Bác Hồ, người cha già của dân tộc, vị lãnh tụ đáng kính, linh hồn cuộc kháng chiến. Bác đã từ bỏ tuổi thanh xuân của mình ra đi tìm đường cứu nước và luôn mang trong tên một quyết tâm đánh đuổi kẻ thù ra khỏi đất nước. Trong ngục tù, Bác đã trằn trọc suốt đêm vì mãi lo nghĩ đến sự nghiệp cách mạng còn dang dở:

Một canh… hai canh… lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

(Không ngủ được – Hồ Chí Minh)

Và truyền thống ấy được dân tộc ta phát huy tới đỉnh cao nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm – cuộc chiến chống Mĩ cứu nước. Giai đoạn này toàn dân trẻ, già, trai, gái… đều hiến dâng sức lực, trí tuệ củá mình cho công cuộc đấu tranh giữ nước:

Lớp cha trước, lớp con sau

Đã thành đồng chí chung câu quân hành.

Và cũng có biết bao tấm gương yêu nước của các chiến sĩ cách mạng đã làm cho kẻ thù khiếp sợ… như anh Nguyễn Văn Trỗi với chín phút cuối cùng của đời anh (Sống như anh); như chị Sứ vẫn hiên ngang giữ được phẩm chất anh hùng của mình trước cái chết gần kề (Hòn đất); như anh giải phóng quân kiên cường dũng cảm trên đường băng Tân Sơn Nhất:

…Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường.

Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ.

(Dảng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân)

Rõ ràng với lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã viết tiếp những trang sử vàng của Lê Lợi, Quang Trung:

Chi Lăng bài học thuở xưa

Người đi thì có, người về thì không

Lòng yêu nước đã khiến cho nhân dân ta có sức mạnh phi thường vượt qua mọi khó khăn gian khổ, chiến thắng bọn cướp nước và bán nước. Đáng tự hào thay sự hi sinh cao cả của những người con nước Việt.

Có thể nói lòng yêu nước của dân tộc ta là nhân tố quyết định thắng lợi trong công cuộc đấu tranh chống xâm lược, để bảo vệ Tổ quốc. Em nguyện sống sao cho xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của cha anh đã ngã xuống vì độc lập, tự do, vì hạnh phúc của nhân dân.



Nguyễn Thị Kim Ngân
9 tháng 2 2017 lúc 21:04
3. Để chứng minh cho nhận định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta", tác giả đã đưa ra các dẫn chứng: – Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại. – Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dẫn chứng lại chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm bị chiếm và nước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công chức ở hậu phương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công nhân, nông dân thi đua sản xuất đến điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,... Các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện đã chứng minh dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước.
pham duy ly
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Ngân
9 tháng 2 2017 lúc 21:03
TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA Hồ Chí Minh I. THỂ LOẠI Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được viết dưới dạng văn nghị luận. Văn chương nghị luận là một thể văn đặc biệt. Khác với các thể loại như truyện, kí, kịch, thơ,... tác động chủ yếu đến bạn đọc qua hệ thống hình tượng cảm xúc, văn nghị luận xây dựng một hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng để luận bàn về một vấn đề nào đó nảy sinh trong thực tiễn đời sống và trong nghệ thuật. Trong văn bản nghị luận, người viết nêu rõ vấn đề cần xem xét, trình bày để thể hiện những hiểu biết, suy nghĩ, quan điểm, thái độ,... của mình đối với vấn đề đó. Giá trị của một văn bản nghị luận trước hết nằm ở ý nghĩa của vấn đề được nêu ra, ở quan điểm xem xét và giải quyết vấn đề, nhất là ở sức thuyết phục của lập luận. Sức thuyết phục của văn nghị luận là ở hệ thống luận điểm chặt chẽ, luận cứ chi tiết và luận chứng xác thực,... Qua đó, người đọc tin vào những điều người viết trình bày, tự xác định cho mình những tư tưởng, tình cảm và hành động đúng. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu văn thâu tóm nội dung nghị luận trong bài: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta". 2. Bài văn có bố cục ba phần: – Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta. – Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại. – Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 3. Để chứng minh cho nhận định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta", tác giả đã đưa ra các dẫn chứng: – Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại. – Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dẫn chứng lại chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm bị chiếm và nước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công chức ở hậu phương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công nhân, nông dân thi đua sản xuất đến điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,... Các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện đã chứng minh dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước. 4. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh: tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh cụ thể, độc đáo. Lối so sánh như vậy làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn, vô song của tinh thần yêu nước. Hình ảnh so sánh khác là ví tinh thần yêu nước như các thứ của quý. Có khi được trưng bày, có khi được cất giấu. Khi được trưng bày, ai cũng nhìn thấy. Khi được cất giấu thì kín đáo. Như vậy tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ, nhưng lúc nào cũng có. Cách so sánh này làm cho người đọc hình dung được giá trị của lòng yêu nước; mặt khác nêu trách nhiệm đưa tất cả của quý ấy ra trưng bày, nghĩa là khơi gợi, phát huy tất cả sức mạnh còn đang tiềm ẩn, đang được cất giấu ấy để cho cuộc kháng chiến thắng lợi. 5. a) Câu mở đoạn của đoạn văn này là: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”. Câu kết đoạn của đoạn văn là: "Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước". b) Các dẫn chứng trong đoạn này được đưa ra theo mô hình "từ ... đến ..." và được sắp xếp theo các trình tự: tuổi tác, khu vực cư trú; tiền tuyến, hậu phương; tầng lớp, giai cấp. c) Những sự việc và con người này có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau, nhưng bao quát toàn bộ già trẻ, gái trai, miền xuôi, miền ngược, tiền tuyến, hậu phương, nông dân, công nhân, điền chủ,...; nghĩa là toàn thể nhân dân Việt Nam. 6. Nghệ thuật bài văn có những điểm nổi bật: – Bố cục chặt chẽ. – Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo trật tự thời gian (từ xưa đến nay). Nhấn mạnh các dẫn chứng thời nay, đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân. – Hình ảnh so sánh độc đáo, gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng. III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, bài văn làm sáng tỏ chân lí: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. 2. Cách đọc Để đọc tốt văn bản này, cần chú ý: - Đối với một văn bản nghị luận, điều trước hết là phải đọc rành mạch, rõ ràng để làm nổi bật những luận điểm, thái độ, cách đánh giá,... của tác giả về vấn đề được nêu ra. - Ngoài hệ thống luận điểm, luận cứ, lí lẽ,... để tạo nên một giọng điệu lôi cuốn, hấp dẫn, tác giả đã sử dụng thủ pháp trùng điệp với các câu, các thành phần câu được lặp đi lặp lại theo một nhịp độ tăng tiến. Biện pháp nghệ thuật này giúp cho tác giả đi đến những kết luận cần thiết một cách nhẹ nhàng, thoải mái và rất tự nhiên. Khi sử dụng biện pháp này, các câu văn được kéo dài ra hơn bình thường, do đó gây ít nhiều khó khăn cho việc đọc. Trước khi đọc thành tiếng, cần đọc thầm nhiều lần, ghi nhớ những câu dài để giữ hơi, giữ giọng cho phù hợp. 3. Tìm hiểu về cách liệt kê, đồng thời học cách lập luận trong bài để xây dựng đoạn văn. Tham khảo đoạn văn sau:

Phòng của bé Nam (em trai tôi) lộn xộn thật. Từ giường tủ đến quần áo. Từ giấy vở, bút sách đến đồ chơi. Lúc nào cu cậu cũng bầy biện lộn tung hết cả.
pham duy ly
8 tháng 2 2017 lúc 20:59

làm ơn giúp mk nhé! mk đang cần gấp!!! lolanghuhu

Hương Phan
8 tháng 2 2017 lúc 21:11

Bạn tham khảo thử nha !!!

1. Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu văn thâu tóm nội dung nghị luận trong bài: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta". 2. Bài văn có bố cục ba phần: – Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta. – Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại. – Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 3. Để chứng minh cho nhận định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta", tác giả đã đưa ra các dẫn chứng: – Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại. – Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dẫn chứng lại chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm bị chiếm và nước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công chức ở hậu phương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công nhân, nông dân thi đua sản xuất đến điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,... Các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện đã chứng minh dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước. 4. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh: tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh cụ thể, độc đáo. Lối so sánh như vậy làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn, vô song của tinh thần yêu nước. Hình ảnh so sánh khác là ví tinh thần yêu nước như các thứ của quý. Có khi được trưng bày, có khi được cất giấu. Khi được trưng bày, ai cũng nhìn thấy. Khi được cất giấu thì kín đáo. Như vậy tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ, nhưng lúc nào cũng có. Cách so sánh này làm cho người đọc hình dung được giá trị của lòng yêu nước; mặt khác nêu trách nhiệm đưa tất cả của quý ấy ra trưng bày, nghĩa là khơi gợi, phát huy tất cả sức mạnh còn đang tiềm ẩn, đang được cất giấu ấy để cho cuộc kháng chiến thắng lợi. 5. a) Câu mở đoạn của đoạn văn này là: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”. Câu kết đoạn của đoạn văn là: "Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước". b) Các dẫn chứng trong đoạn này được đưa ra theo mô hình "từ ... đến ..." và được sắp xếp theo các trình tự: tuổi tác, khu vực cư trú; tiền tuyến, hậu phương; tầng lớp, giai cấp. c) Những sự việc và con người này có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau, nhưng bao quát toàn bộ già trẻ, gái trai, miền xuôi, miền ngược, tiền tuyến, hậu phương, nông dân, công nhân, điền chủ,...; nghĩa là toàn thể nhân dân Việt Nam. 6. Nghệ thuật bài văn có những điểm nổi bật: – Bố cục chặt chẽ. – Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo trật tự thời gian (từ xưa đến nay). Nhấn mạnh các dẫn chứng thời nay, đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân. – Hình ảnh so sánh độc đáo, gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.
Võ Bích Ngọc
Xem chi tiết
Phương Thảo
9 tháng 2 2017 lúc 15:17

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu

Trần Ngọc Định
9 tháng 2 2017 lúc 15:22

3. Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ về lòng yêu nước của nhân dân ta.

Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì đất nước Việt Nam. Những cô gái trẻ độ tuôi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến... Tất cả những công dân Việt Nam,họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết... nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi bị tật nguyền, bị mất đi đôi chân hoặc cánh tay, tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, rằng dù có bị tật nguyền cũng phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi công dân Việt Nam đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ầy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nam.

Trần Thanh Nguyên
Xem chi tiết
Vy Dĩnh
9 tháng 2 2017 lúc 10:17

a. Đi chơi thôi.

b. học mau thôi.

c. mình phải góp ý để bạn sửa chữa

d. phải biết vâng lời cha mẹ

e. lớn lên chắc sẽ thành cầu thủ bóng đá.

(có sai xót mong lượng thứ)

Ngoc Hoang Anh
9 tháng 2 2017 lúc 19:57

A) rủ mấy nhỏ bạn đi chơi tí cho vui

B)ước gì thời gian thi chậm lại 2,3 ngày

C) chúng ta phải khuyên bạn để bạn sửa

D)phải biết tự chăm lo cho bản thân mình

E)chắc đá siêu và hay lắm đây

phungthithuy
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Huyền Trang
Xem chi tiết
Diệp Băng Dao
10 tháng 2 2017 lúc 18:02

Trong mỗi công việc, để đạt được thành công, ta cần biết sử dụng phối
hợp nhiều đồ dùng khác nhau. Nhưng ở công việc nào cũng cần đến sách
vở. Công việc học tập cũng vậy, ta cần có bút, thước, cặp, tẩy…nhưng trong
đó quan trọng hơn cả là sách vở. Đó là những người bạn thiết yếu và vô
cùng thân thiết đối với mỗi chúng ta.
Em trân trọng và yêu quý sách vở của mình bởi trước hết đó là người
thầy của em trong học tập. Không chỉ có lời cô dạy trên lớp mà chúng em
còn cần có sách vở. Sách Ngữ văn cho em những bài văn hay thời Đường,
thời trung đại, cho em biết những bài ca dao tục ngữ khác nhau. Mỗi khi
cầm và đọc sách Ngữ văn em như thấy một tâm hồn nghệ sĩ đang thổn thức
trong trái tim mình. Không chỉ yêu sách Văn mà em còn rất thích các cuốn
sách khác. Sách Toán cho em những công thức, những con số thú vị và rèn
luyện khả năng tư duy suy nghĩ của em. Sách Tiếng Anh không chỉ làm cho
em biết thêm được một ngôn ngữ mới mà nó còn rèn luyện cho em tính kiên
trì, nhẫn nại. Tiếng Anh còn giúp em hiểu về văn hóa nước bạn để xây dựng
tình đoàn kết giữa các quốc gia với nhau. Ngoài các môn học chính thì sách
Địa lý còn dạy cho em về các thành phố, quốc gia trên toàn thế giới. Qua
việc học địa lý em biết được giới hạn lãnh thổ của quốc gia mình. Biết thêm
được các nước láng giềng với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Sách vở là người thầy của em trong học tập, hơn nữa sách vở còn là người
bạn của em trong cuộc sống.
Sách vở chia sẻ với em nhiều suy nghĩ, tình cảm của lứa tuổi mình. Khi
đọc trong sách Văn học, bắt gặp những suy nghĩ từng có trong mình, những
hoàn cảnh mình từng gặp em xúc động vô cùng. Những bài học về đạo đức,
kỷ luật về tính đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong sách Giáo dục công dân
khiến em nhớ đến những năm tháng tuổi thơ đầy kỉ niệm với bạn bè, thầy
cô. Đặc biệt, những lúc buồn vui, em đều có thể ghi lại chia sẻ cùng những
trang giấy trắng của cuốn nhật kí thân yêu… Sách vở đã cùng em song hành
qua những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ.
Đặt tay vào những trang giấy trắng mịn màng với những dòng chữ tròn
trịa ngay ngắn thật là thích thú. Những trang sách của ngày hôm nay đã đẹp
hơn, trắng hơn, mịn màng hơn những trang sách của ngày hôm qua nhưng
qua năm tháng mối gắn bó giữa sách vở và con người vẫn không hề thay
đổi. Em cảm thấy hân hoan vui vẻ khi được đọc những trang sách mới. Nhìn
những trang sách mới em lại nhớ tới công lao của những con người đã nhọc
tâm suy nghĩ để chúng em có trang sách mịn màng. Em ước mơ mai sau sẽ
trở thành người in sách để có ích cho cuộc đời.

Học tốt!vui

Nguyễn Trần Thành Đạt
10 tháng 2 2017 lúc 21:41

Trong con đường học tập, một thứ không thể thiếu đối với mỗi con người đó chính là sách vở. Nếu con đường học tập là chiến trường thì sách vở chính là vũ khí.

Vì vậy, sách vở rất quan trọng. Bạn hãy thử nghĩ mà xem, bạn ra chiến trường trên tay không một thứ vũ khi nào thử hỏi bạn có thể chiến đấu không? Sách vở không chỉ rất quan trọng mà nhu cầu về sách vở của mỗi con người càng ngày càng cao. Nhất là sách. Sách mang đến cho chúng ta những kiến thức cơ bản, những kiến thức mở rộng để chúng ta có thể đến gần được với tri thức hơn.

Sách có rất nhiều loại: Sách giáo khoa, sách tham khảo, tiểu thuyết, truyện đọc,.. Sách giáo khoa là loại sách cơ bản nhất mà ai cũng được học. Kiến thức trong sách là kiến thức bắt buộc ai cũng phải hiểu và phải nhớ để vận dụng cho đời sống bên ngoài. Nếu các bạn muốn tìm hiểu về kiến thức bạn có thể đọc sách tham khảo. Sách tham khảo lại có rất nhiều loại: Sách về tự nhiên, sách về khoa học… để bạn có thể tìm được quyển sách đáp ứng nhu cầu học hỏi của bạn.
Sách còn giúp con người giải trí. Những câu chuyện cười, những bộ tiểu thuyết,… sẽ giúp đầu óc bạn thanh thản hơn, giúp bạn qua đi mệt mỏi của mình.

Sách còn dạy bạn kinh nghiệm sống. Những quyển sách dạy nấu ăn, dạy cắm hoa, dậy cách làm thế nào để có mái tóc đẹp… sẽ giúp bạn có kinh nghiệm hơn trong cuộc sống.

Sách rất đa dạng. Sách giúp con người ta hướng thiện. Sách luôn luôn đáp ứng mọi nhu cầu của bạn ở mọi lúc, mọi nơi. Sách giúp con người có thể đên với thành công, đến với đỉnh cao của tri thức.

Vở cũng quan trọng không kém. Vở cũng là hành trang không thể thiếu trên hành trình học tập của học sinh. Vở giúp bạn ghi chép, tóm tắt lại những ý có trong sách. Người ta thường có câu: “Học đi đôi với hành”. Bạn không thể học mà không thực hành được. Và vở sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó.

Ôi, bạn hãy thử tưởng tượng mà xem, nếu trên đời này không có sách vở thì sẽ ra sao? Thế giới này sẽ chỉ toàn những người vô học, sẽ chỉ toàn là màu đen, màu đen của sự mù chữ.
Các bạn ơi, chúng ta hãy dang rộng vòng tay đón chào sách vở nhé!

Lê Thiên Anh
11 tháng 2 2017 lúc 10:15

MEO MEO”…!Ồ! TÔI NHÌN THẤY…

“CÓ HAI CON MÈO NGỒI BÊN CỬA SỔ”

Thật ra thì tôi là con người rất “dị ứng” với sách nhất là những quyển sách văn học dày đặc. Tôi chỉ thích đọc những quyển truyện tranh màu, nhiều hình vẽ, chữ càng to tôi càng thích! Tôi 14 tuổi rồi nhưng sở thích trẻ con thế đấy!.

Tôi chẳng cần biết là quyển sách đó hay hoặc dở nhưng nhìn tựa truyện, bìa sách nếu bắt mắt là tôi đọc thôi. Cách chọn truyện của tôi đấy, ngớ ngẩn nhỉ…? Giống như mua sách về để ngắm cho vui ấy…!

Và thế đấy, quyển sách “Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ” của Nguyễn Nhật Ánh dày cộm đó là đối với tôi. Quyển sách thu hút tôi ngay từ cái nhìn đầu tiên với bìa màu xanh lá nhẹ nhàng có một con mèo to tướng nằm dài, trên lưng có một con chuột nhỏ xíu.

Tôi đọc quyển này 10 lần rồi! Chuyện kể về một con mèo si tình ngày đêm làm thơ “cưa” một con mèo cái. Và một người bạn của nó là…một con chuột! Thật là ngộ nhỉ? Mèo là bạn chuột!

Con Mèo Gấu của công chúa Dây Leo- một con mèo lười bắt chuột, ăn nhiều và mập ú sắp bị nhà vua Sang Năm biến thành kẻ “lang thang đường phố”. Nó sẽ phải chia tay nàng mèo tam thể mà nó đặt tên là Áo Hoa giống như những chàng trai gọi người yêu là Bé Bỏng hay Hòn sỏi buồn của Anh…Một điều thú vị mà tôi rất khoái ở con mèo này là khả năng thi sĩ của nó. Này nhé, một bài thơ khiến tôi nổi da gà:

“Bé yêu đã ngủ chưa?

Anh yêu yêu cũng mới vừa ngủ xong

Nến yêu yêu chảy trong phòng

Tình yêu yêu chảy trong lòng yêu yêu”

(Bài thơ đã được tác giả phiên dịch từ tiếng mèo)

Và con Mèo Gấu là một con mèo có thể nói là nhân từ. Chẳng những không bắt chuột mà nó lại trở thành người bạn của chú Tí sau lần mũi lòng trước sự nài nỉ đáng thương của chú khi bị con mèo ú na ú nần “dẫm đuôi”. Tình bạn giữa hai loài từng là kẻ thù của nhau được thể hiện vô cùng chân thành và sâu sắc khiến tôi cảm thấy khâm phục và cảm động vô cùng. Con Mèo Gấu giúp Tí Hon –tên của chú chuột làm thơ tặng bạn gái Tí Hon – Út Hoa và giúp cả đàn chuột thoát khỏi sư độc ác của đồng loại – một con Chuột Cống. Ngược lại Tí Hon lại giúp Mèo Gấu vẽ tranh Áo Hoa và đăng tin tìm nàng khi mỗi lần nàng đột ngột ra đi để lại chàng Mèo Gấu bơ vơ.

Ngày đêm trông ngóng sự trở lại của Áo Hoa chàng Mèo Gấu buồn bã, chỉ biết đợi và… đợi. Cuối cùng thì sao Mèo Gấu nhìn thấy nàng mèo nhưng…nhưng…lại có thêm một chàng mèo điển trai khác bên cạnh. Mèo Gấu vẫn làm thơ nhưng với trái tim tan vỡ và vô cùng nhức nhối:

‘Tình yêu có gì”?

Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ

Một con ngôi yên một con đổi chỗ.”

Thật sự mà nói tôi hơn hụt hẫng với cái kết thúc như thế này. Nhưng phải thừa nhận rằng chính tình yêu đẹp đẽ của Mèo Gấu đã điều chỉnh hành vi của nó theo cách không ai có thể ngờ được.

Đọc câu chuyện này tôi có cơ hội nhìn lại bản thân tôi, nhìn lại cách đối xử của tôi với mọi người xung quanh. Có lẽ tôi chưa thật sự đối đãi tốt với bạn bè, chưa thật sự yêu thương mọi người, chưa thật sự hi sinh cho người khác huống chi là đối với kẻ tôi ghét. Chú Mèo Gấu đã cho tôi thấy sự chân thành trong tình cảm, chú dạy cho tôi luôn biết thông cảm, giúp đỡ và chia sẽ ngay cả với đối thủ không đội trời chung.

Đây là quyển sách mà tôi yêu thích nhất từ trước đến giờ mặc dù đây là một quyển sách dày cộm nhưng ẩn chứa biết bao điều ý nghĩa, đặc biệt, đậm đà sắc màu của cuộc sống đáng để tôi viết ra một tờ giấy trắng rồi nuốt chửng vào tim, vào tâm trí. Ngấu nghiến!

Nói nhỏ nhé:” Quyển sách này thật là kì diệu. Tôi bắt đầu thích và hứng thú với những quyển sách nhiều chữ dày đặc rồi đấy!”

Khoi My Tran
Xem chi tiết
Phương Thảo
10 tháng 2 2017 lúc 20:08

- Bố cục 3 phần :

+ Mở bài: Giới thiệu truyền thông yêu nước quý báu của dân tộc ta.

+ Thân bài: Chứng minh bằng cách nêu lên những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước.

+ Kết bài: Khẳng định vai trò của lòng yêu nước và nêu lên trách nhiệm, bổn phận của mỗi công dân.
- Mỗi phần mở bài, thân bài, kết bài đều tương ứng với một đoạn và mỗi đoạn văn đều tương ứng với các luận điểm sau:

+ Mở bài gồm đoạn văn đầu tiên và tương ứng với luận điểm xuất phát là: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta”.

+ Thân bài gồm hai đoạn văn tương ứng với hai luận điểm:

- “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta”.

- “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.

+ Kết bài gồm một đoạn văn tương ứng với các câu văn mang luận điểm: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý đem ra trưng bày”.